Sáng hôm sau, Lý Trọng Kiền say mèm.Có điều hắn vẫn nhớ mua cho Lý Dao Anh bánh xốp ngàn tầng nhà Chương bà.Dao Anh nhận bánh, đưa một bát nước mía tỉnh rượu cho hắn: “Anh à, em đã phái người đón pháp sư Đề Bà Mông Đạt vào cung, ông đang xem mạch cho mẹ.”Lý Trọng Kiền hàm hồ ừm một tiếng rồi ngửa cổ uống một hơi sạch bát, khẽ chao đảo rồi lăn đùng ra chiếu nỉ, nằm ngáy o o.Dao Anh vừa tức vừa buồn cười, ngồi quỳ chân trước mặt anh, đập mấy phát. Không tỉnh.“Lần nào cũng vậy, nói cho ngon rồi vẫn nốc ừng ực…”Dao Anh nhỏ giọng lầm bầm vài câu, vắt khăn nóng, lau mặt lau tay cho tên xỉn Lý Trọng Kiền.Lý Trọng Kiền bình thường không rời kim chùy, tay chai sạn, lòng bàn tay còn cả một vết sẹo cắt ngang. Đã nhiều năm rồi, mỗi lần nhìn vẫn giật mình.Dao Anh cầm bàn tay dày rộng lớn của Lý Trọng Kiền, đầu ngón tay phớt qua vết sẹo dữ tợn do đao cắt.Đôi tay này lúc cầm bút dạy nàng vẫn còn là một đôi tay thanh mảnh, ngón tay thon dài.Khi đó Lý Trọng Kiền hòa nhã trầm tính, đoan chính thanh tú, mỗi ngày theo các nhà đại nho đọc những quyển sách rất dày, có thể chép sách chữ triện lưu loát, còn vẽ cả tranh thủy mặc.Khí hậu quận Ngụy ấm áp, mùa xuân trăm hoa đua nở, trước đình hoa mận như tuyết, hoa đào mảnh mai. Gió nhẹ lướt qua, hoa rụng trước thềm.Lý Trọng Kiền viết chữ đọc sách, Dao Anh bò qua bò lại trên chiếu nỉ ngay bên cạnh anh mình.Ngồi nhìn hoa bay đầy trời trước sân một lúc, một lúc lại bò qua thư án, tò mò nhìn Lý Trọng Kiền vung mực.Lý Trọng Kiền ôm lấy Dao Anh, để bé ngồi lên chân mình, nắm bàn tay mũm mĩm nhỏ xíu dạy em cầm bút.Anh đã dạy nàng viết tên mình, dạy nàng vẽ hoa lan thanh nhã.Năm Dao Anh năm tuổi, lúc đó vào cuối xuân, Lý Trọng Kiền chỉ vào hoa rơi rực rỡ trước hiên, từng chữ từng chữ dạy nàng: “Cao các khách cánh khứ, tiểu viên hoa loạn phi.”*Các du khách lầu cao kia đã rời đi; hoa ở trong vườn nhỏ theo gió điêu tàn bay lả tả.Sau hôm dạy xong bài Hoa rơi này, Lý Trọng Kiền về Kinh Nam tảo mộ. Dao Anh ở bên cạnh Lý Đức.Anh em gặp lại trời đã thu.Lý Trọng Kiền vác một đôi kim chùy nặng trăm cân, một mình ngàn dặm, xuyên qua chiến trường núi thây biển máu, tìm tới Dao Anh thoi thóp.Vết thương hắn chồng chất, máu me khắp người, ôm chặt lấy em gái.“Tiểu Thất, đừng sợ, anh tới đón em.”Vết đao trong lòng bàn tay này chính là khi đó lưu lại.Bắt đầu từ hôm đó, hắn không còn chạm tới sách bút nữa. Mỗi ngày hắn luyện chùy, như lời Tạ Vô Lượng, lệ khí ngày càng nặng, tính tình ngày càng u ám nóng nảy. Thân thể thì ngày càng rắn chắc cường tráng, đôi tay kia từng cả ngày cầm sách, nhặt hoa cầm bút dần dần không còn thon dài quý phái như quý công tử thế gia, trở thành bộ dáng bây giờ.Tay Tạ Thanh còn đẹp hơn cả Lý Trọng Kiền.Dao Anh ngồi thẫn thờ một hồi.Nàng biết người ngoài nhìn Lý Trọng Kiền thế nào. Là giết người như ngóe, bạo ngược tàn nhẫn, tàn sát một tòa rồi đến một tòa thành.Dao Anh từng khuyên Lý Trọng Kiền.Đối địch trên chiến trường ngươi không chết thì là ta vong, đương nhiên không thể lòng dạ đàn bà, nhưng là tàn sát cả thành thì quá máu lạnh.Lý Trọng Kiền cười khẽ, xoa xoa đầu Dao Anh.Dao Anh nghĩ anh đã nghe lọt tai, kết quả hôm sau phát hiện đám người hầu bên cạnh mình đã đổi một nhóm.Người hầu Giáp nói: Nữ lang, Nhị công tử được bách tính rất kính yêu!Người hầu Ất nói: Nữ lang, ngài đừng buồn, dân chúng không có mắng chửi Nhị công tử đâu.Dao Anh giận đến ngã ngửa: Cách bịt tai trộm chuông này mà Lý Trọng Kiền cũng uổng công nghĩ ra!Lý Trọng Kiền đang ngủ say bỗng nhiên trở mình, bàn tay nắm lại, bắt chặt cổ tay Dao Anh.Dao Anh bị kéo đến giật nảy, tỉnh táo lại, đẩy tay Lý Trọng Kiền ra, nhỏ giọng mắng: “Chỉ cho phép phóng hỏa Châu quan, không cho đốt đèn trăm họ!”Rèm cửa khẽ động, bên ngoài truyền đến giọng của Xuân Như: “Quý chủ, Pháp sư đi ạ.”Dao Anh để lại cung nữ chiếu cố Lý Trọng Kiền, đứng dậy đi về sương phòng phía Tây.Hôm nay Đề Bà Mông Đạt mặc một bộ truy y mà các sư Bắc Trung Nguyên đang thịnh hành, vẻ mặt nghiêm túc, pháp tướng trang nghiêm, từ trong đường bước ra, chắp tay trước ngực: “Công chúa, Quý phi đúng là đã dùng thuốc của Bà La Môn.”Phụng ngự đứng một bên cúi đầu, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng.Dao Anh trầm mặt.Nàng biết bệnh điên của Tạ Quý phi không có thuốc chữa, mời Mông Đạt Đề Bà vào cung không phải chữa bệnh mà là tra rõ nguyên nhân bệnh.Bệnh Tạ Quý phi rất lạ, lúc Dao Anh ra đời bà đã khùng khùng điên điên, khi đó Đường thị đã chết, Tạ gia vẫn cường thịnh, không có dấu hiệu gì sắp bị hủy diệt.Mấy tháng trước, có vị đạo sĩ xem mạch cho Tạ Quý phi đoán: có thể Tạ Quý phi dùng thuốc Bà La Môn, tâm trí thất thường.Phụng ngự trong cung không mấy hiểu biết về thuốc của Bà La Môn, Dao Anh sợ bứt cỏ động rắn, không để lộ ra chuyện này. Nàng mời Mông Đạt Đề Bà vào cung chính là xác nhận suy đoán của vị đạo sĩ là thật hay là giả.Đề Bà Mông Đạt vẻ như hoàn toàn không để ý tới bầu không khí thoáng chốc trở nên nặng nề, chậm rãi nói: “Thuốc Bà La Môn mà Quý phi đã uống hẳn là một tiên dược trường sinh trong «Phương thuốc chư tiên Bà La Môn» ghi lại. Bần tăng đã từng thấy qua người dùng thuốc này lâu dài, họ đêm không an giấc, ngày không được tỉnh, thần trí rối loạn, ký ức điên đảo, triệu chứng không khác với Quý phi.”Dao Anh tỉnh táo hỏi: “Pháp sư, vậy có cách trị liệu không ạ?”Đề Bà Mông Đạt lắc đầu, vẻ mặt thương xót: “Độc tố của tiên dược Trường sinh không cách nào loại bỏ, mà bệnh của Quý phi lại rất nặng so với người bần tăng từng gặp, tâm bệnh khó giải.”Dao Anh trong lòng rõ ràng.Tạ Quý phi không tiếp nhận sự thật Tạ Vô Lượng đã chết, thuốc Bà La Môn là nguyên nhân gây bệnh, mà tin dữ của Tạ gia đã khiến bà triệt để điên.Bà điên rồi, Tạ Vô Lượng vẫn còn sống.Dao Anh nhắm mắt, bình tĩnh lạiCung nhân theo mệnh lệnh của nàng đã chuẩn bị vàng bạc, tơ lụa, dược liệu, còn cả mấy con ngựa làm tạ lễ tạ ơn Đề Bà Mông Đạt.Tạ Thanh đã đi Chính sự đường, lấy giấy thông quan do Tể tướng kí mà phát xuống.Dao Anh biết Đề Bà Mông Đạt không thể chờ đợi phải lên đường đi Tây Vực, không giữ ông lại nữa, đưa văn thư lên, tiễn ông xuất cung.Đề Bà Mông Đạt giật mình.Thật ra ông cũng đâu muốn tiến cung chẩn trị cho Tạ Quý phi.Lúc còn trên đất Thục, Đề Bà Mông Đạt thường qua lại với quan lại quyền quý, phần đông lễ phép chu đáo, cử chỉ thanh tao, tự xưng là cư sĩ tu hành, vô cùng chuộng bàn kinh lễ Phật, nhưng làm việc lại ngang ngược bá đạo, ích kỷ lãnh khốc, căn bản không để ý sống chết của dân chúng tầng lớp dưới. Khi Mông Đạt Đề Bà rời đi, kẻ quyền quý từng giữ ông làm thượng khách lập tức trở mặt, cưỡng ép tạm giam ông và đệ tử, còn giết cả người hầu của ông để uy hiếp.Ông chạy khỏi đất Thục, quyết tâm đi Tây Vực càng thêm mãnh liệt, nhưng giám viện chùa Đại Từ Ân nói rằng nếu không có giấy thông quan thì ông sẽ chết ở Kim Thành.Để có giấy, Đề Bà Mông Đạt đành mạo hiểm vào cung vì Thất công chúa.Lúc Thất công chúa hỏi bệnh Tạ Quý phi có thể chữa không, ông đã do dự trong chớp mắt, nhưng vẫn nói thật. Bệnh Tạ Quý phi đúng là không thể trị.Đề Bà Mông Đạt thấp thỏm trong lòng.Ngoài dự liệu của ông, Thất công chúa không giống mấy kẻ quyền quý kia, nàng không nổi trận lôi đình, không giận chó đánh mèo, cũng không ép giữ ông lại chẩn trị cho mẹ mình. Nàng giữ lời hứa, sảng khoái thả ông lại còn chuẩn bị hậu lễ.Tảng đá lớn đè lên tim Đề Bà Mông Đạt cuối cùng