ICU, phòng tuyến cuối cùng của sự sống.
Nếu thất thủ tại trận địa này, thì nơi chờ đợi người bệnh chỉ có thể là nhà xác lạnh lẽo.
Những mẩu chuyện buồn xảy ra ở đây hàng ngày, thành viên trong gia đình đứng ở phía góc tường ngoài cửa. Thậm chí có một số người đợi đến nửa đêm cũng không muốn rời đi, họ chỉ ngồi trong góc, chờ đợi người thân phía bên trong thông qua cánh cửa dày đặc.
Người chết ở giường bên cạnh được quấn khăn trắng rồi đưa đến nhà xác, người nhà ngoài cửa khóc đến mức không thở được.
Các bác sĩ xung quanh giường dần tản ra, y tá thuần thục trải ra bộ ga giường mới tinh nhằm chờ đợi bệnh nhân tiếp theo đến.
Các bác sĩ và y tá ở đây không có thời gian để buồn phiền vì cái chết của một bệnh nhân, họ nhường lại nỗi đau đó cho cha mẹ và con cái bệnh nhân, họ không thể lãng phí thời gian vì một người bệnh.
Điều mà họ có thể làm lúc này chính là cố hết sức mình để điều trị cho bệnh nhân tiếp theo.
Ký ức của Lộc Ẩm Khê vẫn còn đọng lại trong đợt kiểm tra phòng vào sáng thứ năm. Giây phút đó, nàng nghe thấy bên tai mình vang lên tiếng cầu xin nhẹ nhàng, trong lòng khẽ đáp: Được, tôi sẽ sống sót, tôi không thể chết một cách vô ích như vậy...
Nàng nguyện ý trở thành bệnh nhân để các giáo sư giảng dạy, nhưng nàng không muốn xuất hiện trong cuộc thảo luận về các trường hợp tử vong của họ.
*
6 giờ tối, sau khi tan làm, Giản Thanh không đến ICU trước mà đến hội trường tầng 7 của tòa nhà hành chính để tham gia thảo luận về trường hợp tử vong cấp bệnh viện.
Thông thường, mỗi khoa đều có thời gian riêng để thảo luận về các trường hợp tử vong. Thảo luận cấp bệnh viện là mô hình mà các lãnh đạo học được từ việc du học mang trở về bệnh viện quốc nội, chỉ được tổ chức mỗi quý một lần, hiện tại đây là lần thứ ba.
Cuộc thảo luận do chủ nhiệm khoa y tế chủ trì, từng khoa thay phiên nhau chia sẻ, đôi khi còn mời chuyên gia từ các bệnh viện khác đến.
Khám bệnh, chẩn đoán, cấp thuốc, cấp cứu, từng khâu sẽ được đánh giá là hợp lý hay không. Lâm sàng, kỹ thuật y tế, nhà thuốc, phòng cấp máu ... mỗi bộ phận đều có thể bị phân tích và quy trách nhiệm không đúng chỗ.
Bệnh nhân tử vong là chuyện rất bình thường đối với bác sĩ, nhưng đây không phải là chuyện vinh quang gì cho cam. Khi ngồi ở đây để nghe việc thảo luận, thậm chí là chỉ trích, cũng cần có sự dũng cảm nhất định.
Nói sự thật ở đây, cũng cần một sự can đảm nhất định.
Chuyện tử vong ở khoa thì rất dễ thảo luận, cấp trên chỉ đạo cấp dưới, chỗ nào làm không tốt thì nói ra. Tuy nhiên việc thảo luận cấp bệnh viện là dựa vào khoa, các chủ nhiệm ở đây đều có chức vụ ngang nhau.
Nếu những người có chức vụ giống nhau cùng đánh giá, thì cần phải cân đo đong đếm mối quan hệ giữa các cá nhân. Nếu hôm nay bạn dám bắt bẻ chủ nhiệm trước toàn bệnh viện, ngày mai ông ta liền đến phòng làm việc của bạn mà quậy phá.
Vì vậy, trong thảo luận, việc nhẹ sợ việc nặng, người lãnh đạo cần phải nhiều lần nhấn mạnh rằng đây không phải là phê bình mà chỉ là thảo luận và cải thiện.
Đôi khi hiệu quả thảo luận còn không tốt bằng những cuộc thảo luận trong nội bộ khoa. Tại đây, lãnh đạo có chủ kiến riêng, còn cấp dưới chỉ có thể hợp tác lắng nghe.
Lần này đến lượt khoa tim mạch trình bày về ca bệnh.
Bác sĩ Khoa Tim mạch đứng trên sân khấu và mở PPT: "Chào buổi tối tất cả các vị đồng nghiệp, tôi là Đinh Hiểu Mạch của khoa tim mạch. Trường hợp tử vong được trình bày ngày hôm nay là một phụ nữ 20 tuổi nhập viện vì viêm cơ tim do virus (VMC), tình trạng của cô ấy đã cải thiện sau khi điều trị ICU. Vào ngày 10, cô ấy được chuyển đến khoa tim mạch, tình trạng ổn định. Ngày 15 cô ấy quay lại bệnh viện khám thì phát hiện thấy tình trạng suy tim nặng hơn, đã chuyển sang bệnh cơ tim giãn (DCM) kèm theo tụt huyết áp. Vào ngày 15, lúc 9 giờ 30 tối, cô ấy ngưng tim đột ngột..."
Trên PPT trình bày, tên bệnh nhân đã bị ẩn, chỉ hiển thị số nhập viện, 52104.
Giản Thanh ngồi phía dưới khán đài, cô không biết những con số kia đại diện cho ai. Nhưng khi nhìn thấy lịch sử y tế, khám sức khỏe, xét nghiệm, chẩn đoán nhập viện và quá trình điều trị hiển thị trên PPT, cô liền có thể đoán ra được bệnh nhân là ai ——
Hà Bội, người bị ngã trong công viên vào ngày hôm đó. Cuối cùng, cô ấy được cấp cứu trong gần 3 giờ đồng hồ với tình trạng nguy kịch, trụy tim.
Giản Thanh thở dài về sự vô thường của một kiếp người, sau đó lại nhíu mày suy nghĩ.
Cô ấy đã được cứu sống vào lúc nguy cấp nhất, tại sao sau khi tình trạng bệnh ổn định lại đột ngột tiến triển thành bệnh cơ tim giãn? Lại còn phát sinh hiện tượng ngừng tim đột ngột rồi cứu chữa không thành công?
*
9 giờ tối.
Lộc Ẩm Khê nằm trên giường bệnh ICU, nàng mở to đôi mắt trong veo của mình ra.
Ngọn núi đè nặng lên lồng ngực đã được dời đi, hô hấp trở nên dễ dàng hơn, tâm trí hỗn loạn cũng trở nên rõ ràng.
Đây không phải là hồi tưởng sao?
Nàng quay đầu lại xem dữ liệu của mình trên màn hình.
Tất cả các chỉ số đều trong giới hạn bình thường, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.
"Em tỉnh rồi?"
Ai đó bước đến bên giường, nhẹ giọng hỏi nàng.
Nàng quay đầu lại, nhìn thấy Giản Thanh đang đứng bên giường.
Giản Thanh mang khẩu trang, chỉ lộ ra đôi mắt, bình tĩnh nhìn nàng: "Ngày mai em có thể rút ống ra rồi."
Lộc Ẩm Khê cảm thấy cổ tay mình có thể dùng lực được, liền nhấc lên làm động tác cầm bút viết.
Giản Thanh hiểu ý, nâng đầu giường lên, sau đó đưa bút cho nàng và đặt bảng từ tính đến trước mặt nàng:"Em muốn nói gì?"
Thường ngày Lộc Ẩm Khê luôn miệng nói không ngừng nghỉ, nhưng bây giờ nàng không thể nói chuyện được nữa, ngược lại Giản Thanh liền trở thành người nói nhiều.
Lộc Ẩm Khê nhìn thoáng qua Giản Thanh, sau đó vừa viết vừa vẽ lên bảng từ tính.
【Bệnh nhân khâu vết thương: —IIIIIIII—
Người hướng dẫn tháo đi một nửa — I-I-I-I-I—
Học sinh lại tháo đi một nửa —IIIII— 】
Đây là phỏng lại câu chuyện cười kinh điển trong y học. Vết thương của bệnh nhân sắp lành sau khi khâu, giảng viên hướng dẫn học sinh tháo một nửa sợi chỉ, thao tác bình thường là tháo từng sợi chỉ, kết quả là học sinh thiếu kinh nghiệm chỉ tháo đúng một nửa sợi chỉ."
Nàng đang kể những câu chuyện cười để làm cho Giản Thanh vui, nàng muốn cô vui vẻ chứ không phải là dáng vẻ nghiêm túc như hiện tại.
Mặt Giản Thanh không có lấy một chút biểu cảm gì.
Lộc Ẩm Khê cau mày trừng cô.
Cô không cảm thấy buồn cười sao?
Dưới sự đe dọa của nàng, Giản Thanh gỡ khẩu trang ra treo ở một bên tai, cong cong khóe miệng, nở một nụ cười miễn cưỡng ngắn ngủi với Lộc Ẩm Khê, sau đó lại mang khẩu trang vào.
Lộc Ẩm Khê ngừng trêu chọc, nàng chỉ nhìn cô.
Giản Thanh cũng nhìn Lộc Ẩm Khê. Thật lâu sau, trong mắt cô dần lộ ra một nụ cười chân thành.
*
Ngày hôm sau, Lộc Ẩm Khê rút ống, thay vào đó là đặt mặt nạ dưỡng khí và quan sát thêm một ngày. Sau khi bác sĩ đánh giá các dấu hiệu ổn định, nàng sẽ được chuyển ra khỏi ICU để đến Khoa hô hấp.
Hôm nay, Giản Thanh tham gia lớp nghiên cứu khoa học, nhưng cô không ở trong phòng thí nghiệm mà lấy máy tính ra, ngồi bên cạnh giường Lộc Ẩm Khê để kiểm tra số liệu.
Cô cũng mang khẩu trang ở phòng bệnh thường nhưng không mặc áo blouse trắng, mà chỉ mặc quần áo bình thường.
Lộc Ẩm Khê không chịu nghỉ ngơi hay ngủ mà chăm chú nhìn cô.
Lúc Ngụy Minh Minh chạy việc vặt cho khoa thì cũng ghé vào thăm Lộc Ẩm Khê. Cô ấy ngồi bên mép giường, cười cười: "Chị là ân nhân cứu mạng của em đấy, chờ khi nào em khỏe hơn thì phải nhảy trước mặt chị đó."
Lộc Ẩm Khê mỉm cười, gật đầu đồng ý.
Nửa đêm, Giản Thanh không về nhà, cô định tiếp tục túc trực tại giường bệnh của Lộc Ẩm Khê.
Lộc Ẩm Khê đánh chữ trên điện thoại di động cho cô xem:【Chị trở về nghỉ ngơi đi, tình trạng của tôi gần như ổn định rồi. Có bác sĩ và y tá ở bên cạnh thì tôi sẽ không sao đâu. 】
Giản Thanh nhìn thoáng qua nội dung tin nhắn, sau đó thu hồi ánh mắt, mặc kệ nàng. Cô mượn phòng tắm trong phòng trực của bác sĩ khoa hô hấp. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cô quay trở lại phòng bệnh, định ngủ ở bên mép giường.
Lộc Ẩm Khê chọc chọc xoáy tóc trên đầu Giản Thanh.
Giản Thanh nắm lấy tay nàng, nhét trở lại giường, sau đó ngẩng đầu nhìn nàng nhưng không lên tiếng.
Nàng lại phải gõ vào điện thoại:【Tại sao tình trạng của tôi lại nghiêm trọng như vậy? Có phải chức năng phòng vệ niêm mạc đường hô hấp trên của tôi quá yếu? Hay tôi có vấn đề gì đó với hệ thống miễn dịch? 】
Trong trường hợp không mắc các bệnh lý có từ trước, phải mất một khoảng thời gian nhất định