Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 4 năm 1992, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ 14 diễn ra ở Bắc Kinh, Hạ Lực Hành đại diện cho tỉnh Xương Giang tham gia kỳ họp này, cùng đoàn tham dự hội nghị. Ba ngày trước khi họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ 14, cũng chính là ngày 9 tháng 10, trung ương chính thức gửi văn bản xuống Xương Giang, bổ nhiệm Hạ Lực Hành làm Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Xương Giang.
Lá cờ đỏ tung bay trên lễ đường Hồng Kỳ. Lục Vi Dân là đi cùng với hai vị Ủy viên thường vụ Huyện ủy, xuống xe ở bãi đỗ xe của lễ đường Hồng Kỳ. Bước xuống từ ghế sau chiếc 505 có phần chật hẹp, Lục Vi Dân không kìm nổi vươn người. Nhìn thấy lễ đường Hồng Kỳ trong cảnh tượng đông đúc trước mắt, trong lòng Lục Vi Dân cũng là cảm khái vô hạn.
Trước sau không đến ba ngày ngắn ngủi, mình liền không còn mang thân phận Trưởng phòng Tổng hợp của văn phòng Địa ủy để bận tối mắt ở nơi này, mà là đến nơi này đúng từng giờ từng phút với tư cách là người tham dự hội nghị. Cùng những nhân viên khác tham dự hội nghị đi vào hội trường, tham gia hội nghị xong, sự thay đổi cực lớn của tâm trạng này làm cho người ta có chút than thở muôn vàn.
Việc bổ nhiệm Lục Vi Dân được nghiên cứu và quyết định vào ba ngày trước ở hội nghị nghiên cứu Địa ủy. Đây là lần hội nghị Địa ủy cuối cùng của Hạ Lực Hành trên cương vị Bí thư Địa ủy Phong Châu. Nội dung nghiên cứu của hội nghị không nhiều, nhất là đề cập đến thay đổi nhân sự lại chỉ có duy nhất hạng mục này. Lục Vi Dân đảm nhiệm chức Ủy viên thường vụ Huyện ủy Phụ Đầu, trước đó văn phòng Địa ủy đã miễn đi chức Trưởng phòng Tổng hợp của Lục Vi Dân.
Vẻ mặt của Lục Vi Dân lọt vào mắt của người trung niên khoảng bốn mươi tuổi cùng bước xuống xe với Lục Vi Dân. Ông ta cười:
- Vi Dân, có phải rất có cảm xúc không? Vốn dĩ cậu nên đứng ở đây đảm nhiệm vai trò chủ nhân mới đúng, giờ lại biến thành khách.
- Ha ha, Trưởng ban Mạnh, câu này của ngài không đúng rồi. Lễ đường Hồng Ký nếu như đổi lại mấy năm trước, người Phụ Đầu chúng ta đến chắc chắn được coi là khách, dù sao khi đó chưa có địa khu Phong Châu, nơi đây thuộc huyện Phong Châu. Giờ địa khu Phong Châu đã thành lập, lễ đường Hồng Kỳ cũng chính thức quy về phòng quản lý cơ quan hậu cần địa khu. Tất cả những người của địa khu Phong Châu tham gia hội nghị đều nên được tính là chủ nhân mới đúng.
Lục Vi Dân cười đáp lời đối phương.
Mạnh Dư Giang là Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Song Phong, người sinh ra và lớn lên ở Song Phong. Ông ta là bộ đội chuyển ngành trở về, làm từ Phó bí thư Đảng ủy xã một mạch lên Trưởng ban Tổ chức, là người rất trung hậu, trầm tĩnh. Đây là ấn tượng đầu tiên sau khi Lục Vi Dân đến Song Phong.
Lục Vi Dân không thể tới thành phố Phong Châu như mong muốn. Tuy rằng Trương Thiên Hào cũng rất hy vọng hắn tới, nhưng xuất phát từ đủ loại suy xét, Hạ Lực Hành cuối cùng vẫn không đồng ý. Mà là đề xuất đưa mình tới một huyện xa xôi, rời xa trung tâm chính trị Phong Châu này, Song Phong liền trở thành lựa chọn tốt nhất.
Huyện Song Phong là hoàn toàn xứng đáng đứng thứ hai từ dưới lên của toàn địa khu Phong Châu. Số dân đứng thứ hai từ dưới lên, chỉ có hơn sáu trăm nghìn người, chỉ nhiều hơn huyện Cổ Khánh một chút. So với những huyện lớn như là Phong Châu, Hoài Sơn, Nam Đàm, dân số gần như chỉ bằng một nửa. Diện tích cũng đứng thứ hai từ dưới lên, cũng chỉ lớn hơn diện tích của Cổ Khánh một chút. Còn nói đến trình độ phát triển thì cũng đứng thứ hai, tổng sản lượng GDP năm trước chỉ vẻn vẹn cao hơn Phụ Đầu một chút.
Trong hội nghị Địa ủy, liên quan đến vấn đề thăng chức của Lục Vi Dân rõ ràng là thuận buồm xuôi gió, dường như không có chút trở ngại nào. Nhưng Lục Vi Dân lại biết trong cuộc họp hội ý bí thư trước đó thì việc thăng chức của mình lại không hề thuận lợi.
Lý Chí Viễn và Cẩu Trị Lương đều đưa ra ý kiến phản đối rõ ràng đối với việc mình đảm nhiệm chức vụ Ủy viên thường vụ Huyện ủy Song Phong. Lý do cũng rất đơn giản: kinh nghiệm lý lịch yếu kém, công tác thời gian ngắn, không phù hợp với điều kiện đề bạt, cho rằng cần rèn luyện thêm một thời gian nữa.
Nhưng mấy vị tham dự cuộc họp khác, bao gồm người sắp rời khỏi là Vương Chu Sơn đều thể hiện ý tán thành. Nhất là người sắp rời khỏi - Vương Chu Sơn thể hiện thái độ dứt khoát. Ông ta cho rằng Lục Vi Dân trong thời gian đảm nhiệm chức Trưởng phòng Tổng hợp biểu hiện đặc biệt xuất sắc, thành tích đặc biệt nổi trội. Hắn đã thành công trong việc giúp mình hoàn thành việc ký kết thỏa thuận di dời của nhà máy cơ khí Bắc Phương và công tác đàm phán gia đoạn tiền kỳ với nhà máy cơ khí Trường Phong. Hơn nữa còn đưa ra ý kiến kết hợp việc xây dựng đô thị hóa và cải cách chế độ, chuyển hộ khẩu sang phi nông nghiệp đầy tính sáng tạo. Với những biểu hiện này của Lục Vi Dân đủ để phù hợp với điều kiện cất nhắc đặc biệt.
Trong cuộc