Buổi tối Vân Chiêu không về nhà mà ở lại đại thư phòng cần cù công tác, thời gian qua số tấu chương tích lũy thực sự quá nhiều rồi.
Không chỉ như thế có rất nhiều quan viên còn hi vọng hoàng đế rời khỏi thành Ngọc Sơn, tuần thị thiên hạ, tới Thuận Thiên Phủ, Ứng Thiên Phủ, thành Lam Điền, thành Quảng Châu, cùng với thành Thượng Hải đang xây dựng, đã có mấy chục tri phủ dâng thư rồi.
Phùng Anh và Tiền Đa Đa tới đưa cơm, Vân Chiêu không muốn ăn, ăn được vài miếng rồi bỏ bát, tiếp tục làm việc.
Phùng Anh hỏi nhỏ: “ Phu quân vì sao hôm nay lại cần cù như thế?”Vân Chiêu bực tức nói: “ Ngoài kia bảo ta chìm đắm trong tửu sắc, sắp thành hôn quân rồi.
”Tiền Đa Đa biết trượng phu giận cá chém thớt nói linh tinh, ở bên lườm nguýt: “ Vân Xước năm nay cũng đã tám tuổi, chàng mà chìm đắm tửu sắc, tuyệt đối không chỉ có ba đứa con.
”Vân Chiêu đuối lý sinh cùn: “ Người ta nói thế đấy, nàng giỏi thì đi mà cãi lý với người ta.
”Nói xong phất tay rời khỏi đại thư phòng, nhìn đất trời bao la, vung tay đấm đá mấy cái trút giận rồi lại thở dài, lắm lúc cũng muốn giống Vân Hiển, nổi hứng lên có thể nhảy phắt lên ngựa, mặc nó đi tới đâu thì đi.
Đám Hàn Tú Phân, Hồng Thừa Trù bày ra thế trận lớn như vậy nói không chừng cũng có ý hi vọng dụ y đi Nam Dương một chuyến.
Nhưng có lẽ chính bọn họ cũng biết, đây là chuyện chẳng thể nào.
Toàn thiên hạ có mấy ai hi vọng hoàng đế nhà mình chạy tới đất man di hít khí độc, càng không mấy người hi vọng hoàng đế xem như có thể tính là anh minh chết sớm, nhất là hoàng đế còn vừa phát quà cho toàn bộ bách tính.
Hoàng đế ngồi thuyền lên Trường Giang đã khiến khối người sợ đái ra quần, nói gì là vượt biển khơi mênh mông.
Nếu đám Hàn Tú Phân dám nói ra mời hoàng đế đi Nam Dương, đoán chừng tấu chương đàn hặc trên bàn Vân Chiêu chất cao như núi, chỉ trích họ rắp tâm bất lương, có khi còn đòi chặt đầu ấy chứ.
Nhưng mà Vân Chiêu thấy cũng nên đi một chuyến, ví dụ Yến Kinh, nơi đó còn có một tòa hoàng cung mà.
Hoàng cung của Chu Minh nay là gia sản của hoàng tộc Vân thị, nha môn Thuận Thiên Phủ chuyên môn tập trung hoạn quan, cung nhân không nhà để về tiếp tục duy trì hoàng cung này.
Cả bãi săn hoàng tộc cũng liệt vào đó, nên nay bách tính Đại Minh gọi nơi đó là Đông Cung.
Cũng là hoàng cung, Ứng Thiên Phủ cũng có một cái, thuộc về hoàng tộc, làm nơi tránh nắng, gọi là Hạ Cung.
Về Xuân Cung, Vân Chiêu định đặt ở Thượng Hải, nhưng quần thần ngăn cản, vì cái thành thị mới nổi đó bé quá, cuối liền đặt ở Hàng Châu.
Cho tới tận bây giờ Vân Chiêu không hiểu vì sao đám quần thần nhất định gọi hoàng cung xây dựng ở Quảng Châu là Thu Cung.
Mỗi tòa cung điện mang ý nghĩa tượng trưng tương ứng.
Mùa xuân vạn vật phục sinh, quốc triều mỗi mùa xuân ban bố một số quốc sách lợi dân, cho nên quần thần hi vọng hoàng đế ban bố chính sách ở Hàng Châu, nên gọi là Xuân Cung.
Mùa hè vạn vật sinh trưởng, quần thần hi vọng hoàng đế vào thời điểm đó yên tâm tu dưỡng, chớ làm gì ảnh hưởng tới vạn vật, lặng lẽ đợi quả chin, đến Hạ Cung Nam Kinh phồn hoa vui chơi là được.
Về mùa thu, mùa thu hoạch, cũng là mua hình sát, quần thần hi vọng chốn nam man hội tụ như Quảng Châu đủ uy hiếp, hoàng đế ban bố hình sát ở đó là thích hợp nhất.
Mùa đông tới, vạn vật nghỉ ngơi, thường thường man tộc phương bắc sẽ lén lút nam hạ cướp bóc, hoàng đế nên ở Đông Cung ngự địch, kế thừa truyền thống thiên tử thủ quốc môn của Đại Minh.
Tháng 9 qua đi, mùa đông sắp tới, Vân Chiêu theo kiến nghị của đại hội đại biểu nhân dân, lần đầu tiên rời Ngọc Sơn, tới Đông Cung cư trú.
Thiên tử xuất tuần là chức trách của quân vương, mục đích chủ yếu là thị sát dân tình, tiền hành bù đắm thiếu xót chính sách của mình, theo ghi chép trong ( Thượng thư - Nghiêu điền), thiên tử mỗi năm phải tuần thị lãnh địa 5 lần mới là hợp cách.
Vân Chiêu từ khi đăng cơ tới nay chưa rời Ngọc Sơn, vì thế bách tính thiên hạ rất có ý kiến.
Chuyến đi Yến Kinh này xúc tiến nhanh như thế là vì đám người kia muốn Vân Chiêu bận rộn, rời khỏi đám quái vật ấm trà.
Đối với chuyện tuần thị thiên hạ, Vân Chiêu không phản đối, làm hoàng đế mà không