Thành Đông Kinh
Cuối tháng ba, Ngự Sử Đài ở Thùy Củng điện vào triều muốn gặp Hoàng đế, lấy danh nghĩa Ngự Sử Đài trình lên điện tố cáo Tham Chính Sự nuôi dưỡng kỹ nữ ở trong phủ cùng hắn lăn lộn.
Triều đình cho phép được mở kỹ viện và cho kỹ nữ sống như thường lệ trong thành, trong quan phủ Giáo phường còn có rất nhiều quan kỹ, quan viên sau khi ghi chép những nhà có nữ quyến liền cho làm nô lệ hoặc vào Giáo phường làm quan kỹ.
Quan kỹ chỉ khi có yến hội mới rót rượu và ca múa biểu diễn, trong viện trạch của các sĩ đại phu cũng cho phép nuôi kỹ nữ riêng, nhưng quan phủ lại có quy định rõ ràng việc hạn chế quan viên nuôi kỹ nữ, quan viên nuôi kỹ trong trạch cũng chỉ có thể ca múa bồi rượu cùng chứ không thể cùng giường hầu tẩm cho họ.
Trong Huỳnh Nhạc ở góc Đông Bắc gần kinh thành, Thái tử đem việc này tấu báo cho Hoàng đế.
Hoàng đế cầm trát tử của Ngự Sử Đài ném về trong ngực Thái tử: "Trẫm phong Lương Văn Bác làm Tham Tri Chính sự, ngươi có biết là vì cái gì không?"
"Thần biết...a không." Thái tử gật đầu rồi lại chợt vội vàng lắc đầu: "Thần không dám tự tiện phỏng đoán thánh ý."
Hoàng đế nhíu mày buồn bực nói: "Ngươi biết thì cứ nói."
Thái tử cúi đầu chắp hai tay hơi khom người: "Triều ta vì đề phòng Tể tướng lọng quyền nên phân quyền cho phó tướng Tham Tri Chính sự, bệ hạ là vì muốn kiềm chế quyền hành của Đồng Bình Chương sự Lữ Duy."
"Người này khéo léo, nếu là trong thời bình thì tất nhiên hắn sẽ là thần tử trụ cột, còn nếu trong thời loạn, dùng tốt thì có thể phụ tá Thiên tử xây dựng đại nghiệp." Hoàng đế chắp tay từ trong điện đi ra: "Nếu trẫm đã cho ngươi giám quốc, vậy thì những chuyện này ngươi cứ tự mình quyết định đi."
"Vâng."
Mùng một tháng tư từ Tử Thần điện truyền ra tin tức Thái tử giám quốc, thiết lập trên bệ điện, nội thị cao giọng tấu báo, từ các quan thần mặc tử bào, phi bào đến lục bào cùng toàn bộ kinh sư quan triều cầm bảng đi vào điện, hướng về phía Thái tử hành đại lễ dập đầu.
Sau khi đại hội nghị sự kết thúc, Ngự Sử Đài dâng tấu trạng lần nữa buộc tội Lương Văn Bác, Thái tử liền theo mưu tính mà Hoàng đế đã bày ra trước đó, giáng chức Tham Tri Chính sự làm Hình bộ thị lang.
Ngày hôm sau, buổi nghị triều vào sáng sớm ở Thùy Củng điện kết thúc, Thái tử liền thay y phục đi đến hậu điện xử lý chính vụ, thượng điện còn chưa kịp mở ra thì ngoài điện đã truyền đến một trận âm thanh.
"Điện hạ, Hình bộ thị lang cầu kiến."
Thái tử liền buông văn thư xuống: "Để cho hắn tiến vào."
"Điện hạ!" Lương Văn Bác đi vào điện: "Thần Lương Văn Bác bái kiến Thái tử điện hạ, điện hạ thiên thu..."
"Được rồi, Lương thị lang có gì thì nói đi, những câu dư thừa này hiện tại bổn cung không muốn nghe." Lần đầu tiên Vệ Khải lâm triều nghe chính sự, khi vừa mới bắt đầu còn hưng trí bừng bừng, nhưng liên tục trải qua một tháng liền bắt đầu cảm thấy phiền chán.
Mỗi ngày đều phải nghe quan văn lải nhải không ngớt nhắc tới tấu sơ, tấu trát, tấu trạng và bàn bạc không ngừng, hắn gần như là bị nhốt trong triều, rút lui không được.
"Tại sao điện hạ lại để thần đến Hình bộ? Chuyện kỹ nữ đã qua hai năm, huống hồ thần cũng đã chuộc nàng ra rồi.
Nàng còn là người được bệ hạ tự mình hạ lệnh ban cho Vân Kỵ Úy Tiêu Vân Trạch, thần ở Chính Sự Đường có thể kiềm chế Lữ Duy, Lữ Duy là sư phụ của Sở vương..."
【"Nếu đã vứt bỏ thì không nên giữ lại người biết nhược điểm và sự thật của người được, dù sao cũng chỉ có người không còn thở nữa mới có thể thật sự giữ miệng như bưng."
"Tay điện hạ là tay trị quốc, trên tay đương nhiên không thể dính vào vật đã bị ướp muối." Hàn Đồng dính nước trà lên bàn, viết nửa chữ: "Vì để vẹn toàn, người thay tội này, chỉ có thể xem ý của Thái tử điện hạ khi giám quốc mà thôi."】
Thái tử nghe Lương Văn Bác lẩm bẩm liền nhớ tới lời nói của Hàn Đồng, chợt nhẹ nhàng nhướng mày nói: "Bây giờ hắn còn là sư phục kinh túc của bổn cung,..." Đem tất cả trát tử cùng với tấu trạng trên điện hôm qua của Ngự Sử Đài ném lên mặt Lương Văn Bác: "Ngươi tự mình nhìn cho kỹ đi, bọn họ dâng lên không chỉ một lần, triều thần cùng bản cung ở Thùy Củng điện đều nghe đến phát phiền.
Thật sự đã không còn biện pháp nữa bổn cung mới đi xin ý chỉ của bệ hạ, nếu Lương thị lang bất mãn thì đến Huỳnh Nhạc tìm bệ hạ đi."
Lương Văn Bác nhặt tấu trạng lên: "Đầu tháng tư năm Kiến Bình thứ mười một, Ngự Sử Đài dâng tấu trạng tố cáo, Tham Tri Chính sự là chấp tướng triều đình, là biểu mẫu của bách quan.
Nhưng lại ngang nhiên nuôi kỹ viện trong viện trạch, trái với lễ chế của quốc triều, nếu không nghiêm trị thì làm sao có thể trị được thiên hạ.
Được ghi chép cẩn thận, mong người ra chỉ."
"Lương thị lang và thị kỹ ngủ chung giường, lúc trước giấu diếm không có người quản, hiện giờ tin nàng mang thai hài tử của ngươi cũng không biết là đâu truyền ra.
Chứng cớ xác thực, ngươi thân là Tham Tri Chính sự, những quan tư thông kia sao có thể không buộc tội ngươi?"
Lương Văn Bác hiểu, mặc dù Thái tử là người giám quốc, nhưng có thể xử lý được các loại trọng thần được bổ nhiệm và xung phong này thì Thái tử làm sao dám không hỏi Hoàng đế mà tư định được.
Nhìn tấu trạng, nói vậy trát tử kia cũng không khác biệt lắm, chuyện vốn không liên quan đến đạo lý nhưng lại tỏ ra lễ pháp không dung thứ ở khắp nơi.
Lương Văn Bác liền nói: "Người mới nhậm chức ở Ngự Sử Đài là thị ngự sử họ Khương, phụ thân của hắn chính là Kế tướng trong tam ti, triều ta có quy định quan Thông Quân viện không thể có bất kỳ quan hệ gì với Tể tướng, huống chi còn là phụ tử ruột thịt.
Xem ra, dụng ý của bệ hạ vẫn là muốn kiềm chế điện hạ ngài a."
"Lương thị lang, ngươi có biết tội ly gián quân thần, ly gián thiên gia phụ tử là đại tội mưu nghịch hay không?" Thái tử đứng dậy đi tới trước người Lương Văn Bác, nhẹ nhàng vỗ vỗ bả vai hắn, thở dài một hơi nói: "Dù sao bổn cung cũng phải qua cửa ải của Ngự Sử Đài và Thông Quân viện a, huống hồ Hình bộ hiện giờ không có Thượng thư, Hình bộ thị lang ngươi chính là trưởng của Hình bộ.
Chỉ hạ một phẩm đương nhiên vẫn sẽ được mặc tử bào, đợi sự tình bình ổn, qua một thời gian nữa nhất định bổn cung sẽ để thị lang trở lại vị trí Tể phụ."
"Thần không phải mong muốn vị trí Tể phụ kia, mà là điện hạ ngài..." Lương Văn Bác nhìn Vệ Khải, chợt quỳ xuống: "Điện hạ là đang phòng bị thần sao?"
Thái tử chậm rãi ngồi xổm xuống, cúi người bên tai Lương Văn Bác, nhỏ giọng nói: "Mưu hại thân vương là tội chết không thể tha, vạn nhất nếu làm việc không đủ kín đáo để lộ ra tin đồn, bổn cung lấy cái gì để thoát thân đây? Kế sách này nếu Lương thị lang có thể hiến cho bổn cung, vậy thì giao cho người khác bổn cung làm sao có thể yên tâm được đây? Đại Lý tự không chen vào chuyện này được, nhưng Hình bộ có thể, hy vọng Lương thị lang sẽ không phụ một mảnh khổ tâm và tín nhiệm của bổn cung."
Lương Văn Bác đột nhiên ngẩng đầu, tuy rằng Thái tử vẫn chưa thuyết phục được hắn, nhưng luận về nhẫn tâm, quả nhiên trong các vị Thân vương thì Tam vương là người xứng nhất: "Thần hiểu, thần, lĩnh chỉ tạ ơn."
***
Tháng năm năm Kiến Bình thứ mười một, đường Tần Phượng.
Mặt trời mọc vào sáng sớm kèm theo một tiếng kèn, mũi tên như mưa bay đầy trời chằng chịt đánh về phía thành Khánh Châu.
Hai thành trì đối mặt với núi, tất cả mã quân của quân Tống vòng qua núi muốn vượt sông vào thành, vó ngựa vừa mới bước xuống nước đã bị phục binh chặn lại, hai quân giao chiến bên cạnh sông Lạc Thủy.
Trên đất vàng in hai vết chém thật sâu, xe pháo từ trong doanh địa được vận chuyển lên chiến trường, đá pháo và phi tiễn cùng nhau bắn vào trong thành, trong thành chợt vang lên tiếng kèn khác biệt, quân phía dưới thủ thành dựng ra cái trống rủ được bọc bằng da trâu sống chống đỡ.
Bên trong cái trống có lỗ sổ tên, trên lầu thành lại truyền đến vài tiếng trống, đội Thần Tí cung của quân Hạ liền thông qua lỗ sổ tên mà bắn tên xuống phía dưới.
Mộc Vũ tiễn không ngừng bắn ra từ trên thành, trận địa bên quân Tống cũng truyền ra tiếng trống, phía sau trận chiến có hơn mười chiếc xe lừa gỗ nhọn, mười binh lính nắp trong xe lừa gỗ mũi nhọn đẩy xe đi tới.
Trước xe có tấm ván gỗ dày nghiêng bằng da trâu, để ngăn cản mũi tên và yểm hộ binh lính tiếp cận thành lũy.
Nhưng quân Hạ trước khi lui về Vị Châu cũng đã đem tất cả khí giới thủ thành Vị Châu chuyển đến Khánh Châu, hiện giờ thấy binh lính của quân Tống tới gần tường thành liền không chút lo lắng, dùng những "chiến lợi phẩm" như đá, gỗ và gỗ kim từ trên thành lầu không ngừng ném xuống.
Giằng co suốt một ngày, các cây thang căn bản là không thể chống đỡ được.
Thám phục đứng trên xe vọng lâu để quan sát tình hình quân địch trong thành, Thẩm Dịch An đứng trên đài chỉ huy do tam quân dựng lên, thấy trên lầu cứ theo thứ tự mà vẫy cờ, liền cau mày.
Thẩm Dịch An cầm đao trên thắt lưng, nghiêng đầu nói: "Truyền lệnh của bản soái, đem xe gỗ mũi nhọn và bảy ngọn pháo ra di chuyển theo hướng giờ Dần!"
"Nguyên soái, dùng đến ba xe gỗ mũi nhọn và bảy ngọn pháo mà nói thì thành Khánh Châu này sẽ bị hủy, Khánh Châu là cửa ngõ hướng Tây Bắc của quốc ta, như vậy có ổn hay không?"
Thẩm Dịch An nghiêng đầu lạnh lùng liếc mắt một cái: "Bây giờ mọi chuyện còn chưa đạt được, trở về lập trận ở vẹn sông."
Phó tướng theo quân cũng có xuất thân là quan văn tiến sĩ, tất nhiên nghe hiểu được những lời này, chợt đỏ mặt không nhiều lời nữa.
Phó tướng mà Hoàng đế phái tới theo quân chuẩn bị rời đi, Thẩm Dịch An liền quay đầu lại nói: "Phù tướng quân phục mệnh của triều đình cũng nhìn thấy đi.
Nếu đoạt lại không được Khánh Châu, đám quan văn kia sẽ từ bỏ ý đồ sao? Chỉ sợ đến lúc đó khi ta và ngươi trở về, cơm mừng công yến còn chưa chín thì trà trong đại ngục kia cũng đã nấu xong trước rồi."
Tiếng trống trở nên chậm chạp, nách ván xe được đẩy lên đồi cách thành phía Tây Nam hai trăm bước.
Bảy ngọn pháo từ xe chở đến vị trí Tây Nam cách thành trì năm mươi bước, bộ quân cầm thuẫn vây thành cầm binh khí hạng nặng tạo ra trận địa muốn công thành.
Xung quanh ba chiếc gỗ mũi nhọn có hơn bảy mươi nấc binh đứng đó, đều vẫy cờ ra lệnh, bảy mươi người đồng thời dùng lực xoắn xe phóng ra.
Bởi vì bảy ngọn pháo đều rất lớn, nên khi vận chuyển đến trận địa lắp ráp liền dùng đến nửa canh giờ.
Giá đỡ bằng gỗ cố định trên đất vàng, trên giá đỡ có chứa một trục ngang có thể chuyển động, binh lính đem bảy ngọn pháo khổng lồ dài hai trượng tám thước cố định trên trục ngang, bảy ngọn pháo cũng bởi vậy mà hướng đến, mặc dù uy lực cực lớn nhưng