Huyện La Giang chỉ có hai thời điểm náo nhiệt nhất, một là sau thu hoạch vụ thu, còn lại là trước Tết.
Năm ngoái, sự náo nhiệt sau thu hoạch vụ thu có khả năng sẽ hạ dần đến ngày Tết Trùng Dương*, vì dù sao thu hoạch lương thực xong còn phải chuẩn bị nộp thuế.
* Ngày mùng chín tháng chín.
Nhưng năm nay không có thuế, giá cả cũng dần giảm xuống, cho nên trước trung thu mọi người lại rảnh rang.
Có thôn giống như thôn Thất Lí quyết định gieo trồng lúa mạch vụ đông, nên càng muốn nhân dịp hiếm hoi còn rảnh này lên huyện thành chơi một chút.
Bởi vậy trên đường rất náo nhiệt, không kém hồi năm ngoái bọn họ đến là bao, vì thế Chu ngũ lang và Chu lục lang một trái một phải kẹp Mãn Bảo ở giữa để đi dần về phía trước.
Còn mấy đứa cháu, đương nhiên là đi cùng cha mẹ.
Chu nhị lang biết hôm nay là trung thu, chắc chắn buôn bán sẽ rất đắt hàng, sao có thể bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền này.
Cho nên tối qua bọn họ đã vội vàng ngâm hai cân cây đậu, rạng sáng thì xay đậu ra để làm đậu phụ, làm xong đậu phụ, đám Phùng thị cũng hái xong rau xanh muốn bán hôm nay.
Bởi vì có nhiều người vào thành, nên số lượng hàng hóa hôm nay mà nhà họ Chu mang vào thành nhiều gấp ba lần.
Phó huyện lệnh hiếm khi được một lần hào phóng, thông báo hôm nay không mất phí vào thành, người vào thành chỉ cần không mang theo vũ khí, còn lại đều có thể tiến vào miễn phí!
Hôm nay nhiều người vào thành, tất nhiên cũng nhiều hàng quán, cũng may thủ lĩnh đám lưu manh vẫn luôn tuần phố thu phí bảo hộ sau khi ăn vô số đậu phụ của Chu nhị lang đã cố ý để lại chỗ Chu nhị thường ngồi cho hắn.
Chu nhị lang vô cùng vui mừng, bởi vì hôm nay họ đông người đi, lại mang nhiều đồ theo nên tới muộn, để cảm tạ, Chu nhị lang dứt khoát lấy ba bốn miếng đậu phụ to cho đối phương, đương nhiên, còn có phí bảo hộ.
Sau khi bày từng thứ lên trên quầy hàng, Chu nhị lang vừa ngẩng đầu đã thấy người trong nhà đứng chật cứng ở trước quầy, lập tức ghét bỏ phất tay, nói: "Mọi người đi đâu thì đi đi, để mình đệ ở đây là được.
"
Chu đại lang liền nói: "Ta ở lại với đệ, để bọn lão tam dẫn bọn trẻ đi chơi.
"
Tiểu Tiền thị cũng nói với Chu tam lang: "Mãi em dâu mới có dịp lên huyện thành, đệ dẫn cả Tứ Đầu cùng đến Tế Thế Đường khám thử, cũng chỉ mười văn tiền thôi.
"
Từ sau khi Hà thị chứng kiến Trần thị khó sinh, trong lòng nàng vẫn luôn có chút bất an, tiểu Tiền thị cũng biết tâm bệnh này của nàng, hiếm khi có dịp vào thành, không bằng đi tìm đại phu xem thử.
Tất nhiên là Chu tam lang đồng ý, một tay bế Tứ Đầu lên, rồi che chở Hà thị đến hiệu thuốc.
Tiểu Tiền thị và Phùng thị thì quyết định cùng nhau dẫn mấy đứa trẻ còn lại đi dạo xung quanh, các nàng không định mua thứ gì quá quý, nhưng kim chỉ trong nhà nhỏ của mình cũng phải bổ sung thêm một chút.
Nếu đến tiệm vải có thể tìm được vải vụn mà người ta không cần thì càng tốt hơn.
Đương nhiên Chu Hỉ cũng đi cùng bọn họ.
Bọn họ dẫn theo nhiều trẻ con, nhưng Đại Đầu Đại Nha và Nhị Đầu Nhị Nha đều thường xuyên lên huyện thành, còn quen thuộc ở đây hơn mấy mẹ của mình.
Hơn nữa bọn họ cũng có thể trông đệ đệ muội giúp, vì thế, đứa lớn dẫn đứa nhỏ, người lớn lại để ý kỹ, cơ bản sẽ không có vấn đề gì.
Mọi người bàn bạc thỏa đáng, sau đó rời đi.
Mấy người tiểu Tiền thị vừa dẫn đám trẻ con rời đi thì trước quầy hàng lập tức trống trải hơn rất nhiều.
Mấy khách hàng bị thu hút bởi lượng người nơi đây nhanh chóng tận dụng cơ hội sấn lên hỏi, "Chỗ ngươi bán gì mà náo nhiệt thế?"
Chu nhị lang lập tức nhiệt tình tiếp đón, "Các loại rau xanh, còn có đậu phụ, cá tươi và cá con chiên dầu.
"
Chu nhị lang xách một thùng gỗ qua, ý bảo khách hàng xem cá sống bên trong, vui tươi hớn hở nói: "Đều là cá mới bắt ngày hôm qua, nuôi cả đêm.
Đã đỡ mùi bùn đất, nhưng vẫn rất tươi, hôm nay chính là trung thu, ngài mua một con về nhà ăn thử?"
Người khách vốn chỉ định mua một ít rau lưỡng lự một chút rồi hỏi: "Bao nhiêu tiền một cân?"
"Không đắt, không đắt, mười văn một cân, còn rẻ hơn thịt lợn, hay ăn cá sống lâu!"
"Lời này có căn