Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Đầu lĩnh bỏ mạng, lũ lâu la nhanh chóng vứt giáo đầu hàng, thành thật quỳ xuống ôm đầu...Lửa vẫn cháy tí tách, xa xa ở những hướng khác sơn trại vẫn vang lên tiếng chém giết, chửi rủa, kêu rên….Lửa càng ngày càng vượng, cháy hết khu nhà ở của sơn tặc, bãi chiến trường hiện lên mồn một trong dưới ánh lửa, khắp nơi là đao kiếm đứt gãy, tên, giáo, những tấm khiên vỡ nát không còn hình dạng….tay chân cụt lủn, nội tạng, máu tươi cùng thịt nát khắp nơi đều là….Nền đất đẫm máu nay lại bị lửa nướng khô, cứng chắc, đỏ thậm như được nát bằng thứ gạch tởm lợm trộn máu người...không khí tản mát mùi thịt nướng mê người, mùi hôi nồng của phân, nước tiểu….hoà vào đó là mùi máu tươi, mùi gỗ cháy….
Tiếng chém giết ngày càng yếu ớt rồi tắt hẳn, chỉ đâu đó còn tiếng rên la đau đớn, tiếng van xin khoan thứ,....tiếng khóc tỉ tê xin về với mẹ….không biết là của quan binh hay của thổ phỉ nữa…..Trong những phút đau đớn nhất…. gần đất xa trời người ta lại nhớ lại hết những kỉ niệm, những thứ đã qua tưởng như đã lãng quên suốt quãng đời đằng đẵng….Và người ta nhớ mẹ, cầu mong sự an ủi che chở như ngày còn thơ bé….nhưng mẹ đi đâu rồi…..
Binh lính qua lại như u linh trong ánh lửa mập mờ của những ngôi nhà đã cháy lụi ...Giây phút điên cuồng khát máu đã qua, niềm vui chiến thắng cũng vơi bớt, trong lòng họ giờ có chăng là trống rỗng, hoạ chăng là chút đau lòng khi đồng bạn ngã xuống...Nhưng ở đây ai mà không trải qua trăm trận, niềm đau trong họ gần như đã chết nặng….Dạo khắp chiến trường, cấp cho mấy tên thổ phỉ hấp hối một cái chết thống khoái, tìm kiếm thương binh, tử sĩ….
Đại Hải cùng Nguyễn Trí đứng trên thềm cao ngắm nhìn tất cả, không lên tiếng. Cái cảnh thê lương sau mỗi trận chiến đã quá quen với họ nhưng mỗi lần đều thấy lao lòng, không biết bao nhiêu người nằm lại đây, không biết bao nhiêu người mẹ không chờ được con về, bao người vợ mong chồng, đứa con thơ ngóng trông cha…
Thương binh đã được tập hợp lại cứu chữa, đã cố hết sức cứu chữa, còn sống được hay không còn phải xem mệnh trời...với điều kiện y tế lạc hậu như thế kỉ XIV, bị thương nặng đồng nghĩa với cái chết…..
Ánh dạng đông dần ló rạng phía chân trời, khói mù tan đi, cả khu trại im lìm chỉ còn tiếng ngáy nhè nhẹ, tiếng rên khẽ của thương binh. Trận chiến tối qua không lâu nhưng ác liệt, nó lấy đi hết sức lực của mỗi người. Xa xa phía ngoài cánh rừng, Phạm Văn Võ mang người trở lại, kèm theo là hàng trăm tên thổ phỉ bị trói gô.
“Có để thoát tên nào không.”
Đại Hải đứng trước “tụ nghĩa đường” hỏi rằng, hắn vẫn mang nguyên bộ giáp đẫm máu, máu đã khô đóng thành cặn ố màu, bộ chiến giáp mất đi vẻ bóng bẩy ngày nào, giờ đầy vết thương, ám màu khói bụi….
“Bẩm tướng quân, không tên nào thoát được. Sau trận chiến, thuộc hạ đợi thêm 2 canh giờ nữa đến rạng sáng mới rút vào.”
“Ngươi làm tốt lắm. Bắt được bao nhiêu tên phỉ?”
“Bắt được 152 tên, có 57 tên ngoan cố chống lại đã bị chúnh thuộc hạ tiêu diệt.”
“Tốt! Dẫn huynh đệ đi nghỉ ngơi đi, tối qua các ngươi vất vả rồi.”
“Rõ.”
“Nguyễn Trí, thiệt hại quân ta thế nào?”
Đại Hải quay sang hỏi Nguyễn Trí, từ nãy giờ vẫn đang mải đánh bóng ngọn trường thương của y.
“Quân ta chết 104 người, thương nặng 20 người, thương nhẹ hơn 200 người. Nhưng đã có 13 huynh đệ trọng thương chết sáng nay.”
Nguyễn Trí dựng thương một bên báo rằng, nhắc đến những người trọng thương chết đi không cấm được thở dài. Nếu như ở phủ thành, điều kiện cứu chữa tốt hoen, hoạ chăng sống thêm được mấy người.
“Haizz….mất thật nhiều người….không biết diệt hết lũ phỉ ở Thuận Hoá, quân ta còn chết bao nhiêu người nữa đây.”
Đại Hải đã không còn là tên thái điểu mới đến nữa, hắn đã trải qua vô số trận mạc. Không vì chết đi một vài người mà há hốc miệng, kinh hãi cả ngày. Giờ đây hắn đã đạm mạc hơn khi đối mặt với cái chết xung quanh…. nhưng vẫn không thờ ơ nổi...đặc biệt khi đó là thuộc hạ của hắn, những người tin tưởng và đi theo hắn... Đây không phải thế giới nơi hắn sinh và lớn lên, sống ở thời đại hoà bình, chết một vài người sẽ oanh động cả nước. Không, đây là nơi chiến loạn liên miên, mạng người không bằng cỏ rác, ngày qua ngày có người chết đi vì đao kiếm,