Thật ra phong thưởng của Địch Kỳ Dã sở dĩ kinh người, thuần tuý là bởi nó quá mức phong phú, mà không phải vì Cố Liệt bạc đãi những công thần khác.
Ngày đó Cố Liệt giận mắng Lục Dực, nói hắn không xứng phong Hầu, nhưng kỳ thật cũng chỉ là không xứng phong “Hầu” mà thôi, phải biết rằng ba đẳng tước vị đứng đầu Vương Công Hầu đều là siêu phẩm, còn cao hơn một đẳng so với Chính nhất phẩm.
Hơn nữa là thực phong, thực phong nghĩa là cần phải ban cho đất phong.
Cố Liệt vừa mới chinh phục thiên hạ, có nhiều tiền lệ phân phong (1) thất bại, công thần mưu nghịch ở phía trước như thế, Đại Sở tuyệt đối không có khả năng lại thi hành phân phong, chia cắt quốc thổ thưởng cho công thần.
Cho nên, ngoại trừ Địch Kỳ Dã ra, bất luận là gia thần Sở Cố hay võ tướng ngoại lai, đều được cấp bổng lộc cực kỳ phong phú, mức thấp nhất cũng vẫn cao hơn bổng lộc hàng năm của quan viên Chính nhất phẩm Đại Sở.
Hơn nữa, Cố Liệt dựa theo công lao lớn nhỏ, hư phong (2) cho bọn họ ba đẳng tước vị “Khai quốc quận Hầu”, “Khai quốc huyện Hầu”, “Khai quốc hương Hầu”.
Tuy rằng ba đẳng tước vị này kém xa Hầu vị của Địch Kỳ Dã, nhưng dù sao cũng là huân tước quý tộc.
Mà những phong thưởng này đều không tính vào thực chức, công thần vào triều đảm nhận thực chức, có một chế độ bổng lộc hàng năm khác.
Ví dụ như Khương Dương từ chối phong thưởng Hầu vị, hiện giờ hắn là Thừa tướng Đại sở, quan cư nhất phẩm, như vậy ngoài bổng lộc hàng năm của công thần được luận công ban thưởng, hắn còn có thể nhận một phần bổng lộc hàng năm của Chính nhất phẩm.
Lại ví dụ như Chúc Bắc Hà cũng từ chối tước vị “Khai quốc quận Hầu”, hắn thụ phong Đại lý tự khanh, trừ bổng lộc hàng năm của công thần, còn có thể nhận một phần bổng lộc hàng năm của Chính tam phẩm.
Đối với hậu đại của công thần, Cố Liệt còn hứa hẹn chế độ ấm cử (3), chỉ cần có năng lực, không lo con cháu không có chức quan để làm.
Bởi vậy, phong thưởng Cố Liệt dành cho công thần, kỳ thật là vô cùng hào phóng.
Có thể ức chế dã tâm xưng Vương xưng Hầu của công thần, những gia thưởng phong phú này cũng là nguyên nhân quan trọng.
Trừ điều này, thêm nữa là do bản thân Cố Liệt chính là một trong những công thần lớn nhất trong việc đánh hạ giang sơn, có được danh vọng cá nhân cực cao, lại là vị Vương duy nhất trong lòng người Sở, dưới thế cục hiện thời, tuyệt đối không có khả năng bị thay thế.
Như vậy từ những điều này, lại càng nổi bật hơn sự kinh người trong những ban thưởng mà Địch Kỳ Dã đạt được.
Rất nhiều người đều đang suy đoán thâm ý của Cố Liệt đằng sau hành động này.
Đầu tiên là “Định Quốc Hầu”, hai chữ Định Quốc này, đã dùng rất tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả rồi, tiền triều không phải không có công thần đánh hạ nửa giang sơn, nhưng có thể sử dụng đến hai chữ Định Quốc, không hề có lấy một người.
Đạo lý rất đơn giản, ngươi định quốc, thì Đế Vương để làm gì? Một võ tướng như ngươi định quốc, thì văn thần để làm gì?
Hơn nữa, trong quá trình phong thưởng công thần, Cố Liệt cất nhắc văn thần rất rõ ràng, không để cho võ tướng độc đại, duy độc một Địch Kỳ Dã đánh vỡ cân bằng.
Riêng điều này đã đủ kỳ quái, càng kỳ quái chính là, Cố Liệt còn phá lệ cho Địch Kỳ Dã đất phong, phong còn không phải chỗ khác, mà là quê quán Vân Mộng Trạch của chính Cố Liệt.
Lại còn không phải chỉ cho Địch Kỳ Dã hưởng thụ mỗi thuế phú của đất phong, mà là viết rành mạch trên văn bản rằng “hưởng điền địa thuế phú trú quân Vân Mộng Trạch”.
Đây là khái niệm gì? Đây là tương đương với nói mấy vạn tinh binh đi theo Địch Kỳ Dã căn bản sẽ không bị đánh tan nhập vào biên chế, phân về Đại đô đốc phủ quản lý quân đội — hệ thống do Binh Bộ quản hạt của Đại Sở hiện giờ, mà Cố Liệt sẽ trực tiếp giúp Địch Kỳ Dã nuôi tinh binh ở Vân Mộng Trạch, đi làm bạn với tinh binh Thuỷ sư của chính hắn.
Nhưng, cùng lúc đó, Cố Liệt cũng không cho Địch Kỳ Dã quyền lợi chân chính quản lý Vân Mộng Trạch, cho nên tuy rằng Vân Mộng Trạch là đất phong của Địch Kỳ Dã, nhưng không phải “quốc trong quốc gia” theo ý nghĩa truyền thống, Địch Kỳ Dã cũng không khống chế quyền quản lý hành chính của Vân Mộng Trạch.
Đây rốt cuộc là đề phòng Địch Kỳ Dã, hay là không đề phòng Địch Kỳ Dã? Làm người xem không rõ.
Thứ hai, Cố Liệt còn gia phong Địch Kỳ Dã thành thái phó của Thái tử.
Chức quan này tồn tại từ Tiên Tần, nhưng đã trở thành chức suông từ lâu, thuộc về một trong tam công (4), phần lớn là mỹ danh Đế Vương thưởng cho thần tử, không có ý nghĩa gì thực tế.
Nhưng thái phó Thái tử mà Cố Liệt gia phong cho Địch Kỳ Dã, lại là Chính nhất phẩm, còn ban trụ Đông Cung, đây hoàn toàn đã không còn là chức suông, mà là thực chức chân chân chính chính, không chỉ giáo dưỡng vương tử, hơn nữa còn hoàn toàn có tư cách thượng triều quản lý.
Cho dù mọi người đều từng nghe nói bát quái Địch Kỳ Dã là cữu cữu của tiểu vương tử, nhưng Địch Kỳ Dã đã là công thần lớn như vậy, lại cho hắn một thực chức Chính nhất phẩm, vậy Cố Liệt còn làm sao bài xích hắn ra ngoài chính sự được?
Cũng không thể nào nói, Cố Liệt đã tín nhiệm Địch Kỳ Dã đến tận mức này chứ?
Nhưng, cùng lúc, chuyện ban trụ Đông Cung, lại rất đáng suy ngẫm.
Làm Địch Kỳ Dã ở Đông Cung, chẳng khác nào nhất cử nhất động của Địch Kỳ Dã đều nằm dưới sự giám thị của Cố Liệt, đừng nói mưu nghịch, chỉ là mỗi tiếng nói cử động, đều đã phải dè chừng vạn phần, hơi đi sai bước nhầm chút, lập tức sẽ bị tóm được nhược điểm.
Cho nên, không ít người cho rằng, điểm ban trụ Đông Cung này, mới là mấu chốt đồ cùng chuỷ kiến (5) sau này.
Mang theo băn khoăn như vậy, mặc dù triều đình Đại Sở còn chưa hoàn toàn tổ kiến thành hình, nhưng việc đứng thành hàng, mọi người không sai biệt lắm đã chọn cho mình chỗ đứng rõ ràng.
Công thần Đại Sở, cơ bản có thể chia thành hai tập đoàn lớn, một là tập đoàn gia thần Sở Cố, hai là tập đoàn võ tướng ngoại lai, người trước lấy Khương Dương cầm đầu, người sau lấy Địch Kỳ Dã cầm đầu, nhưng nội bộ hai tập đoàn này cũng không phải bền chắc như sắt.
Tập đoàn gia thần Sở Cố, có phân chia văn võ.
Gia thần có năm họ lớn, Khương Tả Chung Chúc Trang, trong đó Khương Tả là võ tướng thế gia, Chúc Trang là văn thần thế gia, Chung gia có thể nói là văn võ song toàn, cũng có thể nói là hai loại đều tương đối bình thường.
Hiện tại, đứng đầu văn thần lại là Khương Dương, xuất thân từ Khương gia.
Trước mắt giữa gia thần cũng không có mâu thuẫn quá mức rõ ràng, hãy còn coi như đoàn kết.
Đối lập với bên này, tập đoàn võ tướng ngoại lai, có thể nói là chia năm xẻ bảy.
Trong công thần võ tướng ngoại lai, đại khái có thể chia thành ba loại, là hàng tướng Tín Châu, hàng tướng Thục Châu, và chủ động đến gia nhập.
Tín Châu mất đi Ngao Qua, thế lực