Giải quyết xong chuyện với Tống Vô Ưu, Trương Ý Nhi khá thỏa mái, tâm trạng tốt nên cũng muốn đi dạo một chút, muốn kéo Tống Vô Ưu đi dạo phố cùng nhưng buổi chiều cô ta có tiết thế là cô chỉ có thể đi một mình.
Cũng lâu rồi cô không được tự do rảnh rỗi thế này.
Cô nhắn tin báo cho Frederick Nhược Đông biết để hắn khỏi nghi ngờ linh tinh.
Mà người đàn ông nào đó đã sớm biết cô đang ở đâu, thuộc hạ của hắn đã báo rằng hiện tại cô đang đến một phòng triển lãm.
Ừm nơi ấy không có gì đáng lo ngại, hắn bảo: “Chỉ cần đừng để mất dấu cô ấy là được.” Ý hắn là đừng theo dõi chặt cô quá, cứ thoải mái, thỉnh thoảng ngó xem cô đang đứng nơi nào là ổn rồi.
Thân phận của cô tạm thời không có bên nào để ý tới thì vẫn còn nằm trong vùng an toàn.
Bút máy trong tay người đàn ông xoay vài vòng điêu nghệ, hắn nhìn bức tranh con rắn đang há miệng nhe ranh vuốt, hàng mi hơi nhấp nháy, bút máy dừng lại không tiếng động.
Hắn gọi một cuộc điện thoại: “Tìm mọi cách liên lạc với thủ lĩnh của tổ chức Đen.”
Phòng tranh nghệ thuật A…
Bên trong đang diễn ra triển lãm tranh của một họa sĩ trong nước không quá nổi tiếng, nhưng là một sinh viên theo học chuyên ngành hội họa Trương Ý Nhi biết rất nhiều họa sĩ từ những họa sĩ nhỏ cho đến những bậc thầy thiên tài.
Hứa Bác Diễn, trên dưới 40 tuổi, danh tiếng trong giới không quá cao nhưng ông là một trong những họa sĩ cô kính ngưỡng nhất.
Ông chuyên về trường phái nghệ thuật lãng mạn, nó phát triển vào những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, ý nghĩa tôn vinh trí tưởng tượng và trực giác cá nhân trên con đường tìm kiếm tự do cá nhân.
Một trường phái mà Trương Ý Nhi khá ấn tượng nhưng cô lại theo đuổi một trường phái khác, cũng mang tính cá nhân nhưng nặng nề hơn, đó là nghệ thuật biển hiện.
Nó dựa vào góc nhìn chủ quan, phát họa từng nét vẽ mô tả rõ nhất tâm thức u ám và sự điên rồ của chính mình như bức tự họa của Van Ghost hay Tiếng Thét của Edvard Munch,...!vừa đáng sợ, vừa tối tăm cũng vừa quyến rũ.
Đó là điều khiến cô say mê trường phái này đến vậy.
Như thể thông qua nó ta có thể thoải mái thể hiện toàn bộ những góc khuất khổ đau về cả thể xác và tinh thần mà không cần phải đè nén nó trong tâm tính ngột ngạt nữa.
“Xin chào.” Hứa Bác Diễn đã theo dõi cô gái xinh đẹp này ngay từ lúc cô đặt chân vào phòng trưng bày nghệ thuật, mỗi một bức tranh của ông cô đều dừng lại ngắm nhìn một lúc cho đến bức tranh trước mắt.
Đó là bức vẽ một người đàn ông bị khuyết chân trái, ông ta không dùng gậy hay bất cứ gì chống đỡ, khuôn mặt ngẩng cao bày rõ sự căm phẫn hướng về ánh mặt trời rực cháy, như thể ông ta đang mắng ông trời đã bất công cướp đi một cẳng chân của mình dù ông đã ban cho ông ta sự sống.
Tổng thể chỉ có đen với đỏ, đến cả mặt trời cũng đỏ, khi nhìn vào bức tranh này người ta sẽ cảm thấy rất nặng nề.
Ông đã không theo trường phái mình vẫn luôn theo đuổi từ trước đến giờ, trong buổi triển lãm tranh lần này, ông đã thử “biểu hiện”.
Bình thường người đến tham quan có đủ kiểu, có nhiều bạn trẻ chỉ muốn giết thời gian vào ngày rảnh rỗi, có người lại vì muốn thể hiện sự thường thức nghệ thuật của mình, có người là người trong giới.
Vì vậy khi quan sát Trương Ý Nhi đứng rất lâu trước bức “Công Bằng” của mình, ông đã xác định cô là người trong giới, và có thể cô bé này theo đuổi nghệ thuật biểu hiện.
Giọng nói trầm thấp bên tai khiến Trương Y Nhi giật mình, cũng kéo cô rời khỏi thế giới của “Công Bằng”.
Giật mình sau đó là hạnh phúc vì thần tượng chủ động đến chào, cô vội khom người một góc 45 độ vô cùng thành kính: “Chào chú ạ.”
Hứa Bác Diễn cười hiền hòa, ông bảo cô không cần kính lễ như vậy: “Cháu biết tôi à?” Ông không nổi tiếng đối với mấy đứa nhóc cỡ tuổi này lắm.
Trương Ý Nhi gật gù đầu, bộ dạng được gặp thần tượng trông quá ư là ngốc nghếch nếu Frederick Nhược Đông chứng kiến sẽ đánh giá như thế.
“Chú là thần tượng của cháu đó ạ.”
Ông vẫn giữ nụ cười hiền hòa trên môi, rồi khẽ vuốt cằm trêu: “Nhưng có vẻ cháu không theo nghệ thuật lãng mạn.” Xem nào, xem ông có đoán đúng không.
Và ông đã chính xác, cô bé đáp: “Cháu