Sáu chữ chân ngôn phối hợp với Nhật luân thủ ấn, thân thể già nua của Đại Bi pháp vương trở nên vô cùng linh hoạt, thanh thoát như cá lội tung tăng theo một quỹ đạo kì dị lướt ra phía sau 3 thước, thần niệm của Chu Thanh tác động trên người Đại Bi trong tích tắc như nắm vào khoảng trống. Truyện "Phật Đạo "
“Mật tông Phật giáo, quả nhiên lợi hại, chỉ dựa vào thủ pháp tránh đòn này thôi đã có thể so sánh với cao thủ Phản Hư trong Đạo môn rồi!” Chu Thanh ngấm ngầm kinh ngạc, chỉ định ra tay thăm dò thực lực đối phương, nào ngờ vẫn không nắm bắt được gì, xem ra hôm nay sẽ là trận chiến khó khăn nhất từ khi mình xuất đạo rồi, Chu Thanh nắm chặt pháp bảo độc môn của mình, gấp rút suy tính kế sách, tuy hiện nay đôi bên vẫn chưa trở mặt khai chiến, nhưng đó chỉ còn là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Truyện "Phật Đạo "
Nếu chỉ có một mình Chu Thanh thì còn dễ, dù muốn bỏ chạy, tin chắc tứ đại pháp vương cũng không cản nổi, nhưng hiện nay còn có Vân Hà tiên tử, Chu Thanh muốn dẫn theo nàng trốn khỏi đây thì khó khăn bội phần, hơn nữa đối phương còn có một cao thủ đang mai phục chưa lộ diện, đồng thời đánh với 4 cao thủ Phản Hư, lại phải phân tâm đề phòng kẻ giấu mặt đánh lén, Chu Thanh không hề tự cao tự đại đến mức nghĩ mình có khả năng giành chiến thắng.
“A di đà phật!” Đại Bi pháp vương toàn thân tỏa sáng, khuôn mặt vốn nhăn nheo già nua bỗng trở nên hồng hào, cơ thể lọm khọm cũng đứng thẳng lên, pháp bào phất phơ giống như một ngọn núi sừng sững chắn trước mặt, vẻ mặt trang nghiêm, so với bức tượng kim phật 6 tay sắc mặt dữ tợn khổng lồ kia, Đại Bi pháp vương có mấy phần giống bồ tát phật tổ hơn.
Đại Bi pháp vương trong lòng kinh ngạc, Mật tông công pháp quan trọng nhất chính là khổ tâm rèn luyện về mặt tâm linh, các tăng lữ chỉ cần tu hành vài năm đều tâm thần kiên định, ý chí quật cường, không bị ngoại cảnh mê hoặc, còn cao tăng lạt ma như Đại Bi thì khỏi phải nói rồi, nếu không phải đối phương có thần thức niệm lực vượt xa mình, đâu dễ dàng bị người ta tác động vào tâm trí được chứ?
Đại Bi pháp vương trả qua luân hồi 3 lần, cuối cùng đã bắt đầu tu luyện được La hán kim thân, có tấm thân bất tử, không còn phải chịu nỗi khổ luân hồi chuyển thế nữa, con đường tu hành sau này thênh thang rộng mở, chỉ cần vượt qua thêm tam tai cửu nạn, cắt đứt tất cả nhân quả nghiệp duyên trong chuyển thế luân hồi, tích tụ đủ số năng lượng thì có thể hóa thân thành phật, thoát ly khổ hải vô biên, đi vào thế giới cực lạc Tây phương.
Phương pháp tu hành của Phật giáo khác với Đạo môn, Đạo môn vừa bắt đầu đã ngưng tụ thiên địa nguyên khí cải tạo xác thịt trở thành mạnh mẽ, sau khi đạt ít nhiều thành tựu mới tu luyện nguyên thần, còn Phật giáo lại chú trọng rèn luyện niệm lực, ngưng tụ tâm thần, rất ít tu luyện thể xác, từ xưa đến nay các bậc cao tăng đắc đạo có tinh thần niệm lực đạt cảnh giới cao, thân xác lại suy tàn thảm hại, cuối cùng bị tan rã trở về cát bụi, chỉ còn cách chuyển thế luân hồi.
Chuyển thế luân hồi của Phật giáo cũng khác biệt với người tu đạo, Đạo gia chuyển thế, nghiệp chướng hãy còn nhiều, hơn nữa sau khi chuyển thế sẽ quên sạch kí ức kiếp trước, trừ khi có tu sĩ đạo hạnh cực kì cao thâm hộ pháp, trước khi chuyển thế phong ấn kí ức trong nguyên thần giao cho người này giữ hộ, đợi sau khi chuyển thế tìm lại thân xác mới, sau đó đem phong ấn nguyên thần kiếp trước đánh vào thể xác mới, thế mới coi như chuyển thế hoàn mỹ, thế nên Đạo gia chuyển thế vô cùng nguy hiểm, sơ sót một chút là công sức đổ sông đổ biển, ngay cả người giúp đỡ người khác chuyển thế vì làm trái lại quy tắc trời đất, việc tu hành sau này cũng kiếp nạn trùng trùng, dù sau này có vượt thiên kiếp cũng khó khăn hơn các tu sĩ bình thường, nếu không phải là thân thiết đến mức có thể giao tính mạng cho đối phương, ai mà chịu hộ pháp giúp người khác chuyển thế chứ?
Còn người trong Phật giáo chuyển thế lại vô cùng thuận lợi, truyền thuyết kể rằng có Phật giới Địa Tạng Vương bồ tát chuyên cai quản nhân quả luân hồi phù hộ nên không những không cần người hộ pháp, sau khi chuyển thế cũng có thể giữ lại kí ức kiếp trước, hơn nữa thần thông niệm lực được tu hành từ kiếp trước cũng sẽ không mất đi, cứ thế tiếp tục tích tụ, đợi khi tinh thần niệm lực đạt đến một mức độ đủ mạnh là có thể dùng cải tạo thân xác, từ đó thân xác sẽ không suy tàn, bước đầu tu luyện thành La hán kim thân, chính là tương đương với nhân vật đạt cảnh giới Phản Hư của Đạo gia, nhưng các Phật giáo tăng lữ kiên trì được đến bước này, cho dù là niệm lực hay sức mạnh thể xác đều vượt trội không ít so với người tu đạo đạt cảnh giới Phản Hư.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với hai đối thủ cùng cảnh giới đối đầu, tăng lữ bên Phật giáo sẽ giành phần thắng, sức chiến đấu của một người được tạo thành bởi nhiều yếu tố, độ mạnh yếu của chân nguyên, hưng suy của thể xác, sức mạnh từ niệm lực, trợ giúp của pháp bảo, cách vận dụng chiến thuật… đều quyết định đến thành bại trận chiến.
Tuy Phật và Đạo đều tu luyện cả về nguyên thần và thể xác, nhưng về bản chất có sự khác biệt, Đạo gia tu hành tiến dần theo thứ tự từ dễ đến khó, còn Phật giáo tu luyện lại khó trước dễ sau, chỉ có điều cách tu hành của Phật giáo dễ dàng hơn Đạo gia nhiều, chỉ cần một lòng hướng phật, người thành tâm bèn có thể được Địa Tạng Vương bồ tát phù hộ khi luân hồi chuyển thế, vì không cần mất nhiều công sức tu luyện thể xác, chuyên tâm vào tinh thần niệm lực, nên cửa ải khó khăn nhất của người tu đạo chính là tu luyện nguyên thần niệm lực lại trở nên dễ dàng hơn nhiều đối với người theo Phật giáo, tính ra Phật giáo có phần mượn sức mạnh thần phật để tạo thuận lợi cho mình.
Người tu đạo đột phá được Dẫn Khí kì, bước vào giai đoạn tu luyện nguyên thần trong Hóa Thần kì cũng phải luôn luôn chú trọng tu luyện thể xác, vốn không thể toàn tâm toàn ý đặt hết vào việc tu luyện nguyên thần niệm lực, vì từ Hóa Thần đạt đến Phản Hư lại là một quá trình dài đằng đẳng, thể xác mạnh mẽ đạt được trong giai đoạn Dẫn Khí cũng không chịu nổi bị thời gian dài xói mòn nên chắc chắn không chống cự nổi đến khi đạt cảnh giới Phản Hư.
“Tại sao khi Phật giáo chuyển thế có thần phật phù hộ, còn Đạo gia chúng ta lại không có, chẳng lẽ các bậc thánh nhân Đạo gia chúng ta đều là hạng lười biếng? Bỏ mặc sống chết hưng suy của con cháu đời sau không thèm lo?” Vân Hà tiên tử suốt dọc đường có giải thích một số khác biệt