320 khẩu hỏa pháo hướng ra biển oanh kích cả canh giờ.
Sau đó tới tối, mưa ngừng.
Bách tính đổ ra đường hò reo, nói thiên uy bị khuất phục bởi quyền uy của bệ hạ, tất cả vui mừng tột độ, làm bọn họ nhất thời quên đi mất mát do thiên tai gây ra.
Đương nhiên, sự thực thì chuyện chẳng liên quan gì tới Vân Chiêu, mưa cho bão mang tới khó kéo dài được lâu, đã mưa cả ngày rồi, nên nghỉ thôi.
Dương Hùng tuy biết trong chuyện này ắt có vấn đề, hắn là học sinh thư viện Ngọc Sơn, hắn không tin vào chuyện quỷ thần.
Nhưng thân là dân nhà quê Đại Minh, hắn vẫn sợ uy thiên địa, mà hoàng quyền trong mắt hắn cũng là một loại thiên uy.
Nửa thành Quảng Châu bị ngâm trong nước, ngay không khí cũng ướt sượt.
Bầu trời xám xịt toàn hơi nước, thi thoảng sấm nổ, không khí chấn động, giọt nước trôi nổi trong không trung rơi xuống.
Trong phòng cũng ướt, áo lụa mỏng của Tiền Đa Đa dán sát lên người nàng, đường cong lả lướt rất đẹp, tình khí nàng lại rất xấu.
Lúc này Quảng Châu đã hoàn toàn thành thế giới nước.
Phòng ướt rất khó chịu, muốn khô phải thông gió, mà không khí lại ướt, thông gió không có tác dụng, nếu dùng lửa thì ! Khác nào chuốc lấy cái chết trong thời tiết nóng bức này.
Hoàng đế tới Quảng Châu vào mùa không thích hợp để ở nhất.
Bất đắc dĩ, Vân Chiêu đành dẫn đoàn người ra biển, lúc này bờ biển vì có gió nên mát mẻ một chút.
Tiền Đa Đa và Phùng Anh chưa bao giờ thấy biển, hai nàng rất thất vọng vì cảnh tượng trước mắt.
Đúng là như thế, không có trời xanh, cát trắng, hàng dừa, thuyền buồm và nước biển xanh ngắt như trong tưởng tượng, không thất vọng sao được.
Vì cơn bão, bãi biển toàn rác, dừa đổ nghiêng ngả, lá thì xác xơ như áo ăn mày, nước biển thì đục ngầu xủi bọt trắng, liên tục đưa rác vào đất liền.
Rất nhiều nữ nhân mặc đồ tang mang theo con nhỏ ra biển khóc gọi hồn, bọn họ cứ liên tục đi qua đi lại bãi biển, mong tiếng gọi của mình dẫn dắt người nhà trở về.
Tiền Đa Đa thấy họ đáng thương, hạ lệnh cho xây một tòa miếu mụ tổ, cấp tiền cứu tế cô quả không còn nguồn sinh hoạt.
Được sự thỉnh cầu của quan viên địa phương, Vân Chiêu hạ chỉ phong mụ tổ là "Hộ quốc tí dân diệu linh chiêu ứng hoằng nhân phổ tề thiên phi thánh mẫu", đồng thời chuyên môn cấp tiền thành lập đội cứu nạn trên biển, trang bị một thiết giáp hạm, hai thuyền buồm dọc, nhân viên 400 người.
Thế là gió trên biển lắng xuống.
Kỳ thực chẳng phải do người làm việc mà gió ngừng, nhưng kết quả trong lòng người lại khác, tiêng tung hô vạn tuế vang khắp một dải bờ biển.
Khi thủy triều rút đi, một con cá kình lớn bị bỏ lại bãi cát, cách đó không xa ở chỗ nước nông có con cá kinh không ngừng kêu gào, nghe ngư dân nói, đó là đôi phu thê cá kình.
Phu thê ân ái như chim liền cánh, khi một cánh bị gãy, người còn lại nhất định không kết cục tốt, quả nhiên khi thủy triều rút đi, con cá kình còn lại không chịu rời xa bạn đời cho nên, cũng mắc kẹt.
Ở Quảng Châu không thể thấy được loại cá kình lớn này, chỉ có Đài Loan với biển xa mới thấy, bây giờ chúng thực sự xuất hiện ở bãi biển Quảng Châu rồi, lại còn ngay trước biệt thự của Vân Chiêu.
Thế là bách tính lại một phen ra biển vái lạy, không khó đoán, thế nào cũng có đống truyền thuyết ly kỳ sắp xuất hiện“ Lý Hồng Cơ đáng chết, chết rồi không để trẫm yên.
” Vân Chiêu quá nhập vai vào câu chuyện của mình, y cho rằng con cá kình đã chết là Lý Hồng Cơ, con chưa chết là Cao phu nhân:Đến ngay cả Dương Hùng cũng thừa nhận cách nói này, tiếp theo đó quan viên mà Vân Chiêu mang theo cũng tin, vì toàn chuyện quá thần kỳ xảy ra đúng lúc mà không cách nào lý giải được, chỉ có thể liệt vào ý trời.
Hai con cá kình to như quả núi tới vịnh Quảng Châu mà chưa bao giờ xuất hiện, rồi hoàng đế cũng xuất hiện đúng vào lúc ấy, thêm vào gió, mưa vừa dừng, ai nấy đều tin.
Như thế trước đó Vân Chiêu hạ lệnh không cho Cao phu nhân dẫn tàn dư cự khấu trở về cần phải thương lượng lại.
Ngư dân đổ ra bờ biển không ngừng hất nước con cá kình còn lại, nó vẫn chết, ai nấy xin hoàng đế tha cho đám cự khấu đã bị liên hệ với cá kình.
Vân Chiêu lòng sắt đá.
Tới khi bụng một con cá kình nổ tung, kinh thiên động địa, nội tạng văng tứ tung,