Người thống trị luôn thăm dò giới hạn của bách tính hết lần này tới lần khác.Chỉ cần một lần thành công, bọn họ sẽ tiếp tục đem giới hạn đó kéo xuống.Số lần thành công càng nhiều, người thống trị sẽ không còn bận tâm tới tiếng nói của bách tính nữa, trong mắt bọn họ, những tiếng nói đó có thể bóp méo, có thể điều chỉnh, thậm chí có thể lờ đi.Cách làm đó là trò quen thuộc cũ kỹ của chính trị gia, không tin cứ lật sử sách mà xem, sẽ phát hiện trên đời này chẳng có mấy chuyện là mới mẻ.Vân Chiêu từng làm kẻ khởi nghĩa, giờ thành kẻ thống trị, cho nên y có tâm thái của cả hai, vì đều có kinh nghiệm rồi, y có thể thay đổi qua lại giữa hai thứ, biến mình thành kẻ như biến thái.Giúp bách tính trở nên giàu có không phải do Vân Chiêu tâm địa thiện lương, mà là dùng cách này mài mòn lòng phản kháng của bách tính.No cái bụng rồi, chửi chính quyền cũng chỉ là chửi mồm vậy thôi, nên ăn thì ăn, nên ngủ thì ngủ, chả lỡ dở việc gì.Nếu bụng chẳng có hạt lương thực nào, khi đó chửi người nắm quyền mới đáng sợ, nói đạo lý với người đói bụng à? Nói nổi không?Nên bất kể thế nào cũng phải đảm bảo cho bách tính được ăn no mặc ấm, đó là cơ sở thống trị, cùng với nghĩa vụ.Mặc dù nông phu toàn thiên hạ đều đang chửi ruộng nhà mình thu thêm được mấy đấu lương thực, thu nhập lại chẳng tăng, nhưng không vì thế mà sinh ra bất kỳ dân biến nào, giá lương thực thấp thì đừng bán.Yêu cầu tối cao của bách tính Đại Minh là tự cấp tự túc.Kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc đã thống trị mảnh đất này mầy nghìn năm rồi.Dù sao thì lương thực do mình trồng, vải do mình dệt, tương dấm do mình làm, muối đã rẻ tới mức không thể tin nổi, đó là thịnh thế.Có tiền hay không không phải là thứ thiết yếu, ở thôn quê lấy hàng đổi hàng vẫn thịnh hành.Khó khăn bây giờ là do người làm ruộng nhiều quá, lương thực sản xuất ra nhiều quá, mà người không làm ruộng, mua lương thực ăn quá ít, khi nhân số hai loại người này xoay chuyển, giá lương thực tất nhiên tăng lên.Nói cách khác tổng lượng kinh tế của hoàng triều Lam Điền quá con bà nó ít, ít tới mức ngay cả lương thực dư thừa cũng không tiêu hao nổi.Vì thế quan phủ các nơi lại bắt đầu một vòng quay vất vả mời, lần này mục tiêu là, làm sao đưa những người có năng lực vào thành.Từ Nguyên Thọ bây giờ chẳng có chút thiện cảm với thành thị khói mù mịt, nhìn tháp Đại Nhạn, chuẩn bị ngâm một bài thơ bị khói than làm ho khù khụ, ngẩng đầu lên nhìn chim nhạn bay về phương bắc để lấy cảm xúc thì vụi than rơi vào mắt, nước mắt ròng ròng thì còn ý cảnh quái gì nữa.Cho nên chuyện ông thích làm nhất bây giờ là ngồi xe ngựa nhẹ, dẫn bảy tám đứa học sinh, đi trên con đường nhỏ ở thôn quê, nghe tiếng bánh xe nghiền trên cỏ xanh mềm mại, làm ông ta hoan hỉ hết mức.Buổi trưa dựa lưng vào cây liễu già, phe phẩy quạt đợi đám đệ tử trải xong thảm, chuẩn bị uống chút rượu ngọt, ăn chút cơm, sau đó ngủ một giấc trong gió xuân rồi quay về cái thư viện Ngọc Sơn huyên náo kia.Cách chỗ ông ta không xa, một nông phụ đang châm lửa đốt rơm, sau khi lửa tắt, nông phụ đó rất cẩn thận quét tro đi, lộ ra cái chum lớn.Gọi tiểu tức phụ trong nhà tới giúp mở chum, Từ Nguyên Thọ nhìn thấy trong chum là bánh bao được nướng vàng.Bánh bao này không giống bánh bao ở thư viện, bên trên bôi ít mỡ, trong cho ít vừng rang, Từ Nguyên Thọ hít hít, phụ nhân kia liền mang cho ông hai cái bánh bao nướng thơm phức.Từ Nguyên Thọ cầm lấy một cái bánh bao nóng rẫy, thổi mấy hơi bẻ bán bao, cho vào miệng một miếng, mặt hiện lên vẻ hạnh phúc.Trong bánh bao có cho muối, thêm vào vừng giã vụn, đầy mùi thơm lương thực, làm ông khen không ngớt miệng.Phụ nhân thấy ông thích thì bê tới đĩa dưa muối:” Người ta bây giờ ai cũng tham ăn, dựa vào bánh bao nướng, còn do tiểu tức phụ trong nhà làm ra, bọn chúng chẳng muốn làm ruộng đàng hoàng, chỉ muốn mang thứ này đi bán.
Tiên sinh, ngài là người có học vấn, ngài xem giúp thứ này có bán được không?”Từ Nguyên Thọ gật đầu gọi đám học sinh mình mang theo.Đám học sinh đang chơi đùa lập tức dừng lại, ngồi xung quanh tiên sinh, nếm thử bánh bao nương, sau đó thì thầm