Hẻm nhỏ Giang Nam.
Nghỉ đông năm 1982 hẻm nhỏ chứng kiến một chuyện lớn.
Đầu hẻm có một quầy bán quà vặt được mở ra, trong đó có điện thoại.
Lý Nhất Minh phá tường của nhà mình rồi xây thêm một gian phòng nhỏ mấy mét vuông.
Cậu cũng xin một tờ giấy phép kinh doanh cửa hàng bán quà vặt để bán nước tương, dấm, muối, kẹo, đồ ăn vặt và đồ tạp hoá.
Quầy bán quà vặt không phải hiếm lạ mà hiếm lạ chính là Lý Nhất Minh còn bỏ ra 3600 tệ trang trí, cùng 700 tệ nhờ bưu cục lắp một cái điện thoại đặt ở quầy bán hàng.
Như thế hẻm nhỏ đã có điện thoại.
Tống Oánh cảm thán với Hoàng Linh, “4300 tệ đó, xem ra bày quán bán hàng đúng là kiếm được tiền.”
Hoàng Linh cũng nói, “Mẹ Nhất Minh vốn im lặng không nhắc tới chuyện thằng bé bày quán bán hàng nhưng hôm qua lúc ở phân xưởng chị ấy lại nói kinh doanh hộ cá thể cũng không kém bát sắt, đúng là tự hào cực kỳ.”
Ông thầy dạy toán Trang Siêu Anh tính toán một chút, “Nghe điện thoại mất một hào, gọi điện thoại thì mỗi phút 6 xu, gọi đường dài càng đắt hơn.
Hiện tại mọi người đều có nhu cầu gọi điện thoại, nhà cậu ấy lại có vị trí tốt, ở ngay đầu hẻm nên lượng người nhiều.
Có khi chỉ một hai năm là phí trang trí và lắp đặt điện thoại kia sẽ hoàn lại.”
Lâm Võ Phong cũng nói, “Người ta nghe điện, gọi điện là phải tới quầy bán hàng, như vậy sẽ thuận tiện mua gói muối, bình dấm.
Bộ điện thoại này còn có thể giúp đẩy mạnh tiêu thụ của quầy bán hàng, Nhất Minh đúng là có đầu óc.”
—
Đầu hẻm và cuối hẻm một vui một buồn.
Con gái của nhà họ Vương bên cạnh là thanh niên trí thức lúc này mang theo cháu gái là Chu Thanh trở về nhà mẹ đẻ ở.
Nhà họ giữ kín như bưng việc này, nhưng cái hẻm bé tí, mọi người quanh co một hồi cuối cùng vẫn biết.
Con rể nhà họ là người Thượng Hải, tên là Chu Chí Viễn, không chờ chính sách đưa ra đã mang theo vợ con từ Tân Cương “trốn” về Thượng Hải.
Chu Chí Viễn vốn định tìm một việc vặt ở Thượng Hải để làm trong lúc chờ chính sách nhưng anh trai và chị dâu anh ta không đồng ý.
Nhà họ có ba người, thêm bố mẹ già nữa nên quá chật.
Bố mẹ Chu Chí Viễn cũng nói là không thể ở và ngầm đồng ý để anh trai và chị dâu đuổi cả nhà anh ta ra khỏi đó.
Tình huống hiện tại là Chu Chí Viễn cố bám trụ ở Thượng Hải làm một kẻ “Không có hộ khẩu” còn Vương Phương thì mang theo Chu Thanh về Tô Châu và cũng “không hộ khẩu”.
Nhà họ Vương có một đứa con trai tên là Vưỡng Dũng.
Anh ta và vợ làm việc trong xưởng dệt.
Một nhà bốn viên chức mới được phân căn nhà này và đương nhiên không có phần của Vương Phương.
Hiện tại Vương Phương mang theo Chu Thanh về nhà mẹ đẻ thì chỉ có thể cùng cha mẹ chen trong một gian, ngủ dưới đất.
Chu Thanh mang hộ khẩu Tân Cương nên không thể đi học ở Tô Châu. Cán bộ của đơn vị mang theo quà tới tìm Trang Siêu Anh hy vọng có thể xếp cho đứa nhỏ vào học ở trường phụ thuộc.
Trang Siêu Anh nể tình nên quay đầu mang quà tới nhà hiệu trưởng hỗ trợ nói giúp.
Chu Thanh vào trường trung học phụ thuộc, Vương Phương và con gái chính thức ở lại Tô Châu với cái mác “không hộ khẩu”.
Trong nhà họ Vương bắt đầu truyền tới tiếng khắc khẩu suốt ngày, cái gì mà “Đồ Tân Cương”, “Thứ dã man”, “Đồ quê mùa”, toàn những từ ngữ mang theo nhục nhã.
—
Năm trước Trương Mẫn về nhà ngoại ở một thời gian, còn Ngô San San thì càng tới tìm Trang Đồ Nam mượn sách nhiều hơn.
Trang Siêu Anh hiểu rõ đạo lý phòng cháy còn hơn chữa cháy vì thế sau bữa cơm chiều hôm đó anh như vô tình cố ý mà đi bộ tới nhà họ Ngô.
Ngô Kiến Quốc vui vẻ nói, “Thầy Trang, anh tới thật đúng lúc, tôi cũng đang có việc muốn hỏi anh.
Anh cảm thấy trường trung cấp nào tốt? Ý tôi là sau khi tốt nghiệp có khả năng được phân tới chỗ tốt ấy?”
Trương A Muội bưng một chén trà nóng đặt ở cái bàn nhỏ trước mặt Trang Siêu Anh, “Thầy Trang, đây là Tây Hồ Long Tỉnh, thầy nếm thử đi.”
Trương A Muội cẩn thận suy xét tới đường ra cho hai đứa con gái sau khi tốt nghiệp, “Thầy Trang quen với hệ thống giáo dục nên cho chúng tôi ít lời khuyên đi.
Tôi đã cân nhắc chí nguyện của Tiểu Mẫn một thời gian mà chưa quyết được.”
Cô sắp xếp lại suy nghĩ và nói, “Con cháu của công nhân viên chức xưởng dệt chỉ cần học trường nghề là có thể xếp hàng chờ vào xưởng làm.
Nếu tốt nghiệp trung cấp là trăm phần trăm được vào làm.
Lão Ngô đã tới chỗ nhân sự hỏi, Tiểu Mẫn cũng phù hợp điều kiện……”
Ai biết lúc này lại có người gõ cửa nhà họ Ngô, sau đó Hoàng Linh cầm một quyển tạp chí và gọi, “A Muội, cô nhìn xem cái kiểu này thì phải đan thế nào.”
Ngô Kiến Quốc muốn rót trà cho Hoàng Linh nhưng cô lại ngăn cản, “Không cần, không cần, tôi và ông xã uống chung là được.”
Trang Siêu Anh biết Hoàng Linh cũng không yên lòng nên mới tìm đến hỏi thăm nên anh lén lút liếc vợ một cái.
Hoàng Linh nhìn thẳng, hoàn toàn không để ý tới “ánh mắt đưa tình” của chồng.
Trương A Muội nói, “Lát nữa bàn áo len sau, chị Linh, nếu chị cũng tới thì tham mưu cho chúng tôi luôn đi.” Sau đó cô lặp lại một lần, “Con cháu công nhân viên chức của xưởng dệt chỉ cần học xong trung cấp là sẽ được vào xưởng làm.
Lão Ngô đã hỏi nhân sự, Tiểu Mẫn cũng có thể……”
Ngô Kiến Quốc bổ sung, “Nhân sự nói nhà tôi chỉ có một suất này, nếu Tiểu Mẫn dùng thì San San không thể dùng nữa.”
Trương A Muội trừng mắt nhìn Ngô Kiến Quốc một cái, “San San có thành tích tốt, không cần suất này đâu.”
Thành tích của Ngô San San quả thực tốt vì thế Trang Siêu Anh và Hoàng Linh đồng thời gật đầu.
Trương A Muội lại nói, “Đương nhiên Tiểu Mẫn cũng có thể học ngành khác như sư phạm, y tế gì đó.
Nghe nói quốc gia sẽ phân phối, tốt nghiệp xong là có việc ngay.
Nhưng điểm vào mấy khoa đó cao, vì thế tôi vẫn luôn do dự không biết thế nào mới ổn thỏa.
Không biết nên để Tiểu Mẫn học ngành dệt hay để con bé liều một phen báo danh ngành sư phạm?”
Trang Siêu Anh đang muốn trả lời thì Trương A Muội lại nói tiếp, “Ngoài việc phân phối tôi còn nghĩ tới vài vấn đề khác.”
Trương A Muội quay qua mời Trang Siêu Anh, “Thầy Trang uống trà đi.”
Trang Siêu Anh nâng chén lên nhấp một ngụm.
Lúc này Trương A Muội mới tiếp tục, “Tôi nói mọi người đừng cười nhé.
Tôi đã hỏi thăm về các chuyên ngành, càng là ngành tốt thì càng nhiều học sinh từ nông thôn.
Bởi vì một khi tốt nghiệp là có thể thoát khỏi nghề nông.
Cũng vì vậy mà đám con cái nhà nông đều liều mạng học tập, hơn nữa gia đình họ đều mong tìm được đối tượng ở thành phố nên sẽ cổ vũ bọn họ yêu đương với bạn cùng trường.”
Vợ chồng nhà họ Trang trong lòng có quỷ nhưng nghe thấy thế cũng sửng sốt.
Trong bốn người chỉ có Trang Siêu Anh từng học trung cấp vì thế anh liên tục lắc đầu, “Khi bọn tôi đi học mọi người đều vội học hành, làm việc, bạn bè chẳng ai yêu đương cả.”
Trương A Muội thở dài và nói tiếp, “Ngành dệt cũng có học sinh từ nông thôn nhưng không nhiều.
Hơn nữa công nhân trẻ trong xưởng toàn là xuất thân thành thị, sau khi tốt nghiệp mà vào xưởng thì đối tượng sẽ môn đăng hộ đối, cuộc sống tương lai sẽ đỡ tốn sức.”
Trương A Muội thấy Trang Siêu Anh há hốc mồm thì nói, “Thầy Trang, anh là chủ nhiệm giáo dục, thường tới cục giáo dục họp, anh có thể tìm giúp tôi tư liệu về số suất học và tỉ lệ con cháu nông thôn của mấy ngành sư phạm, y tế và dệt được không?”
Yêu cầu này quá cụ thể lại thực dụng khiến Trang Siêu Anh trợn mắt há hốc mồm không biết phải đáp như thế nào.
Hoàng Linh sửa sửa lại suy nghĩ và hỏi, “Vậy San San thì sao?”
Trương A Muội cười tủm tỉm nói, “San San có thành tích tốt nên hoàn toàn có thể thi vào các ngành như sư phạm, kinh tế gì đó.
Con bé chỉ cần chọn một trong các ngành ấy là được.
Thầy Trang, thông tin kia nhờ anh để ý giúp, việc điền chí nguyện của Tiểu Mẫn và San San đều phải tham khảo cái đó.”
Cuối cùng Trang Siêu Anh cũng hoàn hồn, “Trường cấp ba trọng điểm và trung cấp chỉ có thể chọn một, nếu đã chọn trung cấp thì sẽ không thể vào cấp ba nữa.
Nghe nói San San muốn vào Nhất Trung, hai người đã thương lượng với con bé chưa?”
Ngô