Ba tôi bị bệnh ung thư . Bệnh nặng tuy có nặng thật nhưng ông chả lo lắng vướng bận gì. Mẹ ruột tôi mất rồi, đứa con duy nhất là tôi cũng đã 30 tuổi. Tính ba thẳng thắn lại ko muốn vì bản thân mà làm phiền người khác,vậy nên đến khi cùng sức mới cho phép người nhà báo tin .Người làm cha nào cũng vậy, đều mong con mình có chỗ đứng trong xã hội. Tôi coi như cũng là người có thu nhập ổn định, 30 tuổi đầu chỉ thiếu mỗi một cô con dâu nữa thôi. Chuyến này về gặp mặt ba lần cuối mang theo hẳn 2 cô gái xinh như hoa như ngọc , chắc ba tôi mừng lắm, coi như xuống suối vàng yên nghỉ được rồi.Chúng tôi vừa đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, liền mau chóng thuê taxi về thẳng quê nội. Trời Đà Nẵng mùa này trong xanh lí tưởng, nắng đẹp chiếu rọi muôn nơi, chỉ tiếc rằng tâm tình cả 3 đều ko hợp cho việc ngắm cảnh.Khi chúng tôi về tới trước nhà cũng là lúc xế chiều, mặt trời tắt nắng ngay trước ngõ. Trái tim tôi đập thình thịch vì 1 dự cảm ko lành, một cảm giác buốt sống lưng chạy dọc theo cơ thể tôi khi đặt chân trên con ngõ vắng.Gió thổi lá cây rơi xào xạc, lăn trên mái ngói của căn nhà cũ do ông bà để lại . Qua bao nhiêu năm tháng, căn nhà đậm dấu ấn thời gian, sập sệ như ma ám. Hạnh Nhi sau lưng tôi la khẽ "ôi mẹ ơi, thảo nào anh chẳng bao giờ về quê."
Chúng tôi nối đuôi nhau tiến vào, từ khoảng cách gần nghe thấy tiếng ho yếu ớt của ba tôi.
Tiếp theo nghe giọng ai đó rầu rĩ - "rượu vô cho cố mạng mi đi. bây chừ ra rứa đó. mới hồi trưa còn ăn cháo nói chuyện sảng sảng được."
Tôi nhận ra đây là giọng của bác gái ,bèn đánh tiếng chào : "con chào bác."
2 người đẹp cũng song song tiến vào ra mắt .
Bác gái tôi thất thập cổ lai hi, đã già lắm rồi,khi chúng tôi bước vào thấy bác đang móm mém nhai trầu. Bác nhận ra tôi mừng lắm, vừa nhai trầu vừa đấm tôi đau điếng "mạ thằng ni, răng chừ mới về. vô chào ba mi đi"
Tôi bước dịch sang hướng chiếc phản gỗ, mới vừa chào ba được 1 tiếng , nắm lấy tay ông. bỗng nhiên ba nhìn thấy thứ gì phía sau lưng tôi, mắt trợn ngược lên.
Tôi giật mình quay đầu lại, chỉ thấy ngoài Geisha và Hạnh Nhi không còn ai khác cả.
Ánh mắt ông rõ ràng đang hướng về bên trái tôi, tức là phía Geisha. Tôi toan mở lời giới thiệu thì nghe ông thở hắt ra :
"nó.. nó.. nó..." - đơn giản như vậy trút hết hơi thở cuối cùng.
Hình bóng động lòng người của Geisha chẳng hiểu đã kích ba tôi thế nào mà ánh mắt ông trước lúc lâm chung hoảng loạn tột cùng.
Hạnh Nhi hoảng hốt nhìn chằm chằm Bánh Đâụ Ngọt, mặt con bé lúc này xanh lét. Tôi xoa xoa đều tay cho ba rồi nói 1 câu cầu nguyện, đoạn đứng dậy trấn an em gái: "em đừng sợ, ba anh bị ung thư thời kì cuối, có thể mất bất cứ lúc nào."
Bác tôi cũng đau buồn nói : "bệnh của hắn là rứa đó. mồ tổ, mới hồi nãy nì còn tỉnh táo, nghe thấy tiếng xe trước ngõ thì yếu lần lần."
Ôi , bà bác quý hóa của tôi có ý tốt trấn an 2 người đẹp, rốt cuộc lại vô tình kể 1 câu chuyện huyễn hoặc khác. Hạnh Nhi và Bánh Đậu đã sợ nay còn sợ hơn.
Như thế, lần cuối gặp mặt ba tôi diễn ra như thế.
Tôi nhớ , khoảng chừng nửa tiếng sau là bà con lối xóm có mặt đông đủ, cả gia đình họ hàng ko đông lắm cũng tề tựu đầy đủ lo ma chay cho ba tôi theo đúng nghi lễ ở quê.
Đến tận buổi tối, em gái tôi vẫn còn e sợ. Trong suốt quá trình khâm niệm , nó chỉ ngồi im trong buồng ngủ cùng với Hạnh Nhi. 2 cô nàng này không quen ko biết ai ở vùng này, mà cũng chẳng nghe rõ tiếng nói ở vùng này. vậy nên đóng cửa ngồi trong phòng đến tận bữa tối mới ló mặt ra.
Dạo gần đây tôi và em gái tự thấy mình có số câu mạng quá đỗi, hễ cứ đi đến đâu là chết chóc thương tật ở đó. Mà tôi thấy trong vụ này Bánh Đậu nặng "vía" hơn tôi. Như lời Hạnh Nhi nói "Từ khi em gái anh bước ra khỏi Làng Cung Nữ, có ngày nào thế giới yên ổn đâu." - tôi lừ mắt cảnh cáo Búp Bê, cho rằng lời này chỉ nên dừng lại ở mức nói đùa bâng quơ. Nếu để Bánh Đậu nghe thấy, con bé sẽ buồn lắm.
Ở vùng quê miền trung phong tục lo ma chay cũng tương tự các vùng khác. Người chết để trong quan tài 3 ngày khâm liệm,đến ngày thứ 3 tiến hành di quan, đem chôn ở... vườn nhà.
Bởi vì nơi này vốn ko có nghĩa trang nhân dân, mà đất đai thì rộng bao la, hàng xóm cách nhau 1 quả đồi nho nhỏ. Từ xưa đến nay người chết đều được chôn ở khu mộ trên vườn xa xa, người ta đã tính hết trước khi đào huyệt nên sẽ không có chuyện xác thịt lẫn vào nguồn nước.
Ngày hôm đó tôi lại vất vả với vai trò con trưởng, mặc áo sô - gai đi ra đi vào. Em gái thấy tôi tất bật, bèn chạy tới dùng khăn tay lau mồ hôi cho tôi.
Hạnh Nhi ngồi 1 chỗ tù chân quá , cũng lăng xăng trong nhà giúp đỡ này nọ. Cô Búp Bê này IQ thấp nhưng lại có EQ cao, ở đây mấy ngày học được kha khá tiếng Quảng, cứ mỗi khi thành công nói 1 từ ra cửa miệng liền khoái chí cười khanh khách.
Các bác các thím ,các ông các bà khoái Búp Bê ra mặt, cứ luôn miệng nhắc "cái con bắc kỳ nớ, hắn lanh kinh thiệt. sàng tới sàng lui,đủ thứ chuyện hết."
Tôi thấy vậy thì vững dạ yên tâm, miễn các người đẹp cảm thấy nơi đây là nhà thì tốt rồi. Bởi nguyên do trong nhà đang có tang nên tôi chưa tiện sửa sang nhà cửa, chờ khi mở cửa mả xong xuôi tôi sẽ bồi đắp mỗi thứ một ít, mỗi ngày chút một , tin tưởng Búp Bê và em tôi sẽ thích ngay thôi.
Suy nghĩ của tôi đơn giản như vậy đấy. Trên đời có một số người mà bạn chỉ muốn đem những điều tốt nhất đến cho họ ko cần hồi đáp. Bánh Đậu Ngọt và Hạnh Nhi là 2 người đứng đầu trong danh sách đó. Tôi sẽ dành cả cuộc đời này để bao bọc, che chở cho các cô.
Đầu tiên là điều kiện sống.
Ở miền nông thôn,các cô gái gặp cảnh khó ngủ, một phần vì cảm giác ngứa ngáy khó chịu , 1 phần vì lót chiếu nằm trên chõng tre làm nàng đau lưng. Bánh Đậu đã thế, Hạnh Nhi càng không thể ngủ được. Trước đến nay Hạnh Nhi hễ cứ đến giấc là ngủ lăn quay, đến khi về quê tôi mới lần đầu gặp chứng mất ngủ.
Chuyện này thì giải quyết đơn giản. Tôi kêu thằng cháu họ ra chợ chọn mua 1 cái giường tốt ,thuê xe chở vào nhà, đồng thời mua luôn cả nệm mới. Tâm lý con người mà, ai ai cũng thích một chiếc giường ấm êm có đầy đủ vật dụng thiết yếu . Thế là tôi mua luôn nào là gối ôm, gối phao, thú nhồi bông, một chiếc chăn dạ và một chiếc chăn bông....đem tất tần tật bỏ ở trên giường, vừa nhìn đã muốn ngủ luôn. Thế là buổi tối các cô gái đã có thể an giấc ngủ ngon. Tuy vậy vẫn hơi sợ ... ma.
Tôi nói đùa : "ở đây có ma cô này rồi còn sợ ma cỏ nào nữa ?"
Hạnh Nhi bảo "anh không biết chứ đêm nào Geisha cũng ko chịu ngủ mà cứ ngồi dậy ôm gối thôi."
"vậy thì liên quan gì đến ma? đây là chứng bệnh của con bé, từ lúc ở Làng đã bị rồi."
Hạnh Nhi nói : "Vậy anh làm cho em cái cửa mới đi. Cái cửa buồng cũ có khe hở ánh sáng chiếu vào , mà ánh sáng chiếu vào em lại nhìn thấy em gái anh ngồi ở đầu giường. Kinh lắm, ko ngủ được đâu." - Logic của cô nàng này là nếu mọi thứ tối như mực vậy thì ko nhìn thấy gì để sợ nữa rồi, từ đó có thể ngủ ngon. Tôi đến chịu thua cho cách nghĩ của nàng, ngày hôm sau đúng y lời ráp 1 cánh cửa mới.
Mà nói đi cũng phải nói lại, em gái tôi mắc 1 chứng bệnh rất đáng lo, con bé ít khi ngủ, cũng không thích nằm . Ở chung 1 thời gian tôi biết được ngày ngủ nhiều nhất của em là 6 tiếng, bình thường chỉ 3-4 tiếng mà thôi, trong lúc ngủ cũng thường xuyên gặp bóng đè và ác mộng. Oái oăm hơn nữa , khi nằm trên 1 chiếc giường vừa thằng vừa cứng hoặc khi gối đầu thấp hơn tầm lý tưởng , Geisha chắc chắn sẽ bị đau đầu. Mà mỗi khi đau đầu , khả năng nói của con bé sẽ bị hạn chế.
Thường ngày con bé chỉ thích ngồi. Tôi phân tích và phát hiện ra, động tác ngồi của con bé chia thành trạng thái nghỉ và trạng thái sẵn sàng. Ở trạng thái nghỉ : Geisha sẽ ngồi co sát đầu gối vào bụng, ngực tì lên gối ôm. Còn trạng thái sẵn sàng , đây là kiểu nửa ngồi nửa quỳ,2 tay đặt song song lên mép đùi.
Những triệu chứng này ắt do thời gian gian truân hình thành, tôi nhớ ngày bé Bánh Đậu Ngọt sức khỏe yếu nhưng dễ ăn dễ ngủ, vui vẻ tự do đâu có sinh ra đủ thứ chứng lạ như thế này . Xảy ra cớ sự hôm nay đều tại tôi , tại người lớn ! Nếu bọn họ không ghen ghét thù hằn nhau, không tìm mọi cách để hủy diệt nhau thì con trẻ đâu có chịu sóng gió như thế. Mẹ kiếp, còn tôi nữa ? nếu tôi ở lại thủ đô biết đâu năm đó .. năm đó mọi chuyện đã khác (!?)
Càng nhìn dáng em ngồi trên chiếc giường lớn, tôi càng cảm thấy trái tim như bị ai bóp méo. Dáng em quá đẹp, mặt em quá đẹp, tất cả những cử chỉ nhấc tay nhấc chân đều không thừa thãi chút nào. Ây vậy mà số phận lại lênh đênh quá trời.
Tôi mang theo nỗi buồn vô hạn bước chân ra hiên nhà ngắm trời nổi gió.
Ở miền quê hay thật, trời tối đen, bên ngoài tối om như mực, nhìn ra xa xa chỉ thấy ánh trăng quét ngang xuống cánh đồng, trên những quả đồi trập trùng le lói ánh đèn điện.
Trời tối bốn bề vọng lên tiếng côn trùng kêu rả rích, khung cảnh này thơ mộng thì có thơ mộng, nhưng nó làm những con người thành thị như các cô dâng lên nỗi tịnh mịch lo âu.
Hạnh Nhi nói trước ngõ có một cây vú sữa rất lớn, cành lá đâm ngang vừa vặn thích hợp cho việc treo đèn. Tôi bèn ghi nhận sáng kiến của vợ bé, tối hôm đó buồn quá hóa rãnh đem bóng đèn treo lên cây thật. Có cái bóng đèn trên cao chiếu sáng , một vùng trời trước ngõ được soi rọi, cảm giác ấm áp hơn rất nhiều.
Nhờ chuyện này tôi nhận ra,dù bản thân có tĩnh mịch thương đau đến đâu , thì bằng vào 1 nỗ lực bù đắp,1 sự cố gắng vì hi vọng, hết thảy đều có thể hóa giải rồi.
Tin tưởng vào bài học này, tôi tiếp tục mắc thêm 2 cái bóng đèn nữa, dẫn từ đầu ngõ vào sân nhà . trước sân nhà có 1 gốc quế già cỗi, nhờ gốc quế này mà nắng mưa ko chen xuống trước hiên được, vậy nên tôi đặc biệt ưu ái cho "cựu chiến binh" hẳn 1 bóng đèn kèm theo chao đèn bằng mây đan cực đẹp.
Bác tôi và các cô gái trông thấy thành quả , ai nấy đều xuýt xoa, cho rằng tôi đúng là người có mắt thẩm mỹ.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, chớp mắt chúng tôi đã ở nơi này được 1 tuần. trong 1 tuần này các cô gái thành thị đã được tiếp xúc đã đời với nông thôn. Bánh Đậu Ngọt thích nhất cảnh trăng sao và đom đóm, cũng phải thôi , con bé trước giờ ít thấy những thứ này mà.
Điều làm tôi hài lòng nhất là nhờ có cuộc sống thoải mái nơi đây mà con bé dần dần nói chuyện nhiều hơn, lại còn biết so sánh bầu trời ở vùng quê nhìn lên có cảm giác gần hơn ở thành phố. Tôi nghe được câu đó , ko bình luận gì, chỉ tiện tay bắt vài con đóm đóm cho nó xem. Bánh Đậu đưa tay sờ nhẹ vào thân con đóm đóm, mỉm cười nói mấy chữ : "nhìn gần xấu hơn."
Buổi tối đi dạo trên con đường làng im ỉm vắng,một bên là bờ đá , một bên là cánh đồng lúa, xung quanh đầy tiếng ếch ộp và dế kêu. Em gái e dè nép sát bên vai tôi, tôi nhìn em, cảm thấy trong đêm tối tĩnh tại khuôn mặt đó , mái tóc đó giống như không có thật, giống như từ trong sương khói mà hình thành. bèn buột miệng hỏi một câu không liên quan : "em có muốn sống ở đây cả đời không?"
Âm thanh bốn bề vẫn không ngừng rì rào, dế vẫn cứ gáy , ếch vẫn cứ kêu. Em gái lẳng lặng đi bên tôi, mái đầu nhỏ hơi cúi xuống, hình như gật gật. rổi nó chủ động nắm lấy tay tôi, hai anh em ghé vai đi xuyên qua những hàng cây rậm rạp xanh um, ánh trăng nhảy múa trên bề mặt cánh đồng lúa nước.
Đêm hôm đó dường như Bánh Đậu Ngọt đã muốn nói điều gì đó với tôi, nhưng chính vì mọi thứ xung quanh quá đỗi yên bình nên con bẻ không muốn phả hỏng tất cả. Con bé lựa chọn buông bỏ 1 giây để đổi lấy ngày tháng vẹn toàn.
O0o
Sau những quãng thời gian êm đềm đó, em gái tôi nói nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn. Nụ cười của nó khiến ai nấy đều phải hân hoan. Bà con lối xóm khen cho tôi nức nở khi có 2 cô bạn đẹp như một cặp thiên thần.
Đặc biệt giao thiệp rộng rãi là Hạnh Nhi, cô nàng này ở được 1 tuần đã biết sang nhà hàng xóm đánh bài với mấy bà già móm mém, đến trưa mới chịu mò về sà vào mâm cơm.
Cơm hoàn toàn do bác gái tôi nấu, vì bác không có chồng con gì cả nên vẫn luôn ở lại nhà ông bà coi sóc, lâu lâu bác trai cả mới từ thôn 4 về hương khói, căn nhà trước nay chỉ có bác gái và ba tôi ở nên ủ dột nhếch nhác là phải thôi.
Đến nay đã có chúng tôi về làm khách , lại là 2 cô nàng xinh như mộng, bác gái ngày nào cũng quét tước đâu ra đấy. Căn nhà có 4 người chung sống vui vẻ, chẳng mấy chốc đã ngời ngời sinh khí.
Tôi , Bánh Đậu, Hạnh Nhi cứ như thế nắm tay nhau bước qua từng ngày rồi lại từng ngày, tưởng như tẻ nhạt nhưng thực chất là những ngày tháng đáng nhớ nhất.
Tôi thì khác với 2 cô gái, là đàn ông dĩ nhiên phải xây dựng tổ ấm. ấy thế nên ngày nào tôi cũng hì hục sửa sang phần sân nhà, sau khoảng 1 tuần đã đẹp lên trông thấy với những ô gạch vuông vức và chậu cây xanh um.
Thấy Hạnh Nhi than phiền vì đồ đạc phơi trước nhà bất tiện, tôi làm riêng cho nàng một dây phơi đồ bên ngoài hông nhà nắng xuống. Chỗ này nắng đẹp lại không có cây cối rậm rạp , như vậy không cần lo sợ chuyện sâu bọ.
Các cô gái tính ưa lãng mạn, thích ngồi trong phòng ngủ ghé mắt lơ đãng ra ngoài trời, nhất là Geisha. Thế là tôi quyết định trồng mấy khóm trúc cần câu xanh mướt bên ngoài cửa sổ,lại tận dụng bức tường đá tuổi đời cả trăm năm để trang trí mấy thứ đồ gỗ xinh xinh. Ở bên cạnh là hàng dây leo tỉa theo hình mặt cười, hi vọng khi dây mọc thành hình rồi sẽ mua được 1 nụ cười của Geisha.
Một ngày nọ tôi hỏi 2 cô gái , có thích chơi xích đu hay không? các cô nhất tề nói thích. vậy là tôi cho người vận chuyển xích đu sơn trắng về, để ngay ở khoảng sân bên hông phòng ngủ. khoảng sân này tôi đã tính toán xây dựng rất kĩ lưỡng, bốn bề rộng rãi quang đãng, cách nhà 7m làm 1 dãy hàng rào gỗ chạy từ bờ đá cổ xưa đến hết hông nhà. dãy hàng rào này chỉ được cái đẹp, chứ không có khả năng chống trộm, mà cũng ko cần thiết chống trộm vì nhà tôi nằm trên gò đất cao hơn đường làng 4m, bên dưới là gờ tường ,cây mọc chi chít, chỉ có thể vào nhà thông qua ngõ trước.
Tôi nhìn tới nhìn lui , ngắm nghía đủ đường, cho rằng bên cạnh hàng rào nên trồng ít hoa, mà khổ nỗi ở miền trung khí hậu nóng ẩm rất hiếm cây hoa, thế là đành dùng các loài hoa dại trồng thành luống nhỏ, xanh đỏ tím vàng đâu ra đấy. Em gái thấy tôi hì hục gieo mầm rồi đào đất chôn cây, cũng chạy tới lăng xăng giúp đỡ . Nghe nói ở vùng này có cây lộc vừng rất thơm rất đẹp, lại ngụ ý mang lại phúc khí cho gia đình bèn bứng mấy gốc về chăm sóc. Bánh Đậu Ngọt thích thú ngồi đối diện tôi qua gốc cây lộc vừng. Tôi nhìn tâm trạng vui vẻ của em gái cũng được thoải mái lây, bèn hỏi : "Bánh Đậu muốn trồng cây này ở đâu?"
Bánh Đậu Ngọt liền hỏi : "hoa của cây màu gì hả anh cả?"
"màu đỏ."
Bánh Đậu Ngọt nhìn những khóm hoa đủ màu sắc từ sáng đến trưa anh em tôi cùng nhau vun vén,hình như nó cảm thấy thành quả hết sức mĩ mãn, vậy nên 1 nụ cười tươi thắm lập tức được tô điểm ngay trên gương mặt em.
Con bé trỏ vào đoạn hàng rào , nói : "trồng ở đầu hàng rào, gần phòng có mùi thơm."
Anh cả là tôi không nói hai lời, cứ thế y theo lệnh Bánh Đậu mà làm. Trồng xong , con bé thích cái cây này ra mặt, cứ ngồi 1 bên vừa tưới nước vừa ngẫm nghĩ vừa cười.Công nhận ,dáng điệu trầm lắng của nó khá hợp với khung cảnh miền quê yên ả nơi đây.
Mà nhắc tới không khí "yên ắng" mới nhớ, Hạnh Nhi bảo ở chung 4 người vẫn chưa vui, thế là nàng qua bên hàng xóm mua về 1 con chó canh nhà. ban đêm có tiếng người, tiếng chó, như thế mới gọi là mỹ mãn .
Quê tôi vốn nổi tiếng với các loài trái cây bòn bon, dâu đất, cứ mỗi năm đến mùa thì ôi thôi, nặng trĩu cả cây. quả lớn quả nhỏ, chùm nọ chùm kia, kính thưa các loại ko thiếu chi cả. Tôi và bác gái dẫn theo Hạnh Nhi, Bánh Đậu đi tham quan vườn, giới thiệu cho các cô từng loại cây, hái cho họ ăn những trái chín mọng, cả 2 đều lấy làm thích thú. Hạnh Nhi đã ăn những quả này rồi, có điều đều mua được từ chợ,cảm giác tận tay hái từ trên cây xuống khiến quả ngon ăn vừa miệng hơn hẳn. Còn em gái thì tựa như vừa bước vào 1 thế giới mới.
Các nàng hỏi tôi tại sao lại gọi trái này là trái bòn bon , tôi cũng chả biết nói sao, người ta kêu sao thì nó như vậy, cũng giống như Đĩ với điếm thôi. Thế là tôi bèn kể 1 vài chuyện cổ về giống này cho các nàng nghe. Chuyện xưa kể rằng trái bòn bon này còn được gọi là trái Nam Trân , hoặc trái Trung Quân , tên do vua Nguyễn Ánh ngự ban.Nhưng tích xưa kể thế nào tôi quên béng mất rồi, bèn lục lọi trí óc kể đại 1 đoạn vừa nhớ ra từ đâu đó. Hình như câu chuyện không liên quan đến trái bòn bon,nhưng thây kệ,cứ kể