Nhờ có anh em nhà họ Dữu giúp đỡ, sau 6 ngày thăm dò và làm sạch hang núi ở thôn An Định, toàn bộ cơ quan trong hang núi đều đã được tháo gỡ hoàn toàn, mọi người có thể ra vào bình thường mà không cần lo có ám khí làm bị thương nữa.
Họ tìm được một căn mật thất trong chỗ sâu nhất trong hang, bố trí bên trong theo hình một quả hồ lô.
Hàn Kỳ chỉ dẫn theo vài người tin tưởng đi vào, đầu vào mật thật là “miệng hồ lô”, chỉ rộng hơn trượng vuông, rộng hơn một chút so với đường hành lang.
Trên tường chỗ này treo nhiều loại vũ khí, có một chiếc bàn bằng gỗ đen để trưng bày các loại ám khí, trong đó có cả kim bạc mà thằng nhóc giày cỏ đã dùng để hạ độc Hàn Kỳ.
Kim bạc được xếp từ thô tới mảnh, từ ngắn tới dài, có gần 100 cây, được đều xếp trong một chiếc hộp gỗ dẹp dài.
Trên hộp gỗ có khắc hình thuồng luồng*, thuồng luồng bay trên một ngọn lửa.
(*) Thời xưa, thuồng luồng được quan niệm có hình thù như con rắn khổng lồ nhưng có 4 chân, có mào, có lẽ chúng giống loài cá sấu khổng lồ thời cổ đại.
Nhìn vào chất gỗ và công nghệ chế tác của chiếc hộp gỗ này, có thể thấy không phải xuất xứ từ dân gian.
Hàn Kỳ đưa hộp gỗ lên mũi ngửi một chút, “Chạm trổ tinh xảo, màu sắc còn mới, mùi đàn hương không phải nhạt, là đồ mới làm gần đây.”
Nói cách khác, hộp gỗ này được làm trong triều này, mà nhân vật có thể liên quan tới “thuồng luồng” không phải là hoàng thân quốc thích thì cũng là đại thần quyền quý từ được nhận phong thưởng.
Người ta không khỏi nghĩ tới người có hiềm nghi khá lớn hiện tại là Triệu Tông Thanh.
Có hơn chục bình sứ được trưng cùng với hộp kim bạc, 2 bình thành 1 cặp đặt chung với nhau, có màu xanh dương và màu trắng, dưới đáy có đánh số thứ tự 1, 2, 3,… bình xanh và bình trắng đều giống số thứ tự nhau, hẳn là chất độc và thuốc giải tương ứng.
“Rất có thể thuốc độc trên kim bạc làm hại Thôi quan Hàn là một trong số này, về ta sẽ nhờ đại phu kiểm tra lại kỹ càng.” Vương Chiêu gọi thuộc hạ tới, bảo họ cất kỹ những bình sứ này.
“Ủa? Sao chúng không trốn ở đây nhỉ?” Lý Tài nghĩ chỗ này rất bí mật, người của phủ Khai Phong tốn không ít thời gian mới tìm được tới đây.
Vương Chiêu: “Sau khi hang núi hoàn toàn bị phủ Khai Phong khống chế thì căn mật thất này sớm muộn cũng sẽ bị phát hiện thôi.
Ở đây không có thức ăn nước uống gì, nhịn vài ngày rồi bỏ chạy lại càng khó, chi bằng cứ nhân lúc loạn, có thể trà trộn còn có nhiều cơ hội hơn.”
“Dù sao cũng bị bắt trong lúc chạy loạn mà!” Lý Viễn hừ lạnh, “Tóm lại là bọn chúng không thể nào trốn thoát sự truy bắt của chúng ta.”
Đi tiếp vào trong là căn mật thất thứ 2, cũng chính là vị trí “bụng hồ lô”, ở đây rộng ít nhất là gấp 2 lần chỗ miệng hồ lô, bên trong có 1 chiếc bàn rộng và 2 hàng giá sách, trên bàn trừ nghiên mực, bàn tính thì không hề có giấy tờ hay gì đó, trên mặt đất có một đống tro lớn, xem ra là tro còn lại sau khi đốt giấy.
Theo lượng tro còn lại, hẳn đây là phòng thu chi, trên giá sách còn để rất nhiều sổ sách quan trọng nhưng đều đã bị thiêu hủy hết.
Sau đó lại đi tiếp vào trong, là căn mật thất thứ 3, cũng là chỗ “dưới bụng hồ lô” có diện tích lớn nhất, bên trong cực kỳ rộng rãi, xem như là một nhà kho chứa đồ.
Có hơn 20 giá gỗ, hầu hết đều trống rỗng, giờ chỉ còn vài ba thứ đồ trên đó, miễn cưỡng có thể xếp được 2 hàng, các món đồ lớn nhỏ khác nhau như đồ bằng ngọc, còn có cả san hô, đồ bằng vàng bạc.
Góc Đông Nam rất rộng, bày 20 cái rương mà xung quanh vẫn còn rất nhiều chỗ trống.
Trong 20 cái rương này có 1 cái rương nhỏ nhất đặt ở trên, đang bị mở ra, bên trong còn sót lại mười mấy tấm giao tử, đều có mệnh giá 30 xâu.
Trong rương còn lại đều là tiền đồng, được xâu lại với nhau bằng dây đỏ, số lượng 1 xâu bằng nhau, 1 rương có chừng mấy trăm xâu.
Thuộc hạ vội chạy trốn nên chắc chắn không kịp mang đi những đồ lớn trong nhà khó, chỉ có thể cầm theo những đồ nhẹ.
Lúc trước đã lục soát ra trên người của bọn lão già tóc bạc, thiếu nữ áo đỏ chạy trốn từ thôn An Định rất nhiều giao tử và một ít tài sản vàng bạc.
Rất có thể giao tử này là lấy được từ trong cái rương nhỏ.
Vương Chiêu leo lên trên giá gỗ, tìm được dấu vết của những món đồ từng được trưng bày.
Vì tầng cao nhất trên giá gỗ khá cao, quét dọn tốn sức nên ắt hẳn sẽ có chuyện quét dọn không tới.
Trên tầng cao nhất có một lớp bụi mỏng, chưa đổ dày, từ đó tạo thành dấu vết giống với hình dáng đáy của vật được trưng.
Trên giá gỗ có đủ loại dấu vết dài, tròn, vuông…, có thể thấy rất nhiều đồ được đặt ở đây.
Bình thường nếu không phải bên dưới đã đầy thì tầng trên sẽ không được đặt tới.
Vì thế rất có khả năng những kệ bên dưới đã được đặt đầy đồ, nhưng sau đó của cải được dọn đi hết, tầng dưới bị tiện tay quét dọn, tầng trên thì quên mất nên mới có việc bên dưới không thấy dấu vết mà bên trên lại có.
“Nếu mấy cái kệ này đều bày đầy đồ thì tổng bao nhiêu nhỉ? Tôi thấy những thứ còn sót lại thôi cũng phải tới số này này.” Vương Chiêu giơ một bàn tay lên, ý chỉ 5 vạn xâu.
“Không chỉ bấy nhiêu đâu, chỉ mỗi cái này thôi đã hơn vạn xâu rồi.” Hàn Kỳ đưa tay chạm vào một cái lư ngọc hình tròn trước mặt, trên đỉnh lư có khắc hình chim công và hoa lan trắng.
“Khắc chim công và hoa lan trắng chung với nhau, không giống như hoa văn truyền thống, hình như có ý nghĩa gì đó?” Thôi Đào suy nghĩ về hình khắc.
“Đây là đồ trong ngày thọ thần mẹ của Mục Kinh Châu *, mẹ ông ta thích nhất là chim công và hoa lan trắng.
Lư ngọc này bị mất sau khi thọ yến được tổ chức 6 tháng, Mục Kinh Châu nghi ngờ có kẻ trộm đã vào kinh bán vật này nên có gửi bạn vẽ lư ngọc tới cho phủ Khai Phong.”
(*) Chức quan lớn nhất ở Kinh Châu, thời cổ đại thường dùng chữ “Mục” để chỉ người đứng đầu Châu, “Mục” có nghĩa là quản lý nhân dân.
Lúc Hàn Kỳ vừa nhận chức Thôi quan ở phủ Khai Phong đã đọc hết hồ sơ những vụ án chưa được giải quyết trong phủ trong vòng 10 năm, vì hoa văn khắc trên lư ngọc khá đặc biệt nên chàng rất có ấn tượng.
“Nói vậy thì là người của Thiên Cơ Các đã vào phủ Mục Kinh Châu để trộm đồ rồi.”
Vương Chiêu thưởng thức hết tất cả những thứ trong nhà kho,