Thân kiệu lắc lư hành tẩu trong màn đêm.
Kiều Sở vén một góc màn kiệu, lâm vào trầm tư.
Hiện tại nàng đang trên đường hướng đến phủ của thái tử.
Sau khi Mạc công công tuyên chỉ, Duệ vương chỉ nói với nàng một câu: “Chờ ta, ta tuyệt đối không để cho nàng chịu ủy khuất”, sau đó liền theo Mạc công công hồi cung.
Theo như văn tự tìm được sau này trong mộ thất Đông Lăng, “Nguyên” tức là “Chính”.
“Nguyên” là dùng để viết, còn “Chính” là dùng để nói.
Thánh chỉ có viết thái tử nguyên phi, tức là chính phi, Kiều Mi là chính phi của thái tử.
Theo khẩu dụ của Hoàng đế lúc ở hoa viên là sẽ phong nàng làm chính phi, nhưng ý tứ trong thánh chỉ ban tới: chính phi lại biến thành trắc phi.
Quân xưa nay vốn không thể nói đùa, nhưng Hoàng Đế làm như vậy tất cũng đã có cân nhắc.
Nàng bị người chứng thực tấm thân phi xử nữ, sau lại bị Trữ vương chạm qua người, chỉ với những nguyên do này nàng nhất định là không thể sắc phong làm chính phi.
Nhưng cái đáng quan tâm đó là: chính phi đâu? Liệu Hoàng đế có thay Duệ vương tuyển chính phi nữa hay không đây? Nếu có, người ông ta chọn sẽ là ai? Ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, trong lòng Hoàng đế rốt cuộc chứa đựng tâm tư gì? Gia thú chi nghi, Kiều Mi ký vi tả, nàng ở phủ thái tử xuất giá, lý do rất đàng hoàng, nhưng vì sao lại phải an bài như vậy?
Có lẽ, điểm duy nhất đáng vui mừng chính là, nàng cuối cùng cũng có cơ hội gặp được Thượng Quan Kinh Hạo và Kiều Hàm.
Nghe Mạc công công nói, Kiều Hàm cùng phò mã cũng có tới.
Kiều Hàm chính là đại tỷ của nàng, cũng là do một tiểu thiếp của Kiều Chấn Trữ sinh ra.
Trong đám tỷ muội của nàng, chỉ có vị tỷ tỷ này đối đãi với nàng có vài phần thật tâm.
Kiều Hàm lần này tới là phụng mệnh phụ thân lấy thân phận đại tỷ tiễn muội muội xuất giá.
Kiều Chấn Trữ, Phượng Thanh đại phi, còn có mẫu thân Mịch La của nàng đều không có đến, nói là lãnh chủ thân có bệnh nhẹ, đích thân đại phi túc trực bên giường.
Bọn họ không đến cũng sớm nằm trong dự kiến của nàng, Kiều Chấn Trữ hết mực yêu thương Phượng Thanh, Kiều Dung không trúng tuyển, hai người bọn họ đương nhiên sẽ không đến.
Lúc trước khi Kiều Mi xuất giá, Bắc địa đưa tới thịnh lễ, cũng đủ cấp cho Hoàng đế chút mặt mũi, lần này là Kiều Hàm thay mặt phụ thân mà đến, như vậy cũng đã biểu rỏ thành ý.
Nàng cũng không muốn nhìn thấy bọn họ, để tránh làm bẩn mắt lẫn nhau.
Mẫu thân Mịch La của nàng không đến cũng vì nương gia đang xảy ra đại sự.
Bên ngoài Bắc địa còn có những bộ tộc khác tồn tại, tộc của mẫu thân nàng sinh sống ở vùng biên cương phía Bắc, thời gian gần đây, trong tộc liên tục bị người của đại tộc chèn ép khắc nghiệt.
Trong những nữ nhân của Kiều Chấn Trữ, Phượng Thanh đại phi ghét nhất là Mịch La, bởi Mịch La từng là đại phi của Kiều Chấn Trữ.
Mẫu tộc của Mịch La không giống như những tộc du mục bình thường, tuy rất mạnh nhưng không hiếu chiến, cực kỳ giàu có và sung túc.
Khi Kiều Chấn Trữ cưới Mịch La, hắn lúc đó chỉ là thiếu chủ một tiểu tộc ở Bắc địa.
Mịch La khi xuất giá mang theo rất nhiều vàng bạc tài bảo tặng cho phu quân mà nàng yêu thương, để cho hắn có thể chiêu binh mãi mã, độn lương mãi thảo (tích trữ lương thực), về sau liền hùng mạnh trở thành Bắc địa lãnh chủ.
Mà trong mẫu tộc Mịch La lại không ngừng xảy ra những chuyện xấu.
Đầu tiên là có phản đồ đem toàn bộ tài bảo trong tộc lén lút mang đi, sau lại lan truyền dịch bệnh khiến người trong tộc chết hơn một nửa.
Xuất phát từ một đại độc hùng mạnh phút chốc liền đi xuống, ngay lúc đó liền bị những tộc khác hùa nhau vào hiếp đáp.
Kiều Chấn Trữ thấy chết mà không cứu, cho dù hắn hoàn toàn có năng lực làm điều này.Thứ nhất là vì: Phượng Thanh không thích; thứ hai: sự tồn tại của Mịch La luôn gợi nhắc đến sự sỉ nhục lớn nhất của Kiều Chấn Trữ, là hắn dựa vào nhà mẹ đẻ của thê tử mới có được thành tựu như ngày hôm nay.
Ngay sau khi mẫu tộc Mịch La suy tàn, hắn liền phế đi phi vị của Mịch La, đưa nữ nhân hắn yêu thương nhất là Phượng Thanh lên làm đại phi.
Không lâu sau đó Mịch La liền trở về mẫu tộc, nàng mặc dù đã xuất giá nhưng vẫn là nữ nhân trong tộc,