Biên tập: Bảo Bảo.
Đoàn người đi trên con đường chật hẹp lầy lội vào trong thôn, dọc đường đi cỏ dại mọc um tùm, cành lá những bụi cây vươn dài ra vướng vào góc áo người đi đường.
Khương Dã quay đầu lại, nhìn thấy ở nơi sâu trong rừng, Lưu Bội mặc váy đỏ đứng xa xa dõi theo cậu.
Trong thôn yên ắng, ngay cả tiếng chim hót cũng không nghe thấy, chỉ có tiếng bước chân dẫm lên bùn kêu lẹp bẹp của mọi người.
Bọn họ vào một căn nhà sàn, cửa ra vào và cửa sổ đều bị khóa, Hoắc Ngang gọi vài tiếng “Có ai không”, không ai đáp lại, thế là trực tiếp tông cửa đi vào.
Lò sưởi lạnh tanh, trong góc có một cái miếu thờ bằng gỗ, lớp sơn vàng đã tróc loang lổ, tro tàn đã nguội từ lâu tích đầy trong lư hương.
Nhà sàn được xây bằng gỗ hoàn toàn, vách tường được dựng bởi mấy tấm ván gỗ, trên bề mặt có những vết mốc đen lốm đốm trông như vết lở loét, cực kì xấu xí.
Y Lạp Lặc bảo mọi người đeo khẩu trang, “Căn nhà này đã ẩm mốc quá lâu, hít nhiều không khí trong này sẽ bị ngộ độc.”
Bạch Niệm Từ đến gần miếu thờ kia, khu vực xung quanh nó có nhiều nấm mốc hơn những nơi khác, y bèn chụp vài bức hình, nói: “Mọi người xem thử, cái miếu thờ này giống với miếu thờ mà chúng ta từng nhìn thấy trong cánh rừng ngoài kia.”
Khương Dã ngồi xổm xuống quan sát, miếu thờ cũng trống không.
Hoắc Ngang tặc lưỡi, “Rốt cuộc tín ngưỡng của bọn họ là gì? Không khí à?”
“Các cậu đã đến Điện Kỳ Niên bao giờ chưa?” Bạch Niệm Từ hỏi, “Điện Kỳ Niên là nơi mà các hoàng đế triều đại nhà Minh và nhà Thanh thờ cúng, nó chỉ thờ một vị thần duy nhất – Thiên Đế.
Ông là thủ lĩnh của các vị thần, là thần linh có địa vị tôn giáo tối thượng ở Trung Quốc, tương đương với ông vua của các vị thần.
Nhưng Điện Kỳ Niên cũng không có tượng thần của ông, kể cả tranh vẽ cũng không nốt, chỉ duy nhất mỗi bài vị viết tên ông mà thôi.
Ngay cả thần Thổ Địa ven đường còn có pho tượng bằng đất, trong khi thần linh có địa vị tối cao lại chỉ có một bài vị.”
Hoắc Ngang rất nhiệt tình tiếp lời: “Vì sao vậy?”
Bạch Niệm Từ nhìn chằm chằm điện thờ dưới đất, nói: “Thật ra không riêng gì Thiên Đế không có hình tượng, mà rất nhiều thứ trong truyền thuyết và tác phẩm kinh điển đều không có hình tượng.
Lão Tử mô tả ‘Đạo’, ‘Đạo là vật, nhưng nó là ảo.
Trong ảo có hình trạng, trong ảo có thực chất, trong ảo có bản chất.’ Nói tóm lại, đạo là sự yên lặng trống không, vô hình vô trạng, ông cũng không biết ‘đạo’ có dáng vẻ thế nào.
Ông còn nhắc đến khái niệm ‘Khởi đầu’, ‘bắt nguồn từ hư vô, không tên không tuổi, không có hình dạng’, hỗn độn mà nên.
Tất cả chúng đều có một đặc điểm chung, đó là không có hình dạng, không thể nắm bắt, không thể hiểu rõ.
Tiểu Dã, tín ngưỡng thần bí trong bài luận văn của mẹ cháu có thể truy ngược dòng về hai nghìn năm trước, nếu vậy nó ra đời còn sớm hơn cả Thiên Đế và Đạo, rất có thể khái niệm Đạo và tín ngưỡng Thiên Đế là biến thể của nó.
Nếu đúng như vậy, thì không phải người ta không lập tượng vàng cho Thiên Đế, mà là ông vốn không có hình tượng.
Tương tự như thế, có lẽ cái miếu thờ này thờ một vị thần vô hình.”
*Đoạn này editor mạnh dạn chém vì không hiểu tí gì về Đạo giáo cả (đang ốm nữa mạn phép next huhu)
“Dài dòng như vậy, tóm lại tín ngưỡng của thôn Thái Tuế là thần gì? Không có hình dạng, dù gì thì cũng phải có cái tên chứ,” Hoắc Ngang hỏi, “Không lẽ kêu thần Không Khí.”
Y Lạp Lặc gửi cho hắn ta ánh mắt nhìn một thằng ngu, “Thôn Thái Tuế, đương nhiên là Thái Tuế rồi.”
Hoắc Ngang vái mấy cái trước miếu thờ, “Thái Tuế ơi Thái Tuế, cầu xin ngài giúp tôi có thể một đêm đổi đời!”
Y Lạp Lặc đạp chân hắn, “Đừng có làm trò ngu ngốc nữa.”
Khương Dã quan sát chung quanh, bỗng nhiên không thấy bóng dáng Cận Phi Trạch đâu cả.
Cậu hô lớn: “Cận Phi Trạch!”
Cận Phi Trạch ở trên lầu ló đầu ra, “Tớ ở đây.”
Khương Dã nhíu mày nói: “Cậu đừng đi lung tung, phải theo sát mọi người chứ.”
Cận Phi Trạch nghiêng đầu, “Lên lầu cũng tính là đi lung tung hả?”
Hoắc Ngang vỗ vai Khương Dã, “Không sao đâu, anh kiểm tra trên dưới lầu hết rồi, không có thứ gì kỳ lạ cả.”
Khương Dã leo lên cầu thang, trên lầu rất tối, lưới cửa sổ kẻ sọc được bịt kín bằng ván gỗ.
Nồi niêu xoong chảo trong tủ bát bị mạng nhện giăng kín.
Khương Dã đẩy một cánh cửa gỗ ra, bên trong có vẻ là phòng ngủ, sát tường là một chiếc giường tầng nhỏ bằng gỗ, trên vách tường dán rất nhiều tranh vẽ của trẻ con, trên đó có hai đứa trẻ đang cầm súng lục.
Khương Dã kéo ngăn kéo tủ sách ra, bên trong có một hộp bút màu, hai cây súng lục đồ chơi bằng gỗ, một vài quyển tạp chí khí giới, một bản mật mã và một cuốn nhật ký.
Cậu mở nhật ký ra xem, giấy đã ố vàng, chữ viết thì xiêu vẹo nghiêng ngả.
—— “Em trai nằm trên giường, lâu rồi không nói chuyện.
Hồi trước mình cứ luôn bắt nạt em ấy, bắt em ấy giặt đồ dơ nổi cả mốc meo cho mình, bây giờ mình phải đối xử với em ấy tốt một chút, để em ấy mau khỏi bệnh.
Có lẽ mình thật sự phải tìm cách rời khỏi thôn rồi, trong thôn không có thầy thuốc giỏi.”
—— “Đồ mốc meo càng ngày càng nhiều, mình ghét đồ mốc meo.”
—— “Cơ thể em trai trở nên cứng ngắc rồi, mẹ bảo em ấy là con dân Thái Tuế, sớm muộn gì cũng tỉnh lại.
Mẹ mê tín quá, chắc chắn là em trai bị bệnh, mình phải nhân lúc bố mẹ đi tìm pháp sư lén đưa em trai rời khỏi núi tìm bác sĩ mới được.”
—— “Buổi tối hôm nay sẽ hành động! Mình không hề sợ hãi tí nào, mình có súng, mình có thể bảo vệ em trai!”
Khương Dã lật sang trang sau, trống không, phía sau nhật ký không viết gì nữa.
Cận Phi Trạch đi đến bên cạnh cậu, “Phát hiện gì rồi?”
“Căn phòng này có một cặp anh em, bệnh nấm hoành hành trong thôn, em trai chết, anh trai cõng xác em trai chạy ra khỏi sơn thôn.” Khương Dã vuốt ve quyển nhật ký, “Không biết có thành công không nữa.”
“Thất bại.” Cận Phi Trạch nói.
“Sao cậu biết?”
Cận Phi Trạch lấy cây súng đồ chơi trong ngăn kéo ra, “Khẩu súng vẫn còn đó.
Một đứa bé không thể bỏ nhà đi mà không mang theo thứ quan trọng nhất của mình.”
“Biết đâu nó còn khẩu súng khác thì sao.”
Khương Dã nói xong thì im lặng.
Bức tranh vẽ hai anh em mỗi người cầm một cây súng lục, bây giờ cả hai cây đều nằm trong ngăn kéo, còn đóng mạng nhện, khả năng bọn họ thất bại thật sự rất cao.
Cậu đoán chúng nó còn khẩu súng khác, chẳng qua là vì không muốn tin rằng hai thiếu niên này đã bỏ mạng giữa núi lớn hoang vắng.
Khương Dã và Cận Phi Trạch đi lên tầng 4, nơi này còn một căn phòng bị khóa.
Cận Phi Trạch gõ khóa, hai người đi vào trong quan sát.
Trong phòng chất một đống đồ linh tinh, mùi gỗ mục nồng nặc gay mũi.
Bọn họ đến một gian nhà sàn khác để kiểm tra, Bạch Niệm Từ liên tục chụp hình khắp nơi, tốc độ di chuyển quá chậm, Khương Dã vẫn không tìm thấy tung tích của mẹ mình, trong lòng có hơi sốt ruột.
Cậu nhớ rất rõ là sau khi tiêm thứ nước đen đó vào người, cậu đã nhìn thấy mẹ mình đi vào thôn trại này.
Hơn nữa không chỉ mỗi mẹ cậu mà còn có rất nhiều người đàn ông đeo võ trang với gương mặt xa lạ, những người đó đi đâu rồi?
Hoắc Ngang đạp gian nhà sàn thứ 5, hét to: “Có manh mối!”
Khương Dã chạy tới thì thấy có 6 cái ba lô đặt dựa góc tường trên tầng gác.
Hoắc Ngang đang mở một trong số đó ra kiểm tra, bên trong đều là lương khô, bình nước, thảm lông, còn có một vài cái quần lót chưa giặt.
Ba lô phủ bụi, trông như đã bị đặt ở đây một khoảng thời gian khá dài.
“Vì sao bọn họ lại vứt ba lô ở đây?” Y Lạp Lặc suy đoán, “Chẳng lẽ họ cũng gặp con quái vật giống cái con mà chúng ta gặp ở trong rừng ban nãy? Họ đánh không lại nên lựa chọn chạy trốn, và vứt ba lô đi để giảm bớt trọng lượng?”
“Không,” Hoắc Ngang lắc đầu, “Những chiếc ba lô này được đặt ngay ngắn, không giống như bị vứt lại