Vân Chiêu là người vô hại, đó là cái nhìn chung của rất nhiều bách tính Lam Điền, đồng Vân Chiêu cũng là người bảo hộ tất cả mọi người, đó là nhận thức chung của họ.Chỉ cần mỗi ngày còn nhìn thấy Vân Chiêu thảnh thơi tản bộ trong thành Ngọc Sơn, trò chuyện với mọi người, người Quan Trung sẽ nghĩ thiên hạ không có đại sự gì xảy ra, bọn họ cũng yên tâm thong thả làm ăn, thong thả sống.Rất nhiều hiệu bạc ngày nào cũng ở thành Ngọc Sơn đợi Vân Chiêu rời nhà, chỉ cần còn thấy Vân Chiêu là yên tâm rồi, mai tỉ giá bạc với đồng vẫn bình ổn.Mọi chuyện vẫn diễn ra theo nhịp điệu quen thuộc cho dù Quan Trung nay đã trống rỗng rồi.Tất cả vì Vân Chiêu vẫn ở đó, vậy là đủ.Trong đại doanh Phượng Hoàng Sơn chỉ có ít quân binh đang huấn luyện, toàn bộ thành thị Quan Trung dựa vào bộ khoái và thuế lại duy trì trật tự.Phụ trách thủ vệ trên tường thành là đoàn luyện ở thôn xóm xung quanh.Song toàn bộ Quan Trung sóng yên biển lặng, cho dù Nhật báo Lam Điền có đưa tin Lý Hồng Cơ công phá kinh thành, cũng chỉ giúp bách tính có thêm chuyện bàn tán lúc rảnh rỗi mà thôi, chẳng ai vì thế mà vui vẻ hay lo âu, cái Đại Minh kia với họ mà nói nó xa xôi như nói chuyện quốc gia nào đó.Thuế lại ở chợ vẫn mặt nhắm mắt mở ngủ gật dưới cái ô lớn, chỉ khi nào tiền ném vào sọt trúc thì cái tai hắn mới cử động một chút.
Chỉ cần tiền cho vào không đúng là mắt hắn mở ra ngay, nhìn chằm chằm vào cái tên trốn thuế.Nhìn cảnh này lòng Tả Mậu Đệ lạnh buốt.Xuất thân huyện lệnh, ông ta từng chấp chưởng Hàn Thành, lại từng là ngự sử, đã dùng đôi chân của mình đi khắp nam bắc Đại Giang.Người như thế nhìn một nơi có bình an, phồn thịnh hay không có yếu quyết, đó là nhìn sọt trúc bên cạnh thuế lại là đủ.Từ khi phái đoàn sứ giả Giang Nam bọn họ bước chân vào địa giới Hà Nam liền được quan viên dịch trạm Lam Điền nhiệt tình chiêu đãi, không chỉ ăn ở, mà xe cộ đi lại cũng an bài chu đáo, lễ nghi càng là hàng đầu.Đãi ngộ như thế làm phó sứ ông ta là Trần Hồng Phạm, Mã Thiệu thất kinh.Hà Nam bị tặc khấu chà đạp bao năm, nay dần dần khôi phục, đã có bách tính dẫn trâu ngựa ra đồng canh tác, tuy bóng người thưa thớt, nhưng họ thấy cả nông phu yên tâm ngủ khì dưới gốc cây, trâu gặm cỏ bên cạnh không cần người trông.Nào giống ổ tặc khấu.Đoàn người đi qua những thôn làng hoang vu tới vùng phồn hoa, mà sự phồn hoa đó xuất hiện một cái liền như vô tận, khi bọn họ tới Khai Phong thì nơi đó là công trường vô cùng tấp nập, thành trì đang tu sửa, đê điều được gia cố.
Bọn họ còn cảm khái quy mô công trình chưa từng có thì Lạc Dương đã lọt vào tầm mắt.Nhìn cảnh thương cổ tấp nập ra vào Lạc Dương, họ nghĩ Lam Điền hẳn là toàn lực phát triển cố đô nhiều đời, thậm chí suy đoán phải chăng Vân Chiêu chuẩn bị định đô ở Lạc Dương thì bọn họ tới Đồng Quan đông đúc.Thậm chí mới chỉ ở ngoài quan mà Trần Hồng Phạm phải thốt lên nơi này nhộn nhịp không kém Nam Kinh.Chấn động nhất là Tả Mậu Đệ, ông ta làm quan vùng này sao không hiểu Đồng Quan là quan ải xa nhất của Quan Trung, vốn chỉ có ý nghĩa quân sự, không ai phát triển kinh tế dân sinh nơi này cả, vì một khi chiến sự xảy ra là sẽ mất hết.Đại đội sứ giả đi vào Đồng Quan, cảm tưởng như tới một thế giới khác hẳn.Không chỉ cảnh trí khác biệt, mà ngay cả con người cũng hoàn toàn khác với quan ngoại.Người nơi này rõ ràng tự tin khí thế hơn nhiều.Quân sĩ ăn mặc hết sức gọn gàng lạ lẫm, nhìn mạnh mẽ hơn nhiều quân Minh, cho dù tóc họ cắt ngắn trông không quen, song thừa nhận như thế có lợi khi tác chiến.Cho dù là tiểu dân buôn thúng vác vai, gặp đội ngũ rõ ràng là quan viên hiển quý bọn họ cũng vô cùng bình thản, phố xá ngăn nắp trật tự hơn ngoài Đồng Quan nhiều lắm, mặt mũi ai nấy sáng sủa tinh thần, giống như người có bút mực họ thường gặp vậy.Tả Mậu Đệ rất chịu khó nói chuyện với thương