Chẳng mấy chốc đã đến cuối tuần, từ sáng sớm Thẩm Kình Vũ đã chở Kỷ Cẩm đến bệnh viện tái khám.
Trên đường đi, Kỷ Cẩm ngồi ở ghế lái phụ loay hoay với chiếc điện thoại của mình, lát sau ngẩng đầu lên nói với Thẩm Kình Vũ: “Em gửi tin nhắn cho cha rồi, báo cho ông ấy hôm nay em đi khám lại.”
Thẩm Kình Vũ đưa tay xoa đầu cậu: “Ngoan.”
Từ lần cuối cùng đến bệnh viện, anh đã đề xuất Kỷ Cẩm gọi hoặc nhắn tin cho cha mẹ cậu để thông báo.
Kỷ Quân Khiêm lo lắng cho cậu đến mức cúp máy của Túc An ngay lập tức.
Thật ra giữa Kỷ Cẩm và cha mẹ nào có mâu thuẫn nào quá khó hòa giải đâu? Chẳng qua không biết phải ở bên nhau như thế nào mà thôi.
Để bắt tay giảng hòa cũng không khó, những chuyện đã qua rồi không nhất thiết phải nhắc lại, cũng không cần phân rõ phải trái đúng sai.
Quan trọng nhất là từ bây giờ, bọn họ cần nối lại mối liên kết, không để tình cảm này làm tổn thương nhau nữa.
Lái xe đến bệnh viện, hai người đi thẳng đến phòng khám của Hoàng Hữu.
“Tiểu Cẩm đến rồi.” Hoàng Hữu hỏi một cách ân cần.
“Dạo này cháu thế nào? Uống thuốc có hiệu quả gì không?”
Vấn đề này khiến Kỷ Cẩm nhăn nhó ngay lập tức.
Đúng là từ khi uống thuốc cậu không còn bị cảm xúc chi phối nữa, nhưng tác dụng phụ của thuốc thật sự quá kinh khủng.
“Dạo này cháu ngủ rất nhiều, dạ dày cũng bị xáo trộn, hoặc ăn không vào hoặc ăn mãi không no.
Những thứ này thì ổn thôi…” Kỷ Cẩm có vẻ rất phiền muộn.
“Nhưng bác sĩ, gần đây trí nhớ của cháu sụt giảm nghiêm trọng! Cháu chỉ đi từ phòng ngủ ra phòng khách đã quên bản thân định làm gì rồi! Chú có thể đổi loại thuốc nào không ảnh hưởng đến trí nhớ không?”
Hoàng Hữu không tỏ rõ ý kiến, hỏi Kỷ Cẩm thật chi tiết về cảm nhận của cậu rồi nói: “Thế này đi, cháu đi kiểm tra sức khỏe để chú xem có chỉ tiêu cơ thể nào thay đổi không rồi xem xét lại về việc điều chỉnh thuốc.”
Kỷ Cẩm đành theo y tá ra ngoài.
Vì trong lúc cậu làm xét nghiệm Thẩm Kình Vũ không thể đi theo nên anh ở lại phòng khám, nói chuyện với Hoàng Hữu.
Thẩm Kình Vũ hỏi một cách lo lắng: “Bác sĩ, bệnh của A Cẩm mất bao lâu để khỏi? Bao giờ tác dụng phụ của thuốc mới đỡ?” Ngày nào anh cũng nhìn thấy bộ dạng ăn không ngon ngủ không yên của Kỷ Cẩm, thật sự còn khó chịu hơn bản thân mình bị bệnh.
Hoàng Hữu chẳng có cách nào để định ra một kỳ hạn nhất định, chỉ có thể nói: “Đừng quá nóng vội.
Bệnh tâm lý không giống những loại bệnh khác, quá trình điều trị tương đối phức tạp, tình huống của mỗi người không giống nhau.
Chú có thể cam đoan với hai cháu là chú sẽ cố hết sức để giúp người bệnh, mong là hai cháu tin ở chú.”
Không phải ông không muốn đưa ra một kỳ hạn, mà thật sự ông không thể cho được.
Rối loạn lưỡng cực cần có quá trình nghiệm thuốc, mà quá trình này phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ, thể chất của bệnh nhân và thậm chí là cả vận mệnh.
Có người đáp ứng được ngay từ đơn thuốc đầu tiên, hoàn toàn không chịu bất kỳ tác dụng phụ gì, chỉ mấy tháng đã khỏe mạnh trở lại; song có người thay đổi liều lượng thuốc mười lần vẫn không được, cả đời không thể dứt thuốc.
Tình huống của Kỷ Cẩm không quá nghiêm trọng, đúng là có hi vọng có thể kiểm soát, nhưng vì tính chất thận trọng và nghiêm túc của một bác sĩ, Hoàng Hữu không thể bảo đảm chắc chắn điều ấy.
Ông giữ vẻ mặt ôn hòa, hỏi Thẩm Kình Vũ: “Tiểu Thẩm, cháu là người yêu của Kỷ Cẩm đúng không?”
Thẩm Kình Vũ giật mình, không biết phải đáp lại thế nào.
Hoàng Hữu cười: “Kỷ Cẩm tự nói cho chú biết.”
Thẩm Kình Vũ biết các bác sĩ tâm thần sẽ giữ bí mật cho bệnh nhân, thở phào nhẹ nhõm rồi thừa nhận: “Đúng, tôi là người yêu của em ấy.”
“Ừ.
Chú biết tác dụng phụ của thuốc rất lớn, Kỷ Cẩm uống vào vô cùng khó chịu mà cháu chứng kiến cũng rất đau lòng.
Nhưng cháu cần nhớ kỹ, khó chịu thế nào đi nữa cũng không được tự tiện ngừng thuốc.
Điều này là vì lợi ích của cậu ấy, được không?”
Thẩm Kình Vũ thở dài: “Tôi hiểu.”
Nhưng để anh trơ mắt nhìn Kỷ Cẩm chịu khổ mà chẳng thể làm được gì thì thật sự trong lòng không thể chấp nhận được.
Anh hỏi Hoàng Hữu: “Bác sĩ, tôi có thể làm gì cho em ấy không?”
“Tất nhiên rồi, một mối quan hệ thân mật, an toàn và lâu dài rất tốt cho bệnh nhân!” Hoàng Hữu nói.
“Lần trước chú cho Kỷ Cẩm làm khảo sát tâm lý, cậu ấy nói chỉ số trầm cảm và lo âu đã thấp hơn nhiều so với lần cuối cậu ấy làm, còn nói tất cả là nhờ cháu.
Cháu ủng hộ, hiểu cho cậu ấy là sự trợ giúp lớn nhất rồi.”
Thẩm Kình Vũ không ngờ Kỷ Cẩm lại nói như vậy, cảm thấy trong người mềm nhũn, ấm áp, đồng thời hơi hổ thẹn vì bản thân không hề tốt như lời của cậu.
Hoàng Hữu nói: “Chú biết rất khó để chung sống với những bệnh nhân mắc bệnh này.
Thế này đi, để chú dạy cháu một cách.
Bao giờ tâm trạng của cậu ấy kích động quá mức làm cháu tức giận, cháu đừng đi ngược lại, cũng đừng kích thích cậu ấy.
Cháu hãy nói với cậu ấy rằng mình hiểu được và đứng ở cùng phía với đối phương.
Việc này sẽ giúp ổn định lại cảm xúc của cậu ấy.”
Thẩm Kình Vũ gật đầu, dù Hoàng Hữu không nói anh đã làm như vậy rồi.
Ông nói tiếp: “Ý của chú không phải là chuyện gì cháu cũng nghe theo đối phương, mà mong cháu giúp cậu ấy đối diện với cảm xúc của mình trước, sau đó cháu cần học cách tách biệt giữa cảm xúc và con người cậu ấy–“
“Tách biệt?”
“Đúng.
Đôi khi con người không thành thật cả trong suy nghĩ.
Ví dụ như hào hứng mua rất nhiều đồ về nhà nhưng chưa chắc đã thật sự thích những thứ đó; ném đồ đi khi giận dỗi cũng không hẳn vì ghét bỏ.
Vào những lúc ấy, suy nghĩ tạm thời bị cảm xúc khống chế, mà tâm trí của người mắc bệnh tâm lý còn dễ hỗn loạn hơn, cháu đừng coi những thứ ấy là thật.”
Thẩm Kình Vũ nghe rất chăm chú.
Hoàng Hữu đưa là một phương pháp hiệu quả: “Lúc cậu ấy lên cơn bệnh, cháu có thể thử chuyển dời sự chú ý của cậu ấy bằng cách nói rằng mình rất sẵn lòng lắng nghe suy nghĩ của đối phương để dẫn dắt cậu ấy tìm hiểu sâu vào bên trong.
Sau khi cậu ấy đào sâu, có thể sẽ tự nhận ra mình đang suy nghĩ quá tiêu cực, vốn bản thân không hề có ý định như vậy.”
Thẩm Kình Vũ có phần đăm chiêu.
Đúng là trước đây anh đã cảm giác được điều này nhưng chỉ là linh cảm thoáng qua, nhờ lời giải thích của Hoàng Hữu anh mới có thể suy nghĩ sâu hơn.
Anh hỏi Hoàng Hữu: “Bác sĩ, vậy tôi phải làm thế nào để phân biệt lúc nào cậu ấy nói thật, lúc nào bị cảm xúc chi phối?”
Hoàng Hữu nói: “Cháu là người thân nhất với cậu ấy, cậu ấy là người như thế nào chẳng lẽ cháu không biết sao? Lúc nào là bản thân cậu ấy, khi nào bị căn bệnh điều khiển, tự cháu sẽ có phán đoán thôi.”
Thẩm Kình Vũ bỗng thông suốt, nói bằng giọng cảm kích: “Cảm ơn bác sĩ, tôi hiểu rồi.”
Không lâu sau, Kỷ Cẩm trở về sau khi xét nghiệm.
Hoàng Hữu xem kết quả xét nghiệm của cậu, hỏi tiếp: “Tiểu Cẩm, cháu có thói quen viết nhật ký không?”
Kỷ Cẩm lắc đầu.
Hoàng Hữu đề xuất: “Vậy cháu có thể thử viết từ hôm nay xem sao.
Nhất là những lúc cảm xúc dâng cao nhất, cháu thử xem có thể ghi chép lại cảm nhận và suy nghĩ của mình hay không.
Một thời gian sau tự xem lại có thể sẽ có suy nghĩ khác đấy.”
Thật ra đây cũng là một phương pháp khác để di chuyển sự chú ý, đồng thời giúp cậu hiểu hơn về bản thân.
Hoàng Hữu điều chỉnh lượng thuốc cho Kỷ Cẩm rồi yêu cầu cậu đến tái khám vào tuần sau, buổi khám hôm nay đến đây là kết thúc.
Đến ga ra trong tầng hầm, Kỷ Cẩm định ngồi vào ghế phó lái mà thử mấy lần thấy cửa xe vẫn khóa, bèn ngẩng đầu: “Sao anh không mở?”
Thẩm Kình Vũ bước đến cạnh xe, mở cửa sau rồi đẩy Kỷ Cẩm xuống hàng ghế.
Cậu chẳng hiểu ra sao: “Anh làm gì thế?”
Thẩm Kình Vũ không nói lời nào, bước vào theo, “sầm” một tiếng đóng cửa xe lại.
Kỷ Cẩm chưa phản ứng kịp, Thẩm Kình Vũ đã ép cậu đến cạnh cửa.
Một tay anh vòng sau lưng cậu, tay còn lại đỡ lấy đầu gối, gần như chẳng