Yến Kinh sẽ là hoàng đô thứ hai có đường sắt.
Người Yến Kinh đang kháo nhau tin tức nóng bỏng tay này, bọn họ hết sức phấn chấn, lại còn do hoàng đế mang tới nữa chứ, nghĩ thôi đã thấy kích động.
À phải nói thêm rằng, người Yến Kinh rất xa lạ với với những thứ tân tiến như đường sắt, điện báo, thêm vào chẳng có ai tiến hành giáo dục khoa học phổ thông cho họ, vì thế Vân Chiêu liền biến thành hoàng đế thần tiên có thể sai cự long vác trăm vạn cân hàng, giống Đại Vũ sai Ứng Long vác đất trị thủy.
Biến thành hoàng đế thần tiên có thể sai Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ giúp truyền tin, giống Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu.
Tóm lại ở chuyện thổi phồng hoàng đế người Yến Kinh rất sở trường rất có tâm đắc.
Quan phủ cũng thích bách tính nghĩ như vậy, mặc dù biết là giả cũng chẳng đi giải thích, thấy như thế sau này quan phủ tuyên truyền cho đường sắt dễ được tán đồng hơn.
Vân Chiêu đúng là bắt đầu mưu tính xây đường sắt trực tiếp từ Trường An tới Yến Kinh, kế hoạch rất lớn, hao phí vô cùng, nhưng không cần dùng thuế quốc gia cũng làm được.
Bởi vì không chỉ quan phủ địa phương cực kỳ nhiệt tình với chuyện làm đường sắt mà các tài chủ địa phương cũng hết sức hứng thú.
Chỉ là từ sau khi đường sắt rời Quan Trung, tuyệt đối không cho vốn tư nhân tham gia.
Đây là công trình có ý nghĩa trọng đại, quy mô lớn chưa từng có, vì thế mà nó cần một người có đủ năng lực, kinh nghiệm cũng như địa vị để chỉ huy.
Quan trọng nhất là phải chịu được khổ, không tham lam, nói tóm lại là một con gia súc lớn.
Gia súc lớn thì phải đem kéo cối xay nặng.
Đó là nguyên tắc dùng người nhất quán của Vân Chiêu.
Bất kể là di dân Liêu Đông hay xây dựng đường sắt thì đều phải cần một con gia súc thật cường tráng mới cáng đáng được khối lượng công việc đồ sộ đó.
Chắc chắn Từ Ngũ Tưởng là con gia súc đó.
Di dân Liêu Đông thao tác không tốt một chút là gây dân oán, xử lý bất cẩn là tạo thành chuyện họa quốc.
Từ Ngũ Tưởng ở phương diện này có kinh nghiệm phong phú, trước kia là tri phủ Hán Trung, công tích lớn nhất của hắn chính là đưa bách tính từ vùng núi chuyển sang bình nguyên.
Làm đường sắt từ Trường An tới Yến Kinh, liên quan tới nhân sự, tiền lương, phải tiếp xúc với toàn bộ quan phủ nơi đi qua, nhân tuyển tổng chỉ huy không nhiều, Từ Ngũ Tưởng là thư ký nhiệm kỳ đầu của Vân Chiêu, từng tiếp xúc toàn bộ quan viên từ lý trưởng, đại lý trưởng, huyện trưởng, tri phủ, chắc chắn là thích hợp nhất.
Bây giờ Từ Ngũ Tưởng vừa mới bị Vân Chiêu đuổi về Trường An làm một vị tri phủ thanh nhàn, tinh thần hẳn rất kém.
Là gia súc thì đừng cho nó nghỉ, nếu không sẽ sinh ra tính ì, nhất là loại gia súc có trí tuệ cao.
Điểm này Vân Chiêu rất rõ.
Loại người như Từ Ngũ Tưởng không thể để hắn nhàn nhã được, loại đầu óc chứa đầy âm mưu quỷ kế ấy, rất dễ lúc rảnh rõi làm ra chuyện lớn.
Ai mà biết chuyện gì, tóm lại là Vân Chiêu ghét bất kỳ sự bất ngờ dưới bất kỳ hình thưc nào.
Phải thông qua công tác nặng nề vắt kiệt tinh lực của hắn thì hắn mới mưu lợi cho quốc gia, bách tính.
Từ Ngũ Tưởng làm tri phủ Trường An năm năm, khi đó đường sắt từ Yến Kinh tới Trường An cũng hòm hòm, công tác di dân Liêu Đông hoàn thành giai đoạn đầu, tới khi đó phái quan viên trẻ sức lực làm tiếp, tốn 20 năm sẽ khai khẩn hết đất đen đông bắc.
Tích công trạng tới đó, hắn đủ tiến vào TW.
Vân Chiêu tin khi y nói rõ ràng Từ Ngũ Tưởng là hắn sẽ thành tri phủ Trường An, tin rằng tên này đã lập xong kế hoạch phải làm gì trong năm năm rồi, mức độ tỉ mỉ của tên này tới độ e rằng bao nhiêu lần ân ái với lão bà cũng quy hoạch hết.
Bây giờ ném tên đó ra làm đường sắt, lại ném cho giám sát di dân, quá tốt, quá bất ngờ ! Đây gọi là nghệ thuật chỉ huy của lãnh đạo.
Còn trao đổi trước à, không có đâu.
Vì giờ Vân Chiêu không phải là đồng song của hắn nữa, Từ Ngũ Tưởng cũng không phải là người mà có thể bị người ta tùy tiện trêu mặt rỗ.
Vân Chiêu tin Từ Ngũ Tưởng sẽ lý giải.
Khi Vân Chiêu về tới hành cung thì Tiền Đa Đa xem một bản điện báo tới từ Đôn Hoàng.
Tiền Đa Đa thấy trượng phu về thì vẫy vẫy tờ điện báo:” Hạ Hoàn Thuần đạt được mục tiêu giai đoạn hai,