Đến lễ Khất Xảo ( Thất Tịch), Quan Trung vào đêm sáng bừng bởi muôn vàn ngọn nến.
Nói tới nguồn gốc ngày lễ này của Quan Trung phải truy tới thời Hán.
Có điều những ngày lễ nhàn nhã thế này chỉ xuất hiện vào những lúc mưa thuận gió hòa, cuộc sống sung túc, cho nên tuy trước kia cũng có nhưng chưa bao giờ long trọng như mấy năm vừa rồi.
Các cô nương ở huyện Lam Điền từ tháng 5 đã gom tiền với nhau thành lập "Thất tỷ hội", công tác chuẩn bị đã tiến hành từ lúc đó.
Bọn họ dùng các loại vật liệu như giấy màu, gạo vừng, dưa, chế tác thành bông hoa, đồ dùng, nhân vật vừa tinh xảo lại đẹp đẽ.
Đến tháng 6, còn đem các loại ngũ cốc, lục đầu vào bát sứ ngâm cho nảy mầm, làm thành "Bái tiên hòa" và "thái thần thái".
Đến tối Mùng 6 tháng 7, các cô nương ai nấy ở sảnh đường hoặc trước cửa nhà mình bày bàn bát tiên, cắm nến thơm, châm hương đàn tốt nhất, đem món đồ nhỏ do mình chế tác phối với món đồ cổ, hoa tươi cùng phấn son bày ra cho mọi người tham quan.
Liên tục ba đêm từ ngày Mùng 6, quần chúng bản địa hoặc thôn xóm bốn phương tới trước nhà các cô nương tham quan, gọi là "xem thất nương".
Người tới "xem thất nương" ngày càng nhiều thì cô nương nhà đó càng có thể diện.
Trong khói thơm lượn lờ, các chàng trai lén lút nhìn trộm nhất cử nhất động của các cô nương, nếu như vừa ý thì về nhà tìm bà mai tới cầu thân.
Liên tiếp hai tối mùng 6, 7 các cô nương ăn mặt đẹp đẽ, đốt hương châm nến, quỳ bái bầu trời sao, từ canh ba tới canh năm, bái bảy lần mong Chức Nữ ban hạnh phúc mỹ mãn, gọi là "bái tiên".
Bái tiên xong các cô nương tay cầm chỉ màu lên tú lâu, hướng về phía ánh trăng xâu kim, gọi là "khất xảo", nếu liên tục xuôn qua bảy lỗ kim thì được gọi khéo léo, không thì là không khéo léo.
Trước kia Vân Chiêu chẳng mấy chú ý tới chuyện này, cho rằng đó là hoạt động giải trí của nữ nhi thôi, cho nên tỷ muội trong nhà muốn làm khất xảo, y đều ủng hộ mạnh mẽ.
Giờ thì không được rồi, lý trưởng, túc lão bản địa Lam Điền kết đoàn kết đội dâng thư cho Vân Chiêu, khẩn thỉnh huyện tôn năm nay dẫn bọn họ đi "xem thất nương".
Vân Chiêu không hiểu, chuyên môn thỉnh giáo Từ tiên sinh mới biết "xem thất nương" là chuyện có ý nghĩa vô cùng trọng đại, nó liên quan tới chuyện thanh niên nam nữ cưới gả, là đại sự sinh sôi nảy nở, không thể xem nhẹ.
Mọi năm hoàng đế ở kinh sư đi "Xem thất nương", huyện Lam Điền không cần lắm chuyện.
Năm nay thì khác, bách tính huyện Lam Điền bị thê nữ bắt cóc, cho rằng huyện tôn nhà mình tự đi một chuyến có ngụ ý tốt hơn.
Hoàng đế mấy năm qua đã không đi xem thất nương nữa, vì bách tính kinh thành chẳng coi trọng sự kiện này, ăn chẳng đủ, sống chẳng yên, ai thừa hơi đi thỏa mãn chút tâm tư nhỏ của đám tiểu nhi nữ.
Còn ở Quan Trung thì khác.
Dưới uy hiếp và dung túng của Vân Chiêu, giá trị của nữ nhi Quan Trung tăng mạnh.
Có người vào các công xưởng kiếm tiền, có người tự làm buôn bán nhỏ, có người vao học đường đọc sách, cũng có người tốt nghiệp thư viện Ngọc Sơn xong tới nha môn làm quan.
Nữ tử Quan Trung lớn gan cần cù, làm thủ công kiếm tiền không ít, biết làm ăn thậm chí còn thành gia chủ, nữ tử tốt nghiệp thư viện đi làm quan càng lợi hại ! về tới nhà phụ mẫu, huynh trưởng quen làm nông thấy muội tử làm quan thiếu điều quỳ xuống đón.
Mười năm qua nữ tử có tiền, có địa vị, có học vấn đã thành một lực lượng mạnh mẽ, lễ Khất Xảo năm nay chính là vũ đài lớn để họ thể hiện sức mạnh của mình với tầng lớp xã hội Quan Trung.
Ầm ĩ nhất chính là đám tiểu nữ tử thư viện Ngọc Sơn.
Tiền Đa Đa đang hướng về phía ánh trăng mù mờ xâu kim, nheo một mắt lại, xâu thế nào cũng không qua.
Phùng Anh làm dễ như không, còn khoe trăng sáng thế này nàng có thể bắn cung xuyên lỗ kim.
Cái trò vô vị của hai phụ nhân đã kết hôn tất nhiên là Vân Chiêu lờ đi, hôm nay y ăn mặc chỉnh tề chuẩn bị cùng các cô nương chưa xuất giá ở Lam Điền trải qua một đêm đẹp.
Tiền Đa Đa muốn đẩy Vân Hiển cho Vân Chiêu trông, nàng nói là để con ra ngoài cho biết, Vân Chiêu từ chối thẳng thừng, phá tan âm mưu của nàng.
Nên khi y ra ngoài Tiền Đa Đa gọi đệ đệ tới, sai theo sát Vân Chiêu.
Vân Chiêu dẫn cả một đám đông tới nhà này, qua nhà nọ, chuyên môn xem tác phẩm thê thảm của các khuê nữ bày trước nhà.
Túi thơm méo mó, quạt đàn hương xộc xệch, vòng ngọc xấu xí, mũ đầu hổ khó coi, gối đầu hổ hai màu cam đen, rồi đai lưng, hài, đủ mọi thứ.
Chỉ có các cô nương chẳng thấy đâu.
Nhỏ nhất