Sau khi tạm biệt Phó San, tôi cảm thấy mệt mỏi.
Tôi sớm nhận ra thời gian trước tôi khờ khạo thật, ngày nào cũng vui vẻ mà sống – theo lời cô ấy nói thì – mỗi ngày ngây ngô sống thật hạnh phúc.
Kế đó, tôi cảm thấy không vui lắm.
Tôi rất thích Quý Khâm, mà vẻ mặt anh nhìn tôi như được khắc bốn chữ "không chào đón cậu" trên mặt vậy.
Phó San - cô bạn thân nhất – cũng thích cậu Trạch-An-giả kia.
Tôi còn thương ai nhỉ? À, cha mẹ tôi...!
Tôi khẽ vui lên.
Gần đây, ngày nào tôi cũng nhắn WeChat với cha mẹ hết, chắc không lộ gì đâu ha.
Cha mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn mà, hẳn sẽ không ghét bỏ tôi nhỉ?
Tôi đi mua trái cây và thức ăn về quê.
Mẹ tôi mở cổng.
Hai năm rồi tôi chưa được nhìn thấy mẹ, nay vừa gặp là nước mắt tôi ứa ra, tôi hớn hở la:
- Mẹ ơi!
Quãng thời gian hai năm, bảo dài thì chưa chắc, nói ngắn cũng không hẳn.
Tôi thấy tóc bạc cũng mẹ dày hơn một chút, không biết có phải ảo giác của tôi hay chăng.
Mẹ tôi thở dài một tiếng, trách tôi:
- Sao vẫn cảm tính như thế chứ? Còn mua lắm đồ chi vậy? Con vào đi.
Tay tôi quệt nước mắt, tôi theo mẹ vào nhà, hỏi mẹ:
- Cha đâu rồi ạ?
Mẹ tôi vừa xách túi đồ vào phòng khách, vừa đáp:
- Ông ấy sắp về rồi.
Tối nay con muốn ăn gì? Sao tự dưng lại về nhà? Để mẹ mua đồ về nấu cho con.
A! Mẹ nhớ lần trước con bảo con thích canh cá trích nhỉ? Mẹ đi mua cá nhé.
Tôi nghe vậy, hơi ngạc nhiên một chút.
Mẹ tôi nấu canh cá cũng được, nhưng món tôi thích nhất là sườn kho tàu, tôi có thể dùng nước sốt ấy trộn cơm mà chén tận hai bát cơm.
Tôi không thể xóa đi sự tồn tại của Trạch-An-giả, đành cười xòa:
- Vậy còn sườn kho tàu thì sao ạ? Con muốn ăn sườn.
Mẹ tôi ra đến ngưỡng cửa, nghe tôi đòi thì hỏi ngược:
- Sao lại đòi sườn? Chẳng phải lúc trước con thấy ăn sườn khó chịu à? Lâu rồi mẹ cũng không nấu sườn...!
Tôi vâng vâng dạ dạ cho qua, mẹ cũng lười nói thêm với tôi, chỉ dặn tôi ngoan ngoãn ở nhà rồi phấn khởi mua đồ ăn.
Tôi bắt đầu thấy sự tồn tại của Trạch-An-giả thật phiền, nhưng tôi bất lực.
Đến tối, cha tôi về.
Cha thấy tôi ở nhà, chẳng ngạc nhiên mà cười ha hả:
- Đến thăm cha mẹ chứ gì? Khoảng thời gian trước con chẳng chịu