Sườn hầm khoai tây là một món ăn gia đình phổ biến, nếu xét tới nguồn gốc xuất xứ của nó thì đại để từ phương Bắc. Trời lạnh mà có một nồi thịt hầm nóng hôi hổi thì còn gì bằng. Khi mở nắp nồi ra, khoai tây hầm chín rục trộn lẫn với từng thớ sườn, mùi thơm của thịt hòa quyện với cái nồng đượm của khoai tây làm dậy lên mùi vị đặc trưng của món ăn. Ngoài ra, thêm các loại nguyên liệu tăng vị như hồi hương, hạt tần bì, và rắc thêm màu xanh của rau thơm điểm xuyết trên nền vàng của thịt và khoai tây trông thật đẹp mắt. Giống như tất cả những món ăn gia đình trên đời, đều lấy ký ức thời thơ ấu, lấy cái nồng đậm ấm áp khi ở nhà làm gốc rễ, sau đó chế biến rất đơn giản thôi, thế nhưng đó lại là thứ có ý vị sâu sắc và trường tồn nhất.
Đây là món ăn trời sinh nhằm giúp tinh thần người ta thoải mái, khi buông đũa lại thấy nó chẳng chút cầu kỳ. Chỉ cần lấy đũa gắp cho vào miệng là có thể cắn miếng lớn, sau khi ăn hết thịt còn có thể múc một muỗng canh chan vào ăn với cơm, những lúc như vậy chả ai thèm quản dáng điệu bạn háu ăn khi đó như thế nào. Hơn hết, đây không phải là món ăn được làm ra chỉ để thỏa mãn phần nhìn, nó chứa đựng mục đích nguyên sơ nhất của thức ăn, đó chính là nguyện vọng được ăn no một cách thuần túy của con người. Trước đây, ở những gia đình bình thường, vì lợi ích thực tế người ta thường cho thịt và rau vào nấu chung một nồi.
Từ Văn Diệu rất thích ăn món sườn hầm khoai tây. Bao nhiêu năm nay, tuy đã ăn không ít của ngon vật lạ, nhưng chỉ có duy nhất món này là có thể khiến anh thòm thèm chẳng bỏ được, giống như phản xạ có điều kiện xảy ra trong đầu, cứ mỗi khi nhớ đến mấy món ăn lúc ăn cơm thì thể nào trong đó cũng có món sườn hầm khoai tây này.
Trong ký ức của anh, đây là món ăn có một câu chuyện dài. Ngày xưa, cha anh suốt ngày làm việc cực khổ, phải đến cuối tuần mới được ăn món sườn hầm khoai tây hương dậy khắp sân. Vừa ngồi vào bàn, anh và Quý Vân Bằng nhất định phải cầm đũa đánh nhau cho tới khi bị mẹ đánh ỗi người một cái vào đầu mới thôi. Thật ra khi đó hai người chẳng háu ăn tới mức phải đánh nhau, nhưng cứ vào cuối tuần được ăn thịt, trò đánh nhau đó lại được lặp đi lặp lại nhiều lần, và sớm trở thành thông lệ bình thường của nhà họ Từ. Nếu như bữa đấy tâm trạng của cha anh tốt thì ngoài món thịt hầm này ra, có được thêm cả canh súp gà ta nấu nấm. Anh và Quý Vân Bằng được ưu tiên mỗi người một cái đùi gà. Sau bữa ăn, gia đình sẽ tráng miệng bằng chút hoa quả như táo lê hay chuối tiêu. Khi đó ăn mãi những loại trái cây đó cũng không thấy ngán, cho đến một ngày lần đầu tiên thấy được dứa đóng hộp, anh thích thú trầm trồ rất lâu.
Sau này thi đậu đại học và rời nhà đi học, tiếp đó là xuất ngoại du học, lúc quay về lại bận rộn với việc gây dựng công danh sự niệp, vô hình trung càng khiến món sườn hầm khoai tây dung dị trở thành thức ngon hiếm có. Từ Văn Diệu còn nhớ có lần bỗng dưng thấy rất thèm ăn món này, liền sai thư ký đến nhà hàng mua mang tới ình. Vừa mới nhìn thì thấy món ăn đơn giản như vậy lại được cho thêm vào các thứ như nấm hương, sò và cả cá tôm khô. Chỉ tiếc là khi ăn vào miệng, tuy ngon nhưng lại mất đi cái vị ngọt ngào trong ký ức tuổi thơ.
Lúc đấy, anh bất giác hiểu được, món ăn này chỉ thích hợp để nấu trong căn bếp ngổn ngang đồ đạc ở nhà mình, được đặt trên chiếc bàn ăn cơm cũ, món ăn nấu xong trong tiếng quở trách của mẹ và tiếng quát mắng của cha. Ngoài ra, nó còn cần một người bạn thuở nhỏ cùng mình giành ăn và người vú già hiền hòa phúc hậu đứng ở bên thì thầm rằng, Tiểu Diệu à, món thịt này đừng ăn nhiều quá, vú có chừa lại cho con một phần trong bếp ấy. Phải là tất cả những điều đó tập trung lại mới có thể tạo nên một món ăn đậm đà khó quên đến thế.
Đây không phải là việc một mình anh có thể làm, hay chỉ cần có tiền cưới vợ về để người đó nấu cho ăn là xong chuyện. Một vài tình nhân trước đây của Từ Văn Diệu nấu ăn rất giỏi, nhưng dù họ có cố công thế nào cũng không đem đến cho anh cảm giác anh muốn.
Đó là loại cảm giác hết sức thanh thản, không phải chú ý tới ngoại cảnh, lo lắng chuyện lễ nĩa giáo đường, hay phải đề phòng bất kỳ ai, đơn giản chỉ cần thỏa mãn ý định ban sơ là ăn no căng cả bụng, vui vẻ và thoải mái ăn uống một bữa theo kiểu mình thích mà chẳng cần cố kỵ gì.
Nhưng tiếc thay lại rất khó lòng có được bầu không khí đầm ấm đó, càng là người quyền cao chức trọng càng không dễ mà đạt được. Đôi khi đương lúc bận rộn anh lại tranh thủ suy nĩ tới những ưu điểm của bản thân, thì càng thấy mình gắn với những từ khóa như thế này: một gã đàn ông có tuổi chững chạc, đồng tính, độc thân vì không cách nào yêu được ai và cũng chẳng thể vin vào tiền mà ép ai đó bên mình cả đời.
Nên khi anh dọn vào sống cùng Vương Tranh, lần đầu ăn món sườn hầm khoai tây cậu nấu, bất giác anh lại thấy mắt mình cay cay.
Thành thật mà nói, tay nề nấu nướng của Vương Tranh chỉ thuộc loại thường, khả năng nấu nướng của cậu không giỏi lắm, với lại cậu trời sinh đã thiếu khả năng xử lý thành thục các chi tiết nhỏ rồi. Lúc nấu cơm, cậu tự mình bằm thịt chứ không bao giờ sử dụng cối xay thịt, nhưng đến lúc đó thịt được bằm lại không đều nhau. Cậu không bao giờ cắt được những miếng thịt mỏng mảnh đều tăm tắp như cánh ve, không thể cắt khoai tây thành từng sợi nhỏ như cây tăm. Lại còn hay lo lắng, luôn cầm vá đảo nồi thịt, cứ sợ nguyên liệu không chín thành ra để lửa lớn rất lâu. Còn khi hầm canh thì ngược lại, cứ sợ nấu lâu canh cạn mất nước mà không biết, nên chưa tới lúc đã vội vàng tắt bếp.
Phải công nhận thức ăn cậu làm ra khá ngon miệng, nhưng nếu chỉ ở mức độ này thì ai ai cũng làm được.
Cơ mà Từ Văn Diệu lại vô cùng hài lòng và thỏa mãn với điều đó. Mỗi ngày tan sở về nhà anh lại đi rửa tay, ngồi ở sofa đọc báo, chốc chốc nhìn người đang tất bật trong bếp tìm thứ này kiếm thứ nọ lọ mọ đụng thứ kia, rồi một lúc sau đó cả nhà dậy lên mùi thức ăn, tiếp đấy cậu sẽ cất tiếng gọi, ‘Ăn cơm thôi!’, anh liền bỏ tờ báo xuống, vui vẻ ngồi vào bàn.
Lúc dùng bữa, anh sẽ thuận miệng nói, bữa nay món thịt kho này hơi bị khét nè, còn canh thì ngon lắm, rồi khi cơm vơi, anh rất tự nhiên nói, Cho anh thêm bát nữa.
Ăn uống no nê thì ngồi đơ ra đó, liền bị Vương Tranh đá cho một cước, bắt đi thu dọn chén bát.
Đó là một cuộc sống bình thường và đơn giản như bao người nhưng lại vô cùng ấm áp khiến người khác thấy thân thuộc.
Hôm nay nhà nấu món sườn hầm khoai tây.
Từ Văn Diệu vừa bước vào cửa liền ngửi thấy mùi, lòng phơi phới vui sướng, vừa cởi áo vest ngoài vừa nói: “ Ai da, thơm quá đi!” .
Anh đổi giày đi vào phòng ăn, nhìn những món nguội đã được dọn sẵn trên bàn, thấy dì Trâu dọn rất nhiều bát đũa ra, ngạc nhiên hỏi: “ Có chuyện gì vậy? Hôm nay nhà mình có khách à?” .
“ Đúng vậy, Tiểu Vương bảo có hai vị khách tới nhà ăn cơm, từ lúc chiều khi tôi mua đồ ăn đến tận bây giờ, cậu ấy vẫn luôn tay luôn chân đến giờ vẫn chưa nghỉ” .
“ Hả?” . Từ Văn Diệu biết thói quen của người yêu, mỗi lúc nhà có khách lại xả láng một bữa, không quan tâm tới chuyện phải ăn thức ăn thừa suốt mấy ngày hôm sau, vì vậy đau khổ hỏi: “ Nấu hết thảy bao nhiêu món vậy?” .
“ Bốn món nguội, bốn món nóng, lại thêm cả canh nữa” . Dì Trâu cau mày bất mãn đáp. “ Đâu phải Tết nhất gì mà nấu nhiều vậy? Mấy ngày sau lại phải ăn đồ thừa” .
“ Đúng đó!” . Từ Văn Diệu hết sức đồng tình, hùa theo oán trách: “ Rõ ràng biết bữa nay sẽ ăn không hết mà” .
“ Hôm nào đẹp trời cậu nhắc Tiểu Vương chuyện này đi” . Dì Trâu lườm anh một cái. “ Dù sao tôi cũng chỉ là người giúp việc làm công lấy tiền, không tiện nói mấy lời như vậy” .
Từ Văn Diệu lập tức xua tay: “ Dì tha cho cháu, đừng kéo cháu vào chuyện này. Trước đây có ý kiến rồi, sau đó cậu ấy liền giảng cho cháu nguyên tràng gì đó loạn xà ngầu lên. Rồi ngờ vực bản thân mình nấu không ngon, cháu không thích ăn, nên nói như thế nhằm nhắc khéo cậu ấy. Cũng đừng vì chuyện nhỏ như chuyện mời khách mà phá hỏng sự đoàn kết an định trong gia đình. Lát nữa, chúng ta cố ăn nhiều một chút, gắng để thức ăn còn thừa ít thôi là được” .
Dì Trâu theo làm cho hai người đã lâu, dần dà cũng nảy sinh tình cảm, xem cả hai như con cháu trong nhà, nên ne anh nói vậy cũng chỉ cười trách anh một tiếng: “ Nhìn bộ dạng cậu lo lắng sợ sệt y như nàng dâu, người ngoài không biết còn tưởng cậu là vợ của cậu ấy mất” .
“ Ấy ấy, dì đừng bao giờ nói vậy, trên đời làm gì có cô vợ nào to lớn thô kệch như cháu chứ? Nhưng có chuyện này phải nói, đàn ông thì phải sợ vợ, có thế mới là đàn ông! Trên Tivi chẳng phải cũng đã nhắc rằng, đàn ông ấy à, những lúc ở vào trạng thái yên tĩnh có thể suy nĩ được rất nhiều chuyện, vừa cứng rắn vừa dịu dàng tình cảm…” . Giữa lúc anh ba hoa thì Vương Tranh từ trong bếp nói vọng ra:
“ Anh, mau vào giúp em một tay nào!” .
“ Tới liền đây!” . Anh tức tốc đáp lại, đưa áo khoác đang cầm trên tay cho dì Trâu, dì ấy cầm lấy áo, cười khúc khích, nói: “ Đấy, vào mà dịu dàng tình cảm với người ta đi!” .
Từ Văn Diệu khoái chí cười ngất, xắn tay áo xông vào bếp, vừa thấy Vương Tranh mặc áo bông đen khoác thêm tạp dề bên ngoài đang mở nắp nồi hấp liền lo lắng nói: “ Ối, ông trời con của tôi ơi, mau mau bỏ xuống, để anh làm cho, coi chừng phỏng bây giờ!” .
Vương Tranh vội buông nắp nồi xuống, đưa giẻ bắc nồi cho anh rồi nói: “ Anh coi chừng, nóng lắm đấy!” .
“ Cá Quế[1]! Coi bộ cũng rình rang quá ha! Ai tới vậy em?” . Từ Văn Diệu vừa bưng cá hấp từ trong nồi ra vừa hỏi.
[1] Cá Quế: một loài cá của Trung Quốc, còn có tên là Ngao Hoa Ngư, cá đắt nhất trong mấy loài “ Tam hoa ngũ la” , trước đây người dân bình thường hiếm khi mua để ăn, được biết tới phổ biến với cái tên Chinese Perchh/ Mandarin Fish.
“ À, là J, anh ấy tới thành phố G để bàn chuyện làm ăn, hôm trước có gọi cho em, vậy nên bữa nay em mời anh ấy tới nhà ăn cơm” . Vương Tranh xoay người, đổ nước tương vào dầu đang sôi rồi thêm hành lá vào chảo xào lên, sau đó rưới hỗn hợp đó lên món cá đã hấp chín, tức khắc hương thơm ngào ngạt xông lên mũi.
Từ Văn Diệu sửng sốt hỏi: “ Có việc gì mà em lại liên