Vương Tranh bị Từ Văn Diệu kéo tới gặp vị học giả nổi tiếng nọ. Đối phương là một ông lão đã lớn tuổi nhưng phong độ nho nhã lại hòa ái dễ gần. Những lời được thốt ra từ miệng ông hết sức sắc sảo và bén nhọn, khiến người khác không tài nào nắm bắt được thực hư trong đó. Vương Tranh cũng không muốn nịnh bợ để được thứ gì từ ông, nên chẳng hề tỏ ra chút nhiệt tình nào, chỉ mỉm cười bàng quan với mọi sự. Nhưng trên thực tế một phần là vì cậu không quen chuyện giao tiếp, đa số thời gian đều sẽ im lặng. Từ Văn Diệu hai lần ba lượt bẻ lái câu chuyện sang trọng tâm được đề ra trước đó nhưng đều bị đôi bên vô tình hữu ý mà lảng tránh đi. Nụ cười trên môi anh dần dần cứng ngắc, vừa tính lên tiếng nói thẳng lại bị Vương Tranh ngăn lại, nhỏ nhẹ nói: “ Tim em hơi khó chịu. Chúng ta về nhà sớm chút nhé anh?” .
Từ Văn Diệu vừa nghe thấy Vương Tranh bảo mệt thì mọi chuyện trọng đại gì cũng bị anh ném ra sau lưng hết, hời hợt nói vài câu với vị học giả kia rồi cùng Vương Tranh chào từ biệt mọi người. Từ Văn Diệu bảo Vương Tranh đứng chờ anh một chút, để anh đi tạm biệt ông Từ một tiếng rồi sắp xếp người đứng ra thay anh mua chuỗi vòng phỉ thúy làm quà ẹ, sau đó vội vội vàng vàng chạy đến, đánh xe đưa hai người về nhà.
Vừa leo vào trong xe, Từ Văn Diệu lo lắng sờ trán Vương Tranh, hỏi: “ Bây giờ em thấy thế nào? Có cần uống thuốc không?” .
“ Vô duyên vô cớ thì uống thuốc làm gì. Em nói khó chịu là gạt anh thôi” . Vương Tranh hiếm khi lại có ý đùa cợt như thế. “ Em không thích phải lời qua ý lại với mấy người có quyền có thế đó, chi bằng về nhà vừa xem phim hoạt hình vừa ăn súp còn sướng hơn!” .
Từ Văn Diệu thở phào một hơi, phì cười, gõ vào đầu cậu một cái: “ Đồ xấu xa này, lần tới còn dám lừa anh như thế thì chống mắt xem anh phạt em thế nào!”
Vương Tranh thở dài. “ Anh à, em cũng đâu muốn vậy! Vốn dĩ em không rành rẽ những chuyện như thế. Sau này anh đừng dẫn em tới mấy bữa tiệc thế này, được không?”
“ Nếu em không tập làm quen sau này sẽ thiệt thòi đấy!”
“ Thiệt thòi thì thiệt thòi, cũng chẳng gì to tát cả” , Vương Tranh bất mãn nói. “ Em đã gần ba mươi tuổi, tính cách từ lâu đã định hình, không thay đổi được. Em đã sớm nhận ra rằng mình bẩm sinh khiếm khuyết khả năng nịnh bợ hay o bế ai rồi” .
Từ Văn Diệu nói đầy bất đắc dĩ: “ Anh làm thế không phải vì muốn tốt cho em sao?”
“ Ngàn vạn lần anh đừng làm vậy! Em vẫn giữ ý kiến cũ, thà mặc quần cộc ngồi nhà xem phim hoạt hình còn hơn trong tiết trời oi bức nóng nực ăn mặc như thế này đến đây nghe người ta làm mấy trò anh lừa tôi dối đó. Anh không thấy ông ta nói chuyện đầy nghệ thuật sao? Em nghe cả buổi cũng không biết rốt cuộc ông ta hiểu hay không hiểu ý anh muốn nói. Còn nếu hiểu thì lại không rõ ông ta đáp ứng hay không đáp ứng điều anh muốn. Như vậy cũng gây khó dễ cho một người có tuổi như ông ta, nói chuyện mà cũng phải vất vả…”
Từ Văn Diệu bật cười, xoa đầu cậu: “ Cái đó gọi là nghệ thuật ăn nói, biết chưa. Thật ra vì ông ta không biết chính xác anh là ai, và nếu làm vậy ông ta được lợi ích gì. Dù sao ông ta cũng là bạn của chú Vu, không thân với anh, lại càng không quen em!”
“ Thế sao không thẳng thắn cự tuyệt cho khỏe? Cứ làm việc theo nguyên tắc, vừa đơn giản vừa nhanh gọn, vậy chẳng phải sẽ tốt hơn? Với lại người ta cũng chẳng soi ra lỗi của ông ta” .
“ Ngốc ạ, nếu ông ta thẳng thừng được vậy đời nào leo lên được vị trí như bây giờ? Chuyện này em không hiểu đâu, nhưng em nói đúng, em không hiểu thì tốt hơn.”
Vương Tranh bĩu môi: “ Anh, có vài lời thật lòng em nói với anh được không? Nhưng hứa là đừng giận nhé!”
“ Em nói đi”
“ Ừ, em nói đây.” Vương Tranh ngẫm nghĩ một chút mới lên tiếng: “ Em biết là anh lo cho em, nhờ cả cha của Vu Huyên giúp sức. Anh đã vì em mà tốn không ít tâm tư, lại còn thay em lo nghĩ nhiều thứ. Em nói không cần anh giúp tuy có phần không đúng nhưng thật lòng em chẳng muốn anh xen vào chuyện lần này” .
Từ Văn Diệu như thể đã đoán được Vương Tranh sẽ nói như vậy nên cũng không tức giận, chỉ chuyên tâm lái xe. “ Được rồi, cho em cơ hội để nói hết những gì mình nghĩ đấy. Nhớ là đừng giấu diếm điều gì nhé” .
“ Em không muốn anh nhúng tay vào việc này là để không phải bất công với những người khác. Nếu em đi cửa sau như thế thì cũng sẽ chẳng hơn gì lão phó chủ nhiệm khoa? Còn nữa, bây giờ em vẫn chưa đủ năng lực và tư cách. Tuy trong giới học thuật em đã gầy dựng được chút thành tựu, nhưng nhiêu đó không đủ để trở thành học giả nổi tiếng khiến người người ngưỡng mộ. Em muốn tự mình cố gắng…”
Từ Văn Diệu phì cười một tiếng: “ Xin lỗi, em cứ nói tiếp đi!”
Vương Tranh ghét bỏ mắng: “ Không nói nữa. Vốn dĩ anh chẳng nghe. Nếu nghe thì cũng cười em thôi” .
“ Anh không có… Được rồi, quả thật là anh thấy hơi buồn cười một chút. Em đừng giận. Anh sai rồi. Anh sẽ không cười nữa” . Từ Văn Diệu chồm qua hôn lên má Vương Tranh một cái, cười hì hì nói: “ Ai bảo em dễ thương làm gì. Càng nghiêm túc như thế lại càng đáng yêu” .
“ Biến!”
Từ Văn Diệu khoái chí cười ha ha, hân hoan khởi động xe, vặn mở âm thanh, lập tức trong xe vang lên giai điệu dương cầm thanh trong như nước, là một tiểu phẩm của Beethoven, từ bản Minuet tới Moonlight. Vương Tranh im lặng nghe nhạc một lúc thì không giận dỗi nữa, lên tiếng nói: “ Em nói thật đấy, anh đừng xen vào chuyện này nữa nhé” .
“ Được rồi, anh không lo nữa!” . Từ Văn Diệu chẳng thèm nghĩ ngợi gì nhiều, sảng khoái đáp.
Vương Tranh ngạc nhiên hỏi lại. “ Thật chứ?”
“ Nếu không thì làm sao bây giờ?” Từ Văn Diệu bật cười. “ Ai bảo anh lại yêu một thầy giáo nghiêm chỉnh chính trực thế làm gì?”
“ Tự dưng anh lại vội vàng đổi ý nhanh như vậy…” Vương Tranh không chút dễ chịu nói: “ Đột nhiên thấu tình đạt lý thế… em không quen chút nào!”
“ Vì em nhất mực yêu cầu anh đấy chứ. Anh đã răm rắp làm theo, em còn muốn thế nào?”
“ Đừng nói lời vô ích!”
“ Tiểu Tranh, vì em đã quá chú trọng nguyên tắc cũng như luật lệ nên mới không biết cách xoay sở” Từ Văn Diệu nói đầy ôn hòa. “ Anh có thể hiểu được những ý tưởng cơ bản của em. Theo nghĩa rộng mà nói, sống trong thời kỳ chủ nghĩa tự do, mỗi cá nhân phải tự mình phấn đấu, em cảm thấy như thế mới công bằng. Nếu tất cả mọi người đều làm được như thế thì xã hội này sẽ công bằng và trật tự hơn. Nếu xã hội này không có được những điều như thế, thế thì chính bản thân em cũng không lấy làm hổ thẹn với lòng mình. Ý em là như thế, phải không?”
“ Cứ cho là vậy đi!”
“ Điều em muốn đến cả quốc gia phương Tây còn không thực hiện được nói chi đến đất nước mình. Chuyện to lớn khác anh không nói, chỉ riêng việc bản thân anh từng trải qua cũng đủ kiểm nghiệm điều đó rồi. Khi anh còn ở Mỹ, trong trường đại học có rất nhiều sinh viên làm trong hội đoàn chính trị, một vài người là xuất phát từ ý định đơn thuần, còn đa số đều có lý do thực tế. Trường anh theo học tốt hơn những trường trực thuộc nhà nước, theo anh thấy cũng không có tiếng tăm lắm nhưng lại để sinh viên rất tự do, tổng thể thì khá giống một trường Anh quốc hơn. Mấy anh em sinh viên cùng thuê chung nhà với nhau đều là những phần tử có ý thức bảo vệ môi trường tiến bộ. Cả ngày không có việc gì làm cũng kiếm chuyện làm, hễ thấy một chút xíu gì đó có vẻ ô nhiễm tức khắc liền gây huyên náo ầm ĩ lên, chỉ tiếc lúc bấy giờ pháp luật của nước Mỹ quy định về mặt này quá hoàn thiện rồi, những nơi họ có thể thể hiện giá trị của bản thân rất ít. Anh thường cười trêu họ là đã sinh nhầm thời cũng như lầm đất nước. Nếu như ở một nước đang phát triển thì những người đó nhất định sẽ vui mừng đến chết mất.”
“ Sau đó, cuối cùng họ cũng phát hiện ra được một chuyện lớn. Có một xưởng dược phẩm ba mươi năm trước đã lấp phế phẩm xuống khu vực hồ, trải qua bao nhiêu năm sau hậu di chứng bắt đầu xảy ra nên mới bị phát hiện. Những người bạn của anh đã rất phấn khích tham gia vào công cuộc cách mạng ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của họ. Nhưng chỉ tới khi thật sự bắt tay vào họ mới nhận ra mọi chuyện phức tạp vô cùng. Nhà xưởng đó đã bị bán và chia thành ba phần được ba công ty khác nhau thu mua, vậy nên rất khó lòng tìm ra được người phải chịu trách nhiệm chính. Tuy dựa theo pháp luật cả ba công ty đều phải bồi thương nhưng khi biết phải đền bù thế nào, bao nhiêu thì đối phương lại tìm đủ cách để chạy tội. Trình tự pháp lý ở bất cứ quốc gia nào cũng đều hết sức rườm rà, giống như Kafka đã viết trong Lâu đài[1] vậy, khi con người nhỏ bé phải đối diện với kẻ khổng lồ là bộ máy cơ chế đầy quyền năng sẽ tự giác sinh ra sợ hãi và áp lực.”
[1] Lâu đài (Das Schloss) là một trong ba tiểu thuyết nổi tiếng đã làm nên tên tuổi của nhà văn Franz Kafka (1883- 1924), người có ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn học phương Tây thế kỷ 20.
“ Sau đó thì sao?”
“ Sau đó họ vẫn giải quyết được vấn đề. Em đoán xem là bằng cách nào?”
“ Dựa vào truyền thông?”
“ Giới truyền thông tuy từng quan tâm tới sự kiện này nhưng rất nhanh đã phớt lờ nó mà quan tâm tới những việc mới mẻ hơn cũng tai tiếng hơn”
“ Vậy mọi người đã làm thế nào?”
“ Chắc em chẳng tin nổi đâu, bọn họ đã lợi dụng đến chính khách” , Từ Văn Diệu cười nói. “ Đúng lúc đó lại diễn ra cuộc tuyển cử, ai ai cũng hô hào khẩu hiệu bảo vệ môi trường nhưng chẳng mấy người tranh cử có đủ khả năng giải quyết. Một người bạn cùng phòng của anh xuất thân từ giới thượng lưu ở Mỹ, nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nghị sĩ đó. Vì vậy anh ta đã nghĩ cách để tuồn việc hố rác kia ột người ứng cử, mà người đó với đối thủ của ông ta có tỷ lệ phiếu bầu ủng hộ là tương đương nhau. Nhờ có vị chính khách đó đứng ra tuyên truyền, diễn thuyết cũng như nhắc nhở pháp viện ráo riết thụ lý, song song với việc đó ông ta còn cho quay clip tuyên truyền khuếch đại tầm nghiêm trọng của sự ô nhiễm từ hố rác đấy. Chưa tới ba tháng tòa án đã phán xử xong xuôi, đồng thời ông chính khách nọ cũng có được danh tiếng, với ông ta mà nói sự việc đó như là con át chủ bài trong con đường hoạn lộ của mình”
Vương Tranh không nói được một lời.
“ Vì vậy em yêu à, có đôi khi thể chế không phải là dòng nước lũ hay mãnh thú. Em không nên cho rằng việc lợi dụng chức quyền trong thể chế là một chuyện xấu. Hay nói đúng hơn, thay vì để người khác lợi dụng thì mình phải nhanh chân mà lợi dụng trước, vì không chừng ngoài giúp được chính mình còn có thể đấu tranh thay ột thành phần khác nữa. Lấy chuyện của em làm ví dụ, nếu em chưa đến ba mươi tuổi mà đã đạt được kế hoạch chuyên đề cấp quốc gia, vừa có quyền vừa có danh tiếng thì trường đại học Z chắc chắn sẽ giữ em lại cho bằng được. Đợi tới khi em vững chắc chủ quyền rồi, đã có tiếng nói rồi sẽ dễ dàng quản thúc lão phó chủ nhiệm… lão ít nhất sẽ không dám giở trò giả tạo học thuật ngay dưới mắt em, và em cùng những giáo viên trẻ khác cũng sẽ có môi trường tốt hơn để học tập, nghiên cứu. Như vậy không phải sẽ tốt hơn nhiều so với việc em một mình kiên trì chống đối?”
Đầu óc Vương Tranh loạn hết cả lên, há hốc miệng, những lời muốn nói đều không còn thích hợp nữa. Từ Văn Diệu cười xoa mặt cậu: “ Không được rồi, nhìn vẻ mặt em như thế thì thân dưới anh lại cương đến phát đau. Phải về nhà mau lên. Phải mau về nhà”
Anh vừa than van vừa nhấn ga chạy hết tốc lực. Vương Tranh thì vẫn còn chìm đắm trong những lời vừa rồi của người yêu, cố gắng học hỏi những điều mình chưa từng trải qua. Đến khi