Đại pháo có thể bắn vào tường bao thành trại, chứng tỏ đại pháo của địch cách góc tây bắc không quá ba dặm, mà ở hướng đó chỉ có đỉnh Mã An Sơn cao nhất, đừng từ trên đó nhìn xuống có thể thấy trọn vẹn doanh trại Mãn Thanh.
Lúc mới cắm trại, Nhạc Thác từng phái 500 kỵ binh đóng quân trên đó, vài ngày trước Lô Tượng Thăng tăng cường cường độ quấy nhiễu, thám báo nơi đó tổn thất nặng nề, không đợi Nhạc Thác chi viện, nơi đó đã bị đám người mặc áo đen công phá.
Nhạc Thác còn chuẩn bị đoạt lại ngọn núi đó trước khi trời tối, không ngờ địch kéo cả hỏa pháo lên rồi.
Người đánh lén Mã An Sơn là Lý Định Quốc, hắn nhân lúc tối trời lén lút leo lên Mãn An Sơn, đến khi trời sắp sáng đột kích cứ điểm của Kiến Nô, sau đó vận chuyển đại pháo lên, không đợi Kiến Nô kịp phản ứng liền nổ pháo tấn công.
Hỏa pháo từ lúc bắt đầu oanh kích là chưa từng dừng lại, tới khi nòng pháo đỏ lên mới thôi, làm như vậy là để kẻ địch hiểu lầm rằng số lượng hỏa pháo trên núi rất nhiều.
Hỏa pháo hạng nhẹ của huyện Lam Điền có thể liên tục b ắn ra 20 viên đạn ruột đặc, quá số đó, nòng pháo sẽ đỏ lên.
Dù là vậy mỗi lần bắn ba phát pháo, là phải dùng bàn chải lông lợn lớn và nước sạch rửa nóng pháo, hai khẩu pháo luân phiên oanh kích làm địch tưởng nơi này có ít nhất 5 khẩu hỏa pháo, 5 khẩu pháo chiếm cứ cao điểm là uy hiếp không nhỏ.
Địa điểm Nhạc Thác và Đỗ Độ chọn để căm trại không có sơ hở gì, một dựa vào Trương Gia Khẩu, một dựa vào Dương Hà, Mã An Sơn, chỉ có phía chính bắc là hoang nguyên bao la.
Dưới tình huống đó muốn dụ Kiến Nô ra không dễ, duy chỉ có dựa vào mồi hỏa pháo này mới được.
Quả nhiên khi hỏa pháo ngừng bắn để dội nước tản nhiệt, một đội bộ tốt từ danh trại tan hoang góc tây bắc chạy ra, hướng thẳng Mã An Sơn tấn công.
Lý Định Quốc nhìn bộ tốt Kiến Nô ùn ùn kéo tới, vui vẻ xoa tay:” Hôm nay là ngày tốt đây.
”Trương Quốc Phượng dặn dò:” Vẫn nên cẩn thận là hơn, sau khi giáng cho Kiến Nô một đòn đau là chúng ta chạy ngay, ta mang hỏa pháo tới ngọn núi đối diện chờ tướng quân.
”Lý Định Quốc cầm một cây hỏa súng chẳng nói chẳng rằng tiến tới trận địa, Trương Quốc Phượng lệnh pháo binh tháo khẩu pháo nặng 500 cân ra, đặt lên lưng hai con lạc đà đối liền nhau, men theo con đường nhỏ trên đỉnh núi, cẩn thận rút lui.
Trong đường hào cao bằng nửa người, Lý Định Quốc nhắm một tên Kiến Nô hung hãn đi đầu, ngứa tay bóp cò súng, đoàng một phát, chẳng có hiệu quả gì, địch vẫn cầm thuẫn bài leo núi.
Đám bộ hạ hai phía trái phải quay đầu nhìn về phía Lý Định Quốc, tìm kiếm xem thằng ngốc nào vừa nổ súng thừa thãi, làm hắn xấu hổ thu súng lại, quên mất cái này không bắn đồng loạt thì chẳng ích gì.
Tới khi Kiến Nô tới khoảng cách 150 bước, không thấy đội chính ra lệnh, Lý Định Quốc ngứa ngáy ném hỏa súng đi, lấy đại cung của mình ra, một phát hạ tên Kiến Nô hắn vừa bắn không chết khi nãy.
Đội chính trừng mắt với Lý Định Quốc, giơ cờ lên, các vị trí khác cũng giơ cờ, cờ vừa phất xuống, tiếng súng nổ như đỗ rang, khói bốc mù mịt lưng núi, xen lẫn là tiếng thủ lôi đùng đùng.
Kiến Nô vừa vào tầm bắn liền lũ lượt ngã xuống, cho dù có thuẫn da cũng không ngăn được đạn đặc sản của huyện Lam Điền, loại đạn vỏ sắt bọc chì này xuyên thuẫn da trâu đơn giản như xuyên qua giấy.
Chỉ là độ chuẩn xác vẫn là vấn đề lớn.
Hơn 200 người đồng loạt nổ súng vào lối đi không rộng, đúng là mưa đạn thật sự, bộ tốt Kiến Nô còn chưa kịp bắn một phát tên nào.
Bắn từ dưới lên phải tiến vào phạm vi 30 bước.
Uỳnh! Uỳnh! Uỳnh! Ba tiếng động lướt qua đầu Lý Định Quốc, đó là ba chiếc nổ cực lớn, tiếp theo đó là những tiếng nổ không dứt bên tai, Lý Định Quốc phải tán thưởng đội chính cách chiến đấu trong chiến hào này.
Tiếng ù ù làm người ta rợn da đầu của nỏ vừa biến mất, Lý Định Quốc thấy tên đội chính kia không ra lệnh mọi người đứng dậy bắn mà là nhô ra cái que kỳ quái ở đầu que gắn miếng kính, tò mò ghé đầu nhìn, hóa ra cái kính lắp rất khéo ở trong chiến hào không cần nhô đầu lên cũng quan sát được chuyện xảy ra bên trên, tên đó lắc lư