Theo ý của Minh Châu, thời đại này cần một nơi giống như Trung tâm văn hóa của đời trước.
Nàng muốn tạo một nơi để toàn thể nam thanh nữ tú, quan lại, nho sĩ, thậm chí cả mấy tên ngốc trưởng giả học làm sang,...!phải quan tâm đến.
Một nơi vừa để thưởng thức, vừa có thể tổ chức các cuộc thi tài mang đến danh tiếng cho người tham gia.
Minh Châu dự định sẽ mua hai tòa nhà lớn sát bên, rồi chia thành hai viện.
Một viện nam và một viện nữ.
Mỗi viện sẽ chia làm hai nhã gian.
Một nhã gian sẽ để cho người tham gia luận cờ, một nhã gian phục vụ cho người luận văn.
Trong viện cũng sẽ có tửu lâu để trưng bày các thế cờ, các tác phẩm xuất sắc để mọi người vừa ăn uống, vừa thưởng thức.
Mỗi ngày, những người đến thi đâu ở mỗi lĩnh vực sẽ phải nộp lệ phí thi đấu là năm văn tiền.
Người đứng đầu trong tuần sẽ được ghi tên lên bảng xếp hạng.
Người đứng đầu một tuần sẽ không được thi đấu ba tuần kế tiếp.
Cho đến tuần cuối cùng, ba người đứng đầu tuần sẽ thi với nhau để giành lấy giải thưởng nhất tháng.
Về phần giải thưởng, Minh Châu hoàn toàn không lo.
Giải nhất tuần cứ thưởng tiền là được.
Còn giải nhất tháng, những đồ vật trang trí lạ nàng mang về từ Hách La, cộng với mấy báu vật vô nghĩa trong kho của Yến Gia hoàn toàn có thể chống đỡ được.
Bên cạnh đó, sẽ có một sân trống lớn ở giữa hai viện.
Ngày mười lăm và đầu tháng, tửu lâu sẽ biểu diễn hòa nhạc để biểu diễn những bài độc nhất do chúng ta chủ biên biểu diễn.
Quan trọng là phần xây dựng, tuyển người, và đào tạo, cộng với "giấy phép kinh doanh" của thời đại này.
Mới nghĩ tới thôi, Minh Châu cảm giác cái đầu của nàng đã to thành hai cái.
Sau khi nghe xong ý tưởng của Minh Châu, bọn Xuân Hạnh ngơ cả ra.
Đây đúng là một việc mà người bình thường không thể nghĩ đến được.
Cho dù có nghĩ, phần tài lực phải bỏ ra để bắt đầu là một việc không tưởng.
Sau khi trao đổi xong về kế hoạch, là đến phần phân công nhiệm vụ.
Mộc Đông sẽ chịu trách nhiệm phần tuyển và huấn luyện gia đinh.
Minh Châu muốn tuyển tổng cộng một trăm gia đinh.
Tửu lâu sắp tới mà nàng mở, sẽ có cả gian nam và gian nữ.
Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, cần phải huấn luyện thật tốt gia đinh để hạn chế tối thiểu xảy ra chuyện.
Chỗ Xuân Hạnh sẽ khá nhiều việc.
Xuân Hạnh phụ trách tuyển và huấn luyện năm mươi nữ nô tì.
Huấn luyện nữ nô tì là để phục vụ riêng cho nữ viện.
Không đời nào nàng để nam nhân lọt chân qua nữ viện được.
Thêm vào đó, Minh Châu và Xuân Hạnh sẽ đặt ra các quy tắc hoạt động cho cả tửu lâu lẫn quy tắc cho người ở trong nhà.
Quy chế trang phục, tiền lương, sắp xếp chỗ ở cho người làm,...!tất tần tật các vấn đề phát sinh.
Hạ Quả chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: làm ra thực đơn năm mươi món ngọt đủ các loại và năm mươi món chính, có thể dùng món cũ, nhưng biến tấu lại cho khác đi một chút.
Minh Châu sẽ điều mười đầu bếp cho Hạ Quả chỉ dạy sau khi đã lên xong thực đơn.
Tĩnh Thu sẽ là người ôm tiền.
Tất cả chi phí chi ra Tĩnh Thu sẽ là người làm biên lai và đóng dấu.
Tất cả các khoản chi và thu phải thông qua Tĩnh Thu.
Tĩnh Thu cũng là người giữ chìa khóa kho tiền.
Bản thân Minh Châu theo ghi chú của sổ sách cũ, tìm đến nhà của các chưởng quầy đã nhiều đời làm việc cho Yến gia nhờ hỗ trợ.
Rất may đã có tám trong số hai mươi gia đình tình nguyện quay trở lại làm việc cho Minh Châu.
Sau đó khi đào được chưởng quầy, Minh Châu lại đóng vai quý công tử đi la cà hết đoàn hát này đến đoàn hát khác.
Thậm chị vào cả thanh lâu.
Hễ tìm được người ưng ý là nàng sẽ lấy tiền mà đập.
Đập một cách dã man tàn bạo.
Chỉ trong một tháng, khắp Kinh đô không ai không biết tiếng Minh Đại gia từ Hách La về đang vơ vét ca kỹ trong thành.
Minh Châu viết thư, thuê một đoàn bảo tiêu có tiếng, nhờ Hách Luân truân chuyển tiền vàng và đồ đạc trong kho tiền lên Kinh đô.
~~~~~ Tôi là đường phân tuyến lao lực~~~~~
Tĩnh Thu dạo này mất ngủ trầm trọng.
Cả cuộc đời này, nàng chưa bao giờ hy vọng trong tay sẽ tích được một thỏi vàng, chứ đừng nói một rương vàng.
Ngày tiếp nhận tài sản chuyển từ Tần Hoài vào nhập phủ, Tĩnh Thu suýt ngất.
Mỗi ngày Tĩnh Thu phải lập phiếu chi theo mẫu của tiểu thư, kiểm đếm tài sản.
Lại nhìn số