Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân 3 tuần chiếm đóng, việc chặt rừng, đốt rẫy, xây dựng ở Tân đảo vẫn diễn ra với khí thế ngất trời. Ngày qua ngày, hàng ngàn thổ dân cùng nô lệ tham gia lao động, số lượng không ngừng được gia tăng từ các cuộc lùng bắt của quân Đại Việt.
Sau hai tuần đầu khai phá, tạm ổn định nơi trú chân, binh lính bắt đầu thoát ly lao động, chỉ để lại 300 người canh gác phòng vệ, cùng với đốc thúc dân phu, ngoài ra còn có 500 binh sĩ bảo vệ thuyền, số còn lại Vũ Tiến cùng Phạm Văn Võ mang đi, thay phiên nhau tổ chức những cuộc lục soát lớn trăm dặm xung quanh.
Phải nói điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Tân đảo này quá tốt, phong phú hơn Thuận Hoá cả ngàn lần. Ấy vậy mà thổ dân ở đây không xây dựng được văn minh, một quốc gia chân chính cho bản thân mình mà vẫn sống trong chế độ bộ lạc lạc hậu. Dò xét chục dặm xung quanh, quân Đại Việt dễ dàng tìm thấy lớn nhỏ mấy chục bộ lạc, chủ yếu sinh sống quanh sông hồ, không biết làm ruộng, chỉ trồng trọt đơn giản giống khoai nước bản địa, vẫn lấy hái lượm săn bắn làm chủ, sức chiến đấu chiến 5 cặn bã. Đủ dũng cảm, đủ hung hãn, nhưng vũ khí thảm hại đáng thương, vẫn dùng rìu đá lao gỗ, làm sao mà phá lớp giáp da rắn chắc của quân Việt, chớ nói chi đến giáp sắt. Một vài bộ lạc lớn có dăm ba thanh đao cùn, ngọn giáo gỉ đổi được của người Mã Lai, nhưng không gây nổi bọt sóng gì. Tất cả phản kháng đều bị quân Đại Việt dễ dàng rập nát, dùng cắt rau thái dưa tư thế mà tiêu diệt. Phải nói đối thủ yếu như này không phải ở đâu cũng gặp, rất phù hợp để luyện tập tân binh, làm cho đám lính mới thấy máu. Quân lính dù có huấn luyện ngàn lần, võ nghệ tinh thông mà chưa trải qua chém giết, chưa thấy máu người thì cũng chỉ là gà mờ, không phải quân binh hợp cách, đặc biệt ở thời đại vũ khí lạnh này.
Dù cho lạc hậu như vậy nhưng không phải tất cả các bộ lạc đều yếu gà, có một vài bộ lạc, dũng sĩ được trang bị ống tiêu, phi tiêu, chuyên thổi tiêu độc, hết sức lợi hại, nhiều loại độc nhất huyết phong hầu, không phản kháng, không thuốc chữa, gây một số tổn thất nhất định cho đoàn quân viễn chinh. Nhưng đó chỉ là số ít bộ lạc, tiêu độc tuy lợi hại nhưng không phá nổi khiên, dễ dàng bị cản rơi, mặt khác, chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách gần, rất bất tiện, mấy tên dũng sĩ thổi tiêu dễ dàng bị cung thủ tinh nhuệ của Đại Việt làm gỏi từ xa, khi chúng còn chưa kịp tiếp cận đội hình. Cung thủ quân viễn chinh đều chọn lựa từ thợ săn lành nghề, không đến nỗi bách phát bách trúng nhưng đều là thiện xạ, quanh năm săn bắn, chiến đấu trong rừng mưa họ cũng không ngán gì thổ dân, chưa nói đến họ còn được trang bị tinh xảo hơn, cung tên mạnh hơn, sắc bén hơn.
Khác với các đoàn thực dân, thám hiểm người châu u, khi chiến đấu trong rừng mưa dễ bị thổ dân bản địa phục kích làm thịt, quân Đại Việt ứng đối và chiến đấu trong rừng tốt hơn rất nhiều. Không phải do người châu u kém, mà là do khí hậu của họ khác, rừng rậm của họ là rừng ôn đới nên khi đi thực dân ở các xứ nhiệt đới, chiến đấu trong rừng mưa họ chưa thể thích nghi, quen thuộc ngay được, dễ dính bệnh dịch các thứ, sức chiến đấu suy giảm, mặt khác họ có chút sai lầm trong tư duy, sử dụng nhiều hỏa thương (loại dây thằng, đốt dây mồi) hơn cung tiễn, bất tiện chiến đấu trong rừng rậm nhiệt đới, không chú trọng trang bị bản giáp cho binh lính (vì nóng và nặng khi chiến đấu trong rừng mưa) nên vẫn bị vũ khí thô sơ của thổ dân làm bị thương.
Còn về quân viễn chinh của Đại Việt, vốn đến từ một nước nhiệt đới, đều có rừng mưa nên họ không lạ lẫm gì với việc di chuyển hay chiến đấu trong rừng. Chớ nói khi xưa họ còn chuyên môn đánh trong rừng, phục kích các đội quân phương Bắc. Thế nên việc đánh du kích trong rừng họ mới là sư tổ, thổ dân Tân đảo vẫn chưa đủ trình, càng đừng nói đến đám cung thủ quanh năm săn bắn trong rừng sâu núi thẳm, quen đến không thể quen hơn được nữa. Ngoài ra Đại Hải cũng rất chú trọng việc trang bị áo giáp cho binh lính, đặc biệt trong chuyến đi thực dân Tân đảo này, cho nên vũ khí thô sơ của thổ dân không thương hại nổi quân lính Đại Việt, mọi sự phản kháng dễ dàng bị tiêu diệt.
Ưu thế hoàn toàn về binh lực, trang bị cùng kinh nghiệm, quân viễn chinh Đại Việt không khó khăn gì khi tấn công tiêu diệt các bộ lạc quanh vùng, khi mà bộ lạc lớn nhất mới có chưa đến 300 chiến binh. Mỗi lần tấn công bộ lạc nào đó, chỉ cần tiêu diệt đợt phản kháng đầu tiên của tù trưởng cùng đám chiến binh, số còn lại sẽ ngoan ngoan đầu hàng và bị áp giải về “vương quốc”. Đặc biệt khi có sự hiện hữu của tên “Thổ gian” là Tân và đồng bọn thì việc khuyên hàng càng dễ dàng hơn, giết chóc nhiều hơn là không cần thiết. Nhân lực lúc này rất quý giá.
Đánh chiếm các bộ lạc, đập tan sự phản kháng của người bản địa là điều dễ dàng nhưng điều kiện tự nhiên mới là kẻ địch lớn nhất của đoàn quân viễn chinh. Đành rằng đều là xứ nhiệt đới, đều có rừng mưa nhưng không phải ai cũng thích nghi được khi sống, chiến đấu trong rừng. Trừ đám thợ săn, vốn đều từ vùng rừng núi ra, số binh lính còn lại khổ không tả nổi, nào muỗi, nào vắt, đến muôn vàn các loại độc trùng, không có một loại nào có thiện ý với đoàn quân cả. Không ít tên chịu khổ vì bị độc trùng cắn, nhưng may mà cứu được, nhưng cũng không ít người phải bỏ mạng vì không biết lấy gì giải độc, đều là loại mới, đặc hữu của Tân đảo, thành ra thợ săn lành nghề của Đại Việt cũng hết cách, mọi thứ đều cần thời gian tích lũy và học hỏi.
Tân và đồng bọn có vai trò rất quan trọng trong chuyến viễn chinh này, họ là người bản địa, ngoài việc chiêu hàng thổ dân, họ còn quen thuộc