Trong mắt Trương Quốc Tụ, quan trọng nhất vẫn là bản địa Đại Minh, còn Nam Dương, vẫn không phải là quốc thổ thực sự.Một chiếc thuyền ba buồm thuận gió tới Mã Lục Giáp cũng mất hai tháng, xa như vậy với nhiều quan viên trong nước như Trương Quốc Trụ thì đã là chân trời rồi.Thứ ở chân trời dù có tốt tới mấy cũng không bằng thứ trước mắt, bọn họ hứng thú với chuyện khống chế Mã Lục Giáp thu thuế, chứ còn quản lý nơi đó thì chẳng hứng thú gì.Vân Chiêu giữ im lặng, không đề xuất ý kiến phản đối, cũng không ủng hộ, y muốn xem chuyện này cuối cùng kết thúc thế nào.Tập đoàn Hàn Tú Phân tích cực du thuyết đại biểu quốc hội, tập đoàn Trương Quốc Trụ biểu lộ thái độ không ủng hộ, còn có quan viên chỉ trích Hàn Tú Phân dùng thân phận quân nhân can thiệp chính vụ, tất nhiên bọn họ cố tình lờ đi sự thực nàng còn là quan văn, tổng đốc Nam Dương.Khi hai bên cãi nhau không ngừng thì một trận lũ đặc biệt lớn tới một cách bất ngờ.Trung du hoàng Hà mưa to như trút, phạm vi bao phủ từ Tam Môn Hạp với Hà Nam, Thằng Trì, Tân An, Yển Sư, Tế Nguyên ...Từ khi Vân Chiêu lấy được Sơn Đông, Hà Tây, chỗ y trút nhiều tâm huyết nhất chính là trị thủy, bất kể quan viên nào nhậm chức ở châu phủ ven bờ Hoàng Hà là Vân Chiêu nhất định thảo luận chuyện trị thủy với họ.Cho nên có thể nói quan viên những vùng đó coi trị thủy là trọng tâm công tác, đê điều họ xây dựng đều vượt qua được đặc sứ, hoặc giám sát bộ thẩm tra, không chỉ một đê, mà họ xây hai, thậm chí là ba con đê, khiến có người kiêu ngạo tuyên bố, vững như thành đồng.Sau khi mưa lớn liền hai ngày, Vân Chiêu hạ lệnh các châu phủ kiểm tra công trình trị thủy, nếu phát hiện nguy cơ, bất chấp mọi giá phải khắc phục được.Khi mưa rào chuyển thành mưa lớn liên tục năm ngày, Hoàng Hà xuất hiện hai chỗ đê vỡ, quan viên dẫn bách tính liều mạng lấp lại.
Thấy mưa vẫn không có dấu hiệu ngừng lại, sai Trương Quốc Trụ dẫn đoàn luyện Quan Trung xuất phát, giúp quan viên đương địa phải đưa bách tính rời khỏi khu vực đê trũng, lấy bảo vệ bách tính lên hàng đầu, nếu cần có thể vứt bỏ thôn trang, thành quách.Đồng thời lệnh đoàn luyện Hà Nam, Sơn Tây tới khi thiên tai.Tới ngày thứ bảy, mưa lớn mở rộng tới Quan Trung, Vân Chiêu hạ lệnh quan phủ ven Hoàng Hà, vứt bỏ đê, toàn lực di chuyển bách tính, không được để sót một ai.Đồng thời đích thân dẫn quân đoàn Vân Dương đóng ở Đồng Quan đi cứu viện.Ở Đồng Quan, chứng kiến Hoàng Hà sóng cả ngợp trời, Vân Chiêu lần nữa ra lệnh thập vạn hỏa cấp ...!Rút toàn bộ bách tính khỏi khu vực Hoàng Hà, y đã không tin đê xưng là vững như thành đồng bảo vệ được tính.Vân Chiêu rời Hàm Cốc Quan thì tin dữ truyền tới.52 châu huyện Hà Nam gặp thiên tai, đê vỡ 15 chỗ, trong đó ở Trung Mưu, đê vỡ rộng 16 trượng, biến cả vùng thành sông.Trung Mưu vỡ đê, nước đổ vào Lỗ Hà, sau đó tới Hoài Hà, dọc đường nhân chìm Khai Phong, Trần Châu, An Huy, dân khóc vang trời.Vân Chiêu tới Trung Mưu nhìn nơi đê vỡ mà lòng lạnh toát, đã không còn nhìn ra được dòng sông ở đâu nữa, phóng mắt nhìn tới, không khác gì biển cả.Trương Quốc Trụ kiên cường như đá vậy mà lúc này tóc tai bù xù, hai mắt đỏ ngầu, đợi Vân Chiêu đuổi người khác đi, khóc không thành tiếng:” Tai họa nghìn năm, bệ hạ ơi, tai họa nghìn năm, Hoàng Hà nước dâng hai trượng, Y Hà, Lạc Thủy, Thẩm Thúy, lượng nước gấp mọi năm mười lần ...!Bệ hạ ơi ...”Vân Chiêu không nói gì, lặng lẽ đợi hắn phát ti3t hết bi thương trong lòng.Rất lâu sau Trương Quốc Trụ mới dần dần bình tĩnh lại, lấy tay lau mặt:” Bệ hạ, bách tính gặp thiên tai hơn 100 vạn, thống kê sơ bộ tử vong hơn một vạn ba nghìn, ba ngày sau thống kê chính thức đưa ra, e là nhiều gấp mười ...!Bệ hạ, chuyện này không thể bỏ qua ...”Vân Chiêu cười thảm xua tay:” Trẫm xử lý ai đây, riêng quan viên trẫm đích thân bồi dưỡng ra chết 9 người, quan viên cấp lý trưởng chết cả trăm, ngươi bảo trẫm xử lý ai ....!Đây là thiên tai, nếu không phải trẫm biết lão trời già vô dụng thì hạ chiếu tự trách rồi.”Trương Quốc Trù dập đầu:” Bệ hạ, đây không phải sai lầm của người ..
Thần đồng ý lời của Hàn Tú Phân, di cư bách tính đi Nam Dương .”Tên này thay đổi bất ngờ làm Vân Chiêu không theo kịp:” Sao ngươi chuyển biến như thế?”“ Xin bệ hạ theo thần.”Trương Quốc