Hãng xe ngựa Vạn Lý.Đây là hãng xe ngựa lớn nhất huyện Lam Điền, cũng có lịch sử lâu đời nhất, bọn họ không chỉ phụ trách chuyển hàng, chuyển người, còn làm tiêu cục.
Cả hãng xe có hơn 2000 chiếc xe, hơn 3000 người dựa vào đó kiếm cơm, là sự tồn tại không thể xem nhẹ.Thương nghiệp Lam Điền vô cùng thịnh vượng, tất nhiên không thể thiếu được hãng xe ngựa như thế, nếu cộng toàn bộ hãng xe ngựa lớn nhỏ lại, người kiếm cơm bằng nghề này trên một vạn.Ngay từ khi xây dựng đường sắt Hạ Hoàn Thuần đã tới tìm chưởng quầy Triệu Vạn Lý của hãng xe ngựa Vạn Lý, nói cho ông ta biết ảnh hưởng khi làm đường sắt xong với nghề này, cảnh cáo đây là đại sự quốc gia, không thể vì sinh kế đám người họ mà không làm.Khi ấy Triệu Vạn Lý không coi ra gì, một cái ấm trà lớn phun lửa chỉ chạy được trên hai thanh sắt làm sao đáng tin cậy được, thương cổ tất nhiên sẽ lựa chọn bọn họ chứ không phải thứ tốn của đó.Giờ tàu hỏa khai thông, Triệu Vạn Lý vạn vạn lần không ngờ những thương cổ làm ăn với mình bao năm lại ngả vào lòng đường sắt, vứt bỏ người cũ ông ta một cách lạnh lùng.Triệu Vạn Lý không phục, ông ta đích thân ngồi tàu hỏa một lần, nhìn tàu hỏa kéo trăm vạn cân hàng chạy trên đường sắt như chiến mã, ông ta biết đại thế đã qua.Xe ngựa đấu đường sắt, nửa phần thắng cũng chẳng có.Giờ nhớ tới năm ngoái huyện tôn Lam Điền đã bảo ông ta chuyển nghề, giảm bớt xe ngựa đi, ông ta xem thường, giờ hối đã muộn.Triệu Vạn Lý đã sống qua thời loạn, trừ cái lần bị người ta cướp ở Thiếu Hoa Sơn ra, hàng hóa của ông ta chưa từng bị mất, danh tiếng lan xa khắp nơi, làm ăn vô cùng tốt, kể cả lúc chiến loạn thì việc làm ăn cũng không ảnh hưởng mấy.Cho dù là Lý Hồng Cơ, Trương Bỉnh Trung cũng nể mặt vài phần, vì ai biết đâu khi nào mình phải nhờ tới người ta.Ông ta không phải không có ý thức đề phòng nguy hiểm, nhưng khi Vân thị nắm quyền cũng không ra tay với ông ta, ngược lại do thương nghiệp Quan Trung thịnh vượng, hãng xe càng mở rộng chưa từng có.Cái nghề này tưởng chừng vững như núi Thái Sơn, có thể truyền lại đời đời cho con cháu, ông ta nghĩ hết mọi kẻ địch, đều có cách ứng phó ghi lại trong sách, bao gồm cả Vân thị ...!Chỉ ông ta không tính tới tàu hỏa.Tàu hỏa vận hành một tháng rồi, ở khu vực Trường An, Lam Điền, Ngọc Sơn, Phượng Hoàng Sơn, ông ta chỉ còn nhận vụ làm ăn nhỏ tới đáng thương thôi, không còn vụ làm ăn lớn nào nữa.Đòn chí mạng đánh vào Triệu Vạn Lý là, tàu hỏa vận chuyển hàng không cần tới tiêu sư bảo vệ.“ Không còn đường sống nữa rồi.”Triệu Vạn Lý nhìn thấy kết cục, lệnh trướng phòng tiên sinh thanh toán tiền công cho hỏa kế, sau đó giải tán, mấy nghìn con gia súc ăn mỗi ngày, không có việc làm, lấy gì nuôi chúng.Số tiền này ông ta lấy hết gia sản ra, Triệu Vạn Lý hào sảng cả đời, không muốn lúc sa sút bị người ta rỉa rói sau lưng.Bất kể thế nào cũng phải để lại con đường cho con cháu, ở Quan Trung, thanh danh mà thối hoắc rồi thì chẳng còn gì nữa.Xa phu rất yên tĩnh nhận tiền công, sau đó đi rất nhanh, không cầm roi ngựa ở đây nữa thì tới chỗ khác, dù sao thì tàu hỏa đông người lộn xộn, rất nhiều đại hộ không muốn thân quyến mình lẫn lộn trong đám hành khách phức tạp.Hỏa kế đi rồi, xa phu đi rồi, tiêu sư cũng đi rồi.Triệu Vạn Lý cho rằng thế nào cũng có kha khá người ở lại đồng cam cộng khổ với mình, khi trướng phòng trả chìa khóa hầm tiền trống không cho ông ta, ông ta mới biết, đám huynh đệ trước kia chung lưng đấu cật, giờ chẳng ai ở lại.Hãng xe chỉ còn vô số xe ngựa cùng với gia súc đầy chuồng.Rất nhanh những thứ đó cũng không thuộc về Triệu Vạn Lý nữa, bởi vì đầu năm vừa rồi để mở rộng làm ăn, ông ta đã vay tiền, lãi suất rất cao.Đứng một mình ở ngưỡng cửa, Triệu Vạn Lý tay run run kẹp điếu thuốc, tuyệt vọng đợi chủ nợ tới.Ông ta là hảo hán, không ôm số tiền còn lại không bao nhiêu rồi bỏ trốn, ông ta chuẩn bị thanh toán hết nợ nần, dẫn người xuống nông thôn, ít nhất trong nhà còn ruộng tốt mà không ai lấy đi được.Chủ nợ tới đúng hẹn, Triệu