Thế nên cho dù hôm nay là đêm định mệnh, sau khi ăn tối xong bước vào phòng Ô Ngộ, trên mặt tôi vẫn là nụ cười.
Khi tôi đi vào, Ô Ngộ đang đọc sách. Anh ngồi trước bệ cửa sổ, dưới ánh đèn vàng, trong tay cầm cuốn "Học thuyết giới hạn", sách của nhà giáo sư Trần. Rất tốt, tôi xem không hiểu.
Tôi ngồi xuống đối diện anh, anh đang đọc lời cuối sách liếc tôi, đôi mắt vẫn thuộc về người thợ sửa xe của tôi, màu mắt thâm trầm lại nặng nề, anh hất cằm về phía giường: "Mệt thì qua đó ngủ."
Đêm nay có chuyện lớn, hai bọn tôi tất nhiên phải ở chung để tuỳ cơ ứng biến.
Tôi nói: "Em vẫn chưa mệt."
Ô Ngộ bỏ sách xuống: "Vậy em muốn làm gì?"
Tôi nghĩ thầm tôi muốn làm gì cũng không thể nói ra miệng được. Tôi nói: "Em đọc tiểu thuyết đây." Tôi lấy di động ra. Vì thế hai bọn tôi cứ vậy ngồi đối diện nhau, ai xem của người nấy. Xem được một lúc, tôi lén ngước mắt đã thấy anh châm điếu thuốc, vừa hút vừa đọc. Khi anh đọc những cuốn sách chuyên ngành này, vẻ mặt rất bình tĩnh chăm chú. Trong ánh mắt cũng sạch sẽ như thể không có gì tồn tại. Tim tôi khẽ run lên: "Anh không nghĩ đến chuyện quay lại trường làm việc chuyên ngành sao?"
Ô Ngộ không ngẩng đầu, hơi thở toả ra theo làn khói: "Hiện tại không có tâm trí làm những chuyện này."
"À."
Anh lại nói tiếp: "Thực ra trước kia cũng từng nghĩ tới việc ở lại trường tiếp tục làm nghiên cứu, rảnh thì làm hạng mục kiếm tiền cũng rất tốt."
Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh anh mặc bộ quần áo sạch sẽ, râu ria cũng được cạo sạch, đứng trên bục giảng, có chút mới lạ cũng có chút lạ lẫm. Còn cả khi anh mặc chiếc áo sơ mi sạch sẽ, có lẽ bên trong vẫn là mặc áo ba lỗ để lộ thân hình cường tráng cơ bắp.
A... rất có cảm giác đấy.
"Đang nghĩ gì thế?" Ánh mắt anh sâu xa nhìn tôi, "Mặt hơi đỏ kìa."
Tôi vội nói: "À, không có gì. Thực ra em cũng từng nghĩ đến tương lai sau khi em không sáng tác tiểu thuyết nữa sẽ nghỉ hưu, đi tìm một trường đại học gà rừng (*) làm giáo viên dạy sáng tác văn học mạng."
(*)Đại học gà rừng hay còn gọi là "nhà máy bằng cấp", "đại học giả dối", quản lý trường học vì mục đích mưu cầu lợi nhuận mà thường dùng chung tên với những trường đại học nổi tiếng để dễ dàng lẫn lộn tên tuổi, dùng cách tyển chọn sinh viên đánh lừa dư luận, dùng các loại thủ đoạn lợi dụng lỗ hổng của pháp luật, tạo ra văn bằng tràn lan.
Loại đại học này chủ yếu là hợp pháp cơ cấu (cá biệt có trường thậm chí không tồn tại), nhưng được Nhà nước và doanh nghiệp tán thành, chủ yếu dùng tiền để mua bằng. (baidu)
Ô Ngộ mỉm cười: "Làm gì phải coi thường mình thế, người nổi tiếng như em sao phải vào trường đại học gà rừng?"
Tôi không biết giải thích với Ô Ngộ như thế nào, anh không hiểu được cái vòng tròn luẩn quẩn này của chúng tôi,