Đối với Từ Vãn Tinh mà nói thì mỗi lần thi quan trọng đều được sắp xếp cực kỳ không hợp lý.
Tất cả luôn bắt đầu với ngữ văn và kết thúc bằng tiếng Anh.
Đây là truyền thống mất nhân tính đến nhường nào chứ?
Đây hoàn toàn là tàn nhẫn, không hề có đạo đức!
Nói ngắn lại thì một khắc thi xong tiếng Anh cô chỉ có cảm giác thân thể bị đào rỗng không.
Nhưng cũng trong hai môn ma quỷ này lần đầu tiên trong đời Từ Vãn Tinh thu hoạch được niềm vui kinh ngạc.
Thi văn thì tám phần liên quan tới giám định và thưởng thức thơ cổ, lúc này chính là vào bài “Nguyệt dạ ức xá đệ” của Đỗ Phủ.
Đương nhiên để tránh cho đám học sinh vừa thấy Đỗ Phủ đã hiểu rõ rằng ông này là người lòng mang thiên hạ, thanh danh yêu nước yêu dân ngời ngời thế nên đề thi đã bỏ qua tên của thi nhân mà chỉ đề thơ.
Lúc trước cứ đến lúc thi nhìn thấy giám định và thưởng thức thơ là Từ Vãn Tinh đã hoảng hết cả hồn.
Hôm nay lại không như thế, hôm nay cô cảm thấy mình đã được uống nước thần của Kiều bá bá nên cảm xúc tự nhiên mênh mông, vừa thấy thơ cô đã tự nhiên sinh ra một loại dũng cảm “rốt cuộc ngươi cũng đã tới”!
Trước không nói có thể lấy được điểm hay không, chỉ nguyên việc có tự tin với ngữ văn đã là con mẹ nó viên mãn rồi, kể cả không đạt điểm chuẩn.
Sau đó đọc đề ——
Trống dồn dứt vết chân đi;
Nhạn thu một tiếng biên thùy bi ai.
Ðêm nay sương trắng đã rơi,
Quê xưa giờ vẫn sáng ngời bóng trăng.
Có em, đều đã chia tan;
Không nhà mà đến hỏi thăm mất còn.
Gửi thư, chẳng biết tới luôn,
Huống chi chinh chiến nay còn chưa thôi.
(thivien.net)
Vừa đọc xong Từ Vãn Tinh đã thấy như sét đánh.
Này này, sao lại không giống như đã nói vậy!? Kiều Dã nói viết sông núi là hoài cổ, viết ánh trăng hay dòng sông là nhớ nhà, viết người ly biệt là nhớ người thân, viết cái gì mà biên cương phong cảnh chính là cảm khái về chiến tranh rồi lo nước lo dân.
Nhưng cái bài thơ này sao con mẹ nó cái gì cũng có thế này!
Lẩu thập cẩm dư lày thì phải làm sao?
Từ Vãn Tinh choáng váng.
Nhưng Từ Vãn Tinh là ai chứ? Nếu không biết nồi lẩu thập cẩm này muốn viết cái gì thì theo ghi chú của Kiều bá bá mà viết hết, ít nhất cũng có được tí điểm chứ nhỉ?
Dù sao cũng không cần bị 0 điểm như trước đây là được, cũng coi như có tiến bộ, không làm thất vọng sự cổ vũ của Kiều Dã.
Từ Vãn Tinh múa bút thành văn, cơ bản giải thơ như sau:
Câu đầu tiên “Trống dồn dứt vết chân đi.
Nhạn thu một tiếng biên thùy bi ai.”: Có trống trận, đó chính là thời kỳ chiến tranh, như vậy bối cảnh bài thơ hẳn là thời chiến loạn, chim nhạn gào khóc thảm thiết vậy chứng tỏ chiến trường cực kỳ tàn ác.
Câu thứ hai “Ðêm nay sương trắng đã rơi.
Quê xưa giờ vẫn sáng ngời bóng trăng.”: Đến đây, ánh trăng đến rồi, chính là nỗi nhớ nhà, như vậy nhà thơ này ở thời chiến loạn lại dâng lên cảm xúc tràn ngập nhớ về cố hương của mình.
Đây chính là cái gọi là ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương, tên thi nhân gian xảo, còn bắt trước Lý Bạch cơ đấy.
Từ trong đầu cô bắt đầu nổi lên từng hàng văn thải ào ào không dứt.
Câu thứ ba “Có em, đều đã chia tan.
Không nhà mà đến hỏi thăm mất còn.”: Câu này tựa như tự nhủ, cô chỉ cần nhìn đã hiểu.
Vị này bắt chước Lý Bạch thật thảm, chia lìa với em trai, nhà cũng tan, người thân sống hay chết khó mà biết được.
Từ Vãn Tinh thu lại ý cười, lại dừng một chút mới viết một câu như thế này vào bài thi: Cửa nát nhà tan, không thân không thích, sống chết chưa rõ.
Kỳ thật cô cũng giống người anh em này, thậm chí còn thảm hại hơn.
Ít nhất người này còn từng có gia đình, còn biết nhà mình ở đâu, còn có thân nhân để mà nhớ mong.
Một câu cuối “Gửi thư, chẳng biết tới luôn.
Huống chi chinh chiến nay còn chưa thôi.”
Dựa theo mấy câu gà bài của Kiều Dã thì nếu không có chuyện mượn cảnh hay mượn vật nhớ người thì chỉ có một khả năng.
Từ Vãn Tinh dứt khoát sử dụng câu phân tích mẫu mực mà Kiều Dã đã đưa cho: Một câu thơ cuối là tác giả thẳng thắn phát biểu suy nghĩ trong lòng, biểu đạt tình cảm cực kỳ nhuần nhuyễn.
Nhưng là tình cảm gì thì đến đây cô tựa hồ không còn cái phao nào để mà trợ giúp.
Thi nhân ngày qua ngày viết thư về nhà mong có đượcc tin tức của người thân, nhưng chiến sự lại liên miên nên thân nhân không có tin tức.
Ông ta nhớ cố hương, nhớ non nước ngày xưa, cũng mong chiến sự dừng lại, người dân được an cư lạc nghiệp.
Từ Vãn Tinh viết những câu thưởng thức giám định thơ từ này nhưng trong lòng không còn đắc ý nữa.
Cô chỉ ngơ ngác nhìn đống chữ rậm rạp, không thể tin được một ngày kia mình lại có thể có cảm xúc dào dạt lấp trống bài thi ngữ văn như thế này.
Hình như thơ từ cũng không phải quá khó hiểu.
Một khắc kia cô có loại xúc động, muốn quay đầu nói câu cảm ơn Kiều Dã, hoặc cười một cái.
Nhưng cô vừa mới quay đầu đã nghe thấy cô giáo ngồi trên bục giảng quát: “Từ Vãn Tinh!”
Cô lập tức quay vèo lại, lúc này mới nhớ ra đây là đang thi, mẹ ơi!
Ánh mắt của cô Trần không hề ngoài ý muốn mang theo cảnh cáo vì Từ Vãn Tinh có “ý đồ nhìn lén bài của Kiều Dã.”
“……”
Thi tiếng Anh cũng thuận lợi nhờ có ghi chú của Kiều Dã, ít nhất ở phần chọn đáp án đúng cô làm được trôi chảy hơn nhiều.
take off, take on, take up…… Từ Vãn Tinh không có cách nào trong một thời gian ngắn bổ sung nhiều từ mới như thế, nhưng ít ra cô có trí nhớ kinh người, có thể học được nhiều từ hơn những người khác.
Với đề này người ta có thể dùng cảm giác hoặc kiến thức để làm, coi như không tệ.
Phần sửa lỗi sai thì căn bản không làm ăn được gì.
Viết luận ư, ngại quá, ngày hôm qua cô học thuộc một bộ từ vạn năng dành cho viết luận của Kiều bá bá.
(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách, những trang khác đăng truyện đều là đi ăn cắp.
Mọi người muốn đọc nhiều truyện hay đề nghị ghé thăm trang web: runghophach.com!) Để xem hôm nay phải nghị luận cái gì nào? Ha, người ra đề thích Lý Lôi với Hàn Mai Mai chắc rồi, đề hôm nay cần thảo luận là ưu nhược điểm của việc có kế hoạch.
Nowadays, with the development of our society, education is a big issue for both students and parents.
Câu trả lời vạn năng cho mọi đề là nói đến education, màn mở đầu hoàn mỹ.
On one hand……the other hand…… Cấu trúc kinh điển.
After all, generally speaking…… Kết cục đầy đủ.
Viết xong bài luận Từ Vãn Tinh duỗi người nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
Trời sao mà xanh, không khí sao mà tươi mát, khăn quàng đỏ trước ngực ——
À, dùng nhiều lời kịch quá nên chỉ cần lơ đãng lại nói tới khăn quàng, hê hê.
Lúc thu bài cô đưa cả bài của Kiều Dã cho bàn trước sau đó quay đầu nhìn cậu một cái rồi đột nhiên cười.
Mặc kệ lần này có đạt chuẩn hay không thì hình như cô cũng chẳng có gì tiếc nuối, thực viên mãn, thực tràn đầy sĩ khí.
Kiều Dã cũng ngước mắt, hai người bốn mắt nhìn nhau, cậu nhướng mày giống như đang hỏi cô có làm được bài thưởng thức và giám định thơ hay không, nếu không làm được cậu ta sẽ trở mặt ngay.
Kỳ thi đã kết thúc, trong phòng học tràn ngập hơi thở được giải thoát sau căng thẳng quá độ.
Có người ném sách, có người ném bút, có người ca hát, có người đập bàn, có người sứt đầu mẻ trán so đáp án, cũng có người thi xong là tung hê, điểm cao hay thấp đều mặc kệ.
Từ Vãn Tinh lại ngồi tại chỗ, trong lòng là một cảm giác an tĩnh, thậm chí còn vui vẻ.
Kiều Dã liếc nhìn cô một cái và hỏi: “Thi thế nào?”
“Dù sao cái gì viết được tôi đều viết, không biết thì cũng sẽ nói hươu nói vượn để lấp đầy.” Từ Vãn Tinh duỗi duỗi người, “Chỉ mong thầy cô nể mặt thái độ tích cực đó mà cho chút điểm khuyến khích, cho tôi được đạt yêu cầu.”
Khóe miệng Kiều Dã giật giật nói: “Cố lên.”
Từ Vãn Tinh không hài lòng: “Cố lên? Tôi chân thành thể hiện tình cảm như thế mà học bá cậu lại chỉ có lệ vậy à!”
Cho nên mới nói khi chúc phúc cũng phải kỹ càng tỉ mỉ một chút chứ sao?
Kiều Dã suy tư một lát mới cực kỳ phối hợp mà trả lời dài hơn: “Cố lên.
Người có chí ắt sẽ thành công.
Người ta vùi đầu khổ học, mỗi môn đều nỗ lực.
Cậu như con thuyền trong bể học vô biên, mỗi lần đều cố gắng đạt gần hơn với đường tiêu chuẩn.”
Từ Vãn Tinh mặt không biểu tình: “Cảm ơn cậu hình dung tôi không khác gì kẻ thiểu năng trí tuệ.”
Nhưng hai người nhìn nhau một lát cuối cùng vẫn là cô bật cười trước, giống