Hẻm nhỏ ở Giang Nam.
Mùa thu năm 1981 Trang Đồ Nam chạy thẳng một đường lên cấp ba.
Trang Tiêu Đình và Lâm Đống Triết cũng đều thi đỗ vào cấp hai của Nhất Trung và trở thành bạn cùng trường của Trang Đồ Nam.
Làm học sinh trung học nên hai đứa cũng không tham gia hoạt động ở Cung Thiếu Nhi nữa.
Cải cách mở cửa đã bước vào năm thứ ba.
Xưởng dệt của Tống Oánh và Hoàng Linh là xí nghiệp quốc doanh lớn nên được xếp vào hạng thí điểm cải cách.
Trong hai năm đầu cải cách lãnh đạo xưởng dùng một loạt thủ đoạn quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng kinh tế có kế hoạch tiêu thụ và hạn ngạch tiêu thụ cố định vì thế sản phẩm vượt kế hoạch chỉ có thể xếp vào kho.
Giá cả tiêu thụ cũng do nhà nước chỉ định và gần như không có tăng lên.
Vì hai nguyên nhân ấy nên lợi ích và hiệu quả của xưởng dệt cũng chẳng có gì thay đổi.
Đồng thời trong xưởng còn tiếp nhận thanh niên trí thức về thành phố cùng con cháu của công nhân viên chức.
Xưởng có quy định cha mẹ về hưu con cái có thể vào làm thay.
Nếu con cái học trung cấp chuyên nghiệp là có thể trực tiếp vào làm, nếu tốt nghiệp trường dạy nghề dệt hoặc tốt nghiệp cấp ba thì phải chờ để tới lượt đi làm.
Vì tất cả những tình huống ấy nên con cháu của công nhân viên chức hoặc thay bố mẹ, hoặc được phân phối và cơ bản đều có thể vào xưởng ôm bát sắt ăn cơm.
Nhưng chỉ có vào, không có ra khiến nhân số trong xưởng ngày một tăng.
Hiệu quả và lợi ích vẫn thế nhưng công nhân nhiều hơn thế nên lãnh đạo nghiên cứu thật lâu mới quyết định triển khai hai hạng mục “Phá tường mở cửa hàng” và “Nghỉ không lương”.
Công nhân viên chức cực kỳ ủng hộ chính sách “Phá tường mở cửa hàng”.
Tường vây của xưởng sẽ được đập bớt cho hộ cá thể thuê để mở cửa hàng.
Lúc này các cửa hàng mọc lên như măng mọc sau mưa quanh nhà xưởng nhằm phục vụ việc ăn, mặc, ở của công nhân viên chức, cực kỳ tiện.
Chính sách này là dựa vào việc cho thuê cửa hàng để giảm bớt mâu thuẫn giữa tiền lương của công nhân với lợi ích và hiệu quả của xí nghiệp.
Công nhân vừa có thể thuận tiện mua được hàng hóa mà xưởng cũng có tiền thưởng phát cho mọi người.
Dù tiền thưởng kia không quá lớn nhưng theo Tống Oánh nói thì chân ruồi cũng là thịt.
Mâu thuẫn về phúc lợi và tiền lương của công nhân viên chức tạm thời được giải quyết nhưng chuyện dư thừa nhân công lại chẳng thể giải quyết được.
Gần như không có bất kỳ công nhân viên chức nào hưởng ứng chính sách “Nghỉ không lương”.
Bọn họ lấy tâm thế “Tôi không chê tiền lương thấp, lãnh đạo không chê tôi lười” mà tiếp tục đi làm, tan tầm.
Bọn họ thường xuyên đi trễ về sớm, ngủ trưa sưng mắt để trộm lười.
—
Trong sân hiện tại không trồng lặc lè nữa mà sửa thành trồng cải thìa, rau muống và các loại rau khác.
Rau dưa do Trang Siêu Anh và Lâm Võ Phong trông nom, Hoàng Linh và Tống Oánh bận nhận việc bên ngoài.
Thượng Hải có công ty ngoài quốc doanh sẽ thường xuyên phát mẫu ra ngoài cho mọi người làm sau đó định kỳ thu mua thành phẩm.
Mọi người có thể nhận thêm việc này về làm kiếm thêm tiền.
Lý Nhất Minh bày quán ở quảng trường và làm ăn cực tốt.
Mỗi nửa tháng cậu sẽ cùng Tống Hướng Dương tới bến tàu Thượng Hải nhập hàng.
Ở chỗ đó có mấy cửa hàng của các công ty tư nhân chuyên thu mua áo len, khăn quàng cổ và các sản phẩm khác.
Lúc Lý Nhất Minh và Tống Hướng Dương đi Thượng Hải bao tải sẽ trống vì thế bọn họ giúp bạn bè thân thích nhận một ít công việc làm thêm ở bên ngoài rồi nhân tiện sẽ mang theo tới đó để bán.
Lúc về Tô Châu bọn họ sẽ mang tiền bán hàng và mẫu tiếp theo về cho mọi người làm tiếp.
Tống Oánh và Hoàng Linh thường xuyên nhận công việc bên ngoài này.
Dù sao công việc trong xưởng cũng không nặng, sau khi ăn cơm chiều và lúc cuối tuần bọn họ có thể dùng thời gian làm thêm chút việc kiếm tiền tiêu vặt.
Tống Oánh tay chân nhanh nhẹn, giỏi làm mấy thứ tốn ít thời gian như lót cốc, khăn quàng cổ gì đó.
Còn Hoàng Linh có tay nghề tinh xảo hơn nên thích làm mấy cái như áo len, áo choàng.
Mới đầu hai người còn phải xem tạp chí để biết cách làm, nhưng sau khi thuần thục bọn họ có thể vừa xem TV vừa nói chuyện phiếm lại vẫn không chậm trễ công việc.
Thành phẩm ra đời thế là tiền cũng chảy vào túi.
Mỗi tháng Hoàng Linh đều có thể hoàn thành ba cái áo len.
Cô nhìn con số trên sổ tiết kiệm ngày một tăng thì rất vui mừng.
Học phí đại học của Trang Đồ Nam hai năm sau hẳn là không thành vấn đề.
—
Ngô Kiến Quốc nuôi gà, vịt ở trong sân để nhà mình ăn hoặc bán trứng cho hàng xóm láng giềng.
Ở xưởng làm lốp xe của Trương A Muội lòng người cũng dao động vì thế cô cũng nhờ Hoàng Linh và Tống Oánh để nhận việc bên ngoài và tham gia đội quân kiếm tiền.
TV lúc này đã hủy bỏ mua bán bằng tem phiếu, chỉ cần có tiền là có thể mua vì thế nhà họ Ngô cũng mua TV và ba đứa nhỏ nhà ấy không sang nhà họ Lâm xem TV như trước.
—
Tống Hướng Dương hiện tại là công nhân tạm thời và làm việc dưới quyền Lâm Võ Phong.
Lý Nhất Minh cơ bản đều chọn chủ nhật để tới Thượng Hải nhập hàng nên Tống Hướng Dương cũng đi cùng giúp khiêng hàng hóa, và chia nhỏ lượng hàng tránh kiểm tra.
Lúc hai người đi Thượng Hải sẽ khiêng nửa bao hoặc một bao tải hàng hóa để bán cho các công ty tư nhân.
Lúc về cả hai sẽ vác theo chừng 5-6 bao tải hàng vì thế bọn họ sợ trên đường về bị tra ra rồi tịch thu nên luôn chọn tàu đêm để đi sau đó chia nhau ra ngoài.
Lý Nhất Minh và Tống Hướng Dương từng bị túm một lần.
Lý Nhất Minh là thanh niên lêu lổng nhưng Tống Hướng Dương là công nhân tạm thời của xưởng máy nén.
Lúc ấy ga tàu hỏa bốc máy lên gọi cho xưởng, lúc sau Lâm Võ Phong thong thả ung dung tới tặng một cái đồng hồ rồi dẫn hai đứa cùng đống hàng hóa đi.
Tống Hướng Dương lo sợ bất an mà về xưởng nhưng cũng không bị phạt quá nghiêm trọng —— trong cuộc họp của phân xưởng Lâm Võ Phong nói công nhân lâm thời tiền công thấp, cũng không có tiền thưởng nên cậu giúp bạn bè khiêng cái bao coi như kiếm chút tiền vất vả.
Mọi người đề nghị phạt cậu quét tước xưởng một tháng nhưng Lâm Võ Phong nói thế thì quá nặng, thôi bỏ đi.
Có người đề nghị ghi hồ sơ cảnh cáo nhưng Lâm Võ Phong lại lắc đầu nói thằng nhóc còn chưa lập gia đình, còn phải yêu đương, tìm đối tượng, thôi bỏ đi.
Lâm Võ Phong là kỹ sư chính, lại làm người ôn hòa nên nhân duyên trong xưởng không tệ.
Anh nói vài câu ‘bỏ đi’ thế là sự tình cứ vậy kết thúc.
Tống Hướng Dương cảm khái với Lý Nhất Minh, “Kỹ sư Lâm ngày thường nhìn thì ôn hòa nhưng lúc làm việc lớn lại rất có đảm đương.”
Lý Nhất Minh mạo hiểm mang danh “Đầu cơ trục lợi” mà kiếm tiền một cách chăm chỉ.
May mà sau khi cậu bày quán chừng một năm rưỡi, cũng chính là hè năm 1981 thì thành phố Tô Châu bắt đầu phát giấy phép kinh doanh hộ cá thể.
Lý Nhất Minh lập tức tới sở công thương đăng ký và có được giấy phép kinh doanh buôn bán.
Hành vi ‘buôn đi bán lại’ của cậu từ đây coi như hợp pháp, không cần trốn đông trốn tây nữa.
—
Đám công nhân trong hẻm nhỏ của xưởng dệt đều là “Không làm việc đàng hoàng, chuyên tâm làm nghề phụ”.
Chỉ có Trang Siêu Anh là một lòng đều dành cho công việc, học kỳ mới vừa bắt đầu anh đã được đề bạt làm chủ nhiệm giáo dục.
Cục giáo dục phát văn kiện mới yêu cầu trường học phá vỡ giới hạn nam nữ, trong giờ thể dục cả hai đối tượng đều phải tham gia, trong tiết thực hành cũng có thể chia nam nữ cùng tổ.
Trên văn kiện đặc biệt ghi chú rõ, “Dưới tiền đề nghiêm cấm yêu đương sớm, trường học cần phá vỡ giới hạn nam nữ, để học sinh khác phái cùng sinh hoạt một chỗ…….”
Hiệu trưởng và người phụ trách các trường, “Cảm ơn cục giáo dục!”
Động tác lần này của Cục giáo dục quá nhanh khiến Chủ nhiệm giáo dục Trang Siêu Anh hết đường xoay xở, hoàn toàn không biết nên triển khai công tác như thế nào.
—
Chế độ thi đại học được xác lập khiến áp lực học tập của học sinh cấp ba càng ngày càng lớn.
Cách học nhồi nhét như nhồi vịt và việc luyện đề khiến tâm tình học sinh trở nên buồn tẻ, nhạt nhẽo.
Cả đám sôi nổi dùng “Văn học” để giải tỏa áp lực và thỏa mãn tình cảm cũng như nhu cầu của bản thân đồng thời trốn chạy áp lực tinh thần.
Diện mạo của tinh thần trong xã hội thay đổi từng ngày.
Tiểu thuyết, thơ ca, điện ảnh và các tác phẩm văn nghệ đánh sâu vào tư tưởng của mọi người trong đó các tác phẩm ca ngợi và tuyên dương tình yêu ùn ùn ra đời không dứt.
Học sinh cấp ba đều ở tuổi tư tưởng rộng mở, cảm quan nhạy bén.
Một tiểu thuyết mới ra, một bộ phim mới chiếu, phụ huynh còn chưa kịp biết tên thì đám học sinh cấp ba đã nhiệt liệt thảo luận.
Bọn họ chính là thế hệ đầu tiếp xúc với những thứ ấy.
Trang Siêu Anh chỉ có thể dùng biện pháp khô khan và quy củ đó là thực hiện công tác tư tưởng lặp đi lặp lại.
Bọn họ nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập.
Đồng thời các thầy cô nghiêm cấm sao chép hoặc tuyên truyền bất kỳ tác phẩm văn nghệ nào có liên quan tới tình yêu ở bảng thông báo của trường hoặc của lớp.
Ngoài cái này Trang Siêu Anh còn lập đội trực ban, các thầy cô thay phiên nhau ngồi canh ở gần nhà để xe của trường xem có nam nữ sinh nào cùng nhau đạp xe đi học hay không.
Bọn họ cố gắng bóp ch.ết tình trạng yêu sớm khi mới nảy mầm.
Lúc này Trang Siêu Anh đang mai phục trong đám cây cối gần nhà để xe thì giáo viên tiếng Anh ở bên cạnh đưa cho anh một cuốn sổ nhỏ viết tay: “Thầy Trang, đây là tôi tịch thu được ở trong lớp hôm qua, thầy nhìn đi.”
Trang Siêu Anh thoáng nhìn đã thấy hai hàng tiêu đề, “Mê mang”, “Buồn khổ”.
Bên tai có một con muỗi ong ong bay qua, còn Trang Siêu Anh thì bất đắc dĩ nghĩ thầm, “Mình từng này tuổi rồi còn phải ngồi mai phục trong bụi cây, mình cũng thực là mê mang và buồn khổ.”
Giáo viên tiếng Anh cũng đoán được Trang Siêu Anh đang chửi thầm thế là lẩm bẩm, “Trước kia không thi đại học thì cả đám đều mong được thi, hiện tại có thể thi rồi thì tụi nó lại cảm thấy học tập buồn tẻ, cuộc sống nghìn bài một điệu và sinh ra mê mang.”
Trang Siêu Anh qua loa lật xem một lần sau đó trả lại cho giáo viên tiếng Anh, “Thôi trả lại đi, chỉ là mê mang và oán giận chuyện học tập nặng nề, cũng bình thường.”
Trang Siêu Anh trầm mặc trong chốc lát mới nói, “Tôi từng thấy…… thơ ca ác liệt hơn, nội dung dọa người cực kỳ, còn có nghi ngờ và phản nghịch……”
Giáo viên tiếng Anh trợn mắt cứng họng, “Lúc này mới vừa ăn no được mấy năm thôi mà.
Đám nhỏ này sao không quý trọng cơ hội học tập nhỉ?”
—
Đống “thơ ca ác liệt hơn” mà Trang Siêu Anh nhắc tới là anh nhìn thấy trên báo tường của Nhất Trung mà Trang Đồ Nam mang về.
Nhất Trung tuy là trường trọng điểm nhưng phong cách tự do, giáo viên và học sinh đều tự phát tổ chức các câu lạc bộ thơ văn đông đảo.
Bọn họ chép báo tường, làm bảng thông báo, gửi bài cho tạp chí, tổ chức tọa đàm, tổ chức lễ hội thơ ca……
Cấp ba ngắn ngủi, thời gian cấp bách nên Trang Siêu Anh thuyết phục Trang Đồ Nam rời khỏi tổ báo, hy vọng cậu đầu tư thời gian và tinh lực vào việc học.
Trang Đồ Nam hiểu nỗi khổ tâm của cha mình nhưng vẫn để lại một khe hở cho cuộc sống tinh thần của bản thân.
Trang Đồ Nam và bạn cùng nhóm giống như đói khát mà tiếp nhận những tư tưởng và dòng văn học mới ùn ùn kéo tới không dứt.
Các tác phẩm danh tác, những vết thương văn học, thơ ca mông lung đủ loại hình thức đều được bọn họ đón nhận mà không hề