Editor: Nguyên
Ăn xong, Kỷ Khê theo Nguyễn Hiểu Phong đến công ty họp. Hai người cùng tới, Kỷ Khê xuống xe vào trước, Nguyễn Hiểu Phong lái xe đi một vòng nữa rồi mới đi vào.
Trong phòng họp, Kỷ Khê gặp được các đồng nghiệp tương lai của mình —— nữ phụ số 2, nam chính, nam phụ số 2, nam phụ số 3.
Dàn diễn viên của phim đều là người mới, trừ Kỷ Khê mới nổi lên không lâu, người duy nhất có chút nổi ở đây có lẽ là vị nam phụ số 2 xin nghỉ hôm nay.
Lục Vực, nam diễn viên tuyến mười tám vừa xuất đạo, mới chuyển hướng sang phát triển song song cả diễn xuất và ca hát. Năm trước dựa vào lăng xê CP cùng đồng đội mà nổi lên một chút, nhưng nổi nhanh chìm cũng nhanh, hơn nữa fans suốt ngày đi gây chiến với người khác, rất nhanh liền chìm hẳn.
Người đại diện nóng lòng muốn giúp hắt thoát khỏi ràng buộc từ CP, nhưng lại bất hạnh không có tài nguyên gì, đành phải tìm kiếm hạ sách, tới diễn cái bộ phim ít vốn này, nam số 2 —— đây có thể nói là hao tâm tổn sức, bởi vì hai nhân vật nam của bộ phim này đều là nhân vật có tính cách rất cường.
Lần này hắn không tới được không phải là vì do lịch trình đã an bài trước như đạo diễn nói, mà là hắn đồng thời nhận liền bốn bộ phim.
So trên so dưới thì bộ phim này có giá trị không lớn, chỉ dùng tùy tiện để leo lên thôi.
Kỷ Khê đã có được kịch bản hoàn chỉnh, cô nhanh chóng xem hết từ đầu đến cuối một lần.
Tác giả tự chỉnh sửa kịch bản đúng như cô nghĩ, phong cách cũng giống như nhiều bản trước đây, hoàn toàn phù hợp với chính sử: Triệu Cơ, là người thê thiếp bị Lã Bất Vi dâng cho cho Tần Trang Tương Vương, sau đó sinh hạ Tần Vương Doanh Chính (*Tần Vương Doanh Chính sau này là Tần Thủy Hoàng). Từ đây mẫu tử hai người bắt đầu lang bạt kỳ hồ*, bắt đầu từ con số không mà bò lên đến đỉnh
*tình trạng lang thang khắp nơi, không ổn định
Từ lúc này, Triệu Cơ bắt đầu phóng túng, dâm loạn, đầu tiên là đội nón xanh cho Tần Trang Tương Vương đã mất, sau đó lại nuôi dưỡng nam sủng. Cuộc sống hưởng thụ túng dục không e dè của bà đã để lại bóng ma tâm lý cho thời thơ ấu của con trai Tần Thủy Hoàng.
Nhân vật của Kỷ Khê chính là hình tượng dâm phụ như thế này.
Đến nỗi nam chính —— Tần Thủy Hoàng, cũng chính là con trai của Triệu Cơ, phân ra thành các thời kì nhi đồng, thiếu niên, thanh niên phải dùng ba diễn viên khác nhau để diễn.
Phần diễn của Tần Thủy Hoàng chủ yếu là ở phía nửa sau bộ phim, phần diễn thêm cũng không nhiều. Diễn viên tìm tới ngoài một người quen ở bên ngoài, còn có một thiếu niên mười bốn tuổi nhìn rất thanh tú, cùng với một diễn viên chuyên nghiệp lớn tuổi.
Bởi vì 《 Chiếc áo mùa xuân 》 là bộ phim khai thác xung quanh nhân vật Triệu Cơ, bản thân nhân vật Tần Vương này trước sau bị áp chế bởi quyền lực và tác động địa vị. Chỉ có tới khi kết thúc mới có thể đoạn tuyệt quan hệ mẫu tử, giam cầm Triệu Cơ, làm Triệu Cơ có thể thuận lý thành chương mà sống hết tuổi già trong tịch mịch cô đơn.
Trong kịch bản, bởi vì cuộc đời của mẫu thân đã mang lại bóng ma to lớn, vua Tần không lập hậu, ngoài sự thô bạo tàn ác là một nỗi tự ti không ai biết trong lòng.
Ở kịch bản như thế này, người thường thoạt nhìn đều thấy Tần Vương là người thu liễm, vì vậy nhân vật này chính là một khảo nghiệm năng lực đối với diễn viên cùng với thuyết minh kịch bản.
Nữ số 2 lại là một nhân vật do biên kịch nghĩ ra để thúc đẩy cốt truyện, giai đoạn trước từ đối địch cùng Triệu Cơ chuyển sang quan hệ nhận sự nâng đỡ từ Triệu Cơ, cuối cùng gả cho Tần Vương, nguyên mẫu là từ Trịnh phi của Tần Vương trong lịch sử. Kết cục nhân vật này sinh hạ một công tử tên Phù Tô cho Tần Vương, nhưng vẫn không nhận được sự sủng ái của vị quân vương này.
Diễn viên diễn vai Trịnh Phi này ngồi bên cạnh Kỷ Khê, thoạt nhìn không có gì cần cảnh giác, tuổi nhỏ, khuôn mặt nhìn cũng thuần khiết, thanh xuân.
Suất diễn của nam số 2 rất có ý tứ —— hắn đóng vai Lao Ái – tình nhân của Triệu Cơ, bởi vì “hàng dùng tốt” nên bị Triệu Cơ nuôi ở trong cung làm nam sủng, hai người vô cùng dâm loạn. Nhưng đồng thời Lao Ái cũng dựa vào ** để thượng vị, trở thành quyền thần số một lúc ấy. Nhân vật này, bi hài kịch đều có mặt.
Nam số 3 đóng vai Lã Bất Vi, người đã đem thiếu nữ Triệu Cơ dâng cho phụ thân của Tần Vương, đồng thời vẫn cùng Triệu Cơ duy trì quan hệ tình nhân. Sau khi Tần Vương lớn lên, hắn sợ bị Tần Vương thanh toán, nóng lòng cắt đứt quan hệ cùng Triệu Cơ nên đưa Lao Ái đến cho bà.
Nói tóm lại, quan hệ giữa các nhân vật trong bộ phim này chỉ cần dùng một từ để miêu tả —— loạn.
Đối với Kỷ Khê mà nói, nội dung chính của bộ phim này kể lại chuyện cũ của Triệu Cơ cùng ba nam nhân quan trọng nhất trong cuộc đời bà: Tần Vương, tình nhân thứ nhất, tình nhân thứ hai. Từ thiếu nữ đến bà lão tuổi xế chiều, từ dụ hoặc, phóng đãng đến bị giam cầm trong Cung Thái Hậu. Cuộc đời bà chỉ vì lợi ích chính trị, cuối cùng lại trở thành công cụ chính trị.
Đặc tính của nhân vật này kỳ thật có chút giống với 《 Carmen 》. Điều khác nhau duy nhất chính là các nhà sử học định nghĩa Triệu Cơ như một người nghiện hoan lạc, tính cách đặc biệt này dần dần lộ ra từ thời thiếu nữ, cùng với tính cách tự do của Triệu Cơ, nhân vật này là sự khảo nghiệm kỹ năng diễn rất lớn đối với diễn viên.
Khi buổi họp diễn ra, đạo diễn cố ý nói đến Kỷ Khê —— đạo diễn này khi đã làm việc thì chỉ có chuyện công việc, ngày thường nói chuyện tương đối ôn hòa, nhưng chỉ cần