Từ thành Ngọc Sơn tới thư viện Ngọc Sơn vẫn dùng tàu hỏa, đây là tuyến tàu hỏa đầu tiên của Đại Minh, vốn từ một cái ấm nước chạy lên chạy xuống kéo chở không nổi người, bị học sinh ngồi xe lừa đi lên núi coi như trò cười, bây giờ học sinh ngồi tàu hỏa cười những người cưỡi lừa lên núi.Mùa xuân đường núi, hoa dại nở rộ, chim hót líu lo.Khi tàu hỏa dừng ở thư viện Ngọc Sơn, Từ Nguyên Thọ còn chưa xuống, ông ngồi trên tàu rất lâu, khi còi tàu kêu, chuẩn bị quay về Ngọc Sơn, ông mới xuống tàu.Bước chân vào trường học gắn với cả sinh mạng của ông.Thư viện Ngọc Sơn lớn hơn bất kỳ lúc nào trong quá khứ, cũng đông hơn bất kỳ lúc nào.Nhưng Từ Nguyên Thọ vẫn hoài niệm dáng vẻ thư viện Ngọc Sơn lúc thành lập khi chỉ có tám tiên sinh, mấy trăm đứa bé, ăn không đủ no nửa ngày đi học nửa ngày ra ruộng.Khi đó mộng tưởng thực sự là mộng tưởng, mỗi lời nói ra đều là thật.
Khi đó chim nhỏ bay qua trên không cũng có thể sẽ thành món ăn ngon lành.Khi đó mọi người ca múa trong gió xuân, đàm đạo dưới ánh trăng mùa hè, tỷ võ trong là rụng mùa thu, leo núi vào mùa đông.Đương nhiên bây giờ ca múa trong gió xuân càng mỹ lệ, đàm đạo dưới ánh trăng mùa hè càng hoa lệ, mùa thu tỷ võ sắp thành vũ đạo, còn hoạt động leo núi mùa đông thì không ai muốn tham gia nữa.Vì quá nguy hiểm.Đồng phục màu thiên thanh sau mưa càng đẹp, màu sắc ngày càng thuần, chất liệu ngày càng tốt, càng vừa người, ngay cả trâm gài tóc trên đầu cũng từ gỗ biến thành thanh ngọc.Vết chai trên tay học sinh ngày một ít, dung mạo ngày một đường đường, bọn họ không còn khảng khái kích động mà bắt đầu nói lý lẽ trong thư viện rồi.Từ Nguyên Thọ không nhớ thư viện Ngọc Sơn cũng là nơi có thể nói lý lẽ từ bao giờ, ông chỉ nhớ ở nơi này người võ công cao cường chỉ cần trong giới hạn nội quy, nói cái gì cũng đúng.Dù có làm ác bá trong thư viện thì Từ Nguyên Thọ cũng mặc, chỉ cần ngươi chịu được người khác khiêu chiến.Trước kia dù cường hãn như Song Hàn, muốn bình an rời khỏi lôi đài cũng không phải chuyện dễ dàng.Bây giờ chỉ cần có một đứa học sinh vươn lên thành bá chủ, học sinh khác không dám khiêu chiến nữa, chúng dễ dàng phục tùng kẻ mạnh, thế là không đúng.Một thư viện Ngọc Sơn như thế, Từ Nguyên Thọ không cần, cho nên trong một năm qua, ông khai trừ không dưới 100 học sinh.Đám học sinh này không phải học không tốt, mà là hèn nhát như gà vậy.Bất kể khích lệ thế nào, bức bách thế nào, chúng cũng không học được kiên cường, vì thanh danh thư viện, ông khai trừ toàn bộ, bất kể nam nữ.Vì để mỗi một học sinh trở nên có dũng khí, có kiên trì, thư viện chế định lại rất nhiều quy định, không ngờ quy củ đưa ra, không k1ch thích được học sinh sinh ra dũng khí, mà sinh ra rất nhiều mưu kế.Kẻ nào kẻ nấy chỉ muốn dùng mưu mô giải quyết vấn đề chứ không muốn chịu khổ, không muốn đối diện với khiêu chiến.Vân Chiêu nói, những kẻ này đã thành người theo chủ nghĩ ích kỷ, không thể dùng vào việc lớn.Đó là nguyên nhân mà tỉ lệ tốt nghiệp sinh được cấp chức vụ ngày càng ít, bọn họ không có trải nghiệm xã hội khi học ở thư viện, nên Vân Chiêu giúp họ bổ xung.Phàm người tốt nghiệp thư viện Ngọc Sơn, đi biên thủy giáo hóa bách tính ba năm.Vì nguyên nhân này, hai năm sáu tháng, tốt nghiệp sinh thư viện chết 137 người.Từ Nguyên Thọ vẫn còn nhờ rất nhiều đứa học sinh của mình đã chết trong thời kỳ khai quốc, thậm chí nói ra được thành tích học tập, trò phá phách của chúng ở thư viện ...!Nhưng học sinh chết hai năm qua, cả tên lẫn dung mạo chúng cũng không nhớ.Năm xưa mỗi đứa học sinh chết đều làm Từ Nguyên Thọ thông khổ vô cùng.Giờ ông không xem danh sách đó nữa, phái người khắc tên lên đá, để hậu nhân nhìn vào mà cảnh cáo bản thân.
Nhưng đám học sinh lại cho rằng, đó là những kẻ thất bại, mình sẽ không chết, còn phương thức giáo dục của Từ Nguyên Thọ bị coi là "lấy roi đánh xác".Ông không giải thích, đứa nào hiểu được sẽ hiểu, không hiểu thì năm nay chỉ bảo cũng không hiểu.Không phải ông