“Tàng Kinh”* có ghi, tử khí của người mới chết mới biến thành “Quỷ Âm Ma La”.
Tàng Kinh là tên gọi chung của kinh điển Phật Giáo, cũng là tên gọi của Kinh Địa Tạng.
A Âm gặp Trúc Hàn lần đầu vào năm Khai Nguyên* thịnh thế, Mật Tông* vô thượng hưng thịnh khắp Trung Hoa.
Khai Nguyên: niên hiệu của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng Thế kỷ V – VI tại Ấn Độ. Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng Thế kỷ VII và thịnh hành vào Thế kỷ VIII với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương. Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Ở Trung Quốc Mật Tông rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.
Cậu là tiểu sa di* chín tuổi mặc tăng phục sẫm màu, lần đầu xuống núi đưa tin, vì cứu thỏ rừng bị thương mà lỡ mất thời gian về chùa. Còn nó hấp thụ thi khí mới mẻ suốt 500 năm, tu thành hình dựa vào chấp niệm ngập trời, cuối cùng hóa thành Âm Ma La ngàn năm hiếm thấy ở trong rừng.
Một người tuổi đời dưới hai mươi phát tâm xuất gia, hay do gia đình gửi gắm vào cửa chùa thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ mười giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ).
Hơi thở trên người tiểu sa di không hợp với cánh rừng âm u quái dị này, sát khí nổi lên ngược lại đánh thức nó đang nghỉ ngơi trong quan tài chui ra ngoài.
Khi đó, A Âm không gọi là A Âm mà gọi là Âm Ma La, nó không có giới tính cũng không thể biến thành hình người, vẻ ngoài của nó chỉ là một luồng khói lớn đen sì, như thể vừa chui ra từ ống khói của nhà nào đó mới đốt củi.
Âm Ma La cũng sững sờ.
Đúng là cánh rừng này nằm dưới chân chùa Bàn Nhược, nhưng đây là góc có nhiều ma quỷ tụ tập nhất, sao tiểu sa di này lại đến đây?
Nó dựa vào quan tài dò xét, mãi đến khi thấy mấy con quỷ trong mồ cười nói rôm rả, mới hiểu ra là tiểu sa di bị mấy con quỷ này dẫn đường đi lạc, gặp phải cảnh mà dân gian thường gọi nôm na là quỷ đả tường.
Quỷ đả tường là hiện tượng đi lại vào ban đêm hoặc ở vùng ngoại ô hoang vắng bị mất phương hướng, cảm giác của bản thân mơ hồ, không biết phải đi hướng nào nên cứ xoay quanh tại chỗ. Lúc kể chuyện này cho người khác nghe, người khác cũng thấy khó hiểu nên được gọi là “quỷ đả tường”. Kỳ thật đây là một trạng thái ý thức mông lung của con người.
Xung quanh đầy rẫy mồ mả, những người nằm ở đây đều là xác chết không có người đến nhận hoặc là người lớn tuổi bị đám con cháu bất hiếu đóng quan tài qua loa rồi vứt ở đây, vậy nên chúng có oán hận rất sâu. Chúng quỷ tụ tập, âm trầm kỳ dị.
Bóng cây nghiêng nghiêng, gió lạnh thổi từng cơn. Quạ đen kêu rên thê lương, nó tập trung báo tang đã vô tình khiến người còn sống duy nhất ở nơi này hoảng sợ.
Lưng Trúc Hàn mướt mồ hôi.
Cậu hoàn toàn mất phương hướng, cứ đi vòng quanh một chỗ, không tìm được đường ra.
Thấy dáng vẻ ngốc nghếch của cậu, nếu Âm Ma La có thể hóa thân thành con gái, chắc chắn đã ôm bụng che miệng cười lanh lảnh.
Nó muốn xem xem, cậu hóa giải chuyện này như thế nào.
Không phải các hòa thượng trong thế tục đều thích siêu độ những con quỷ như bọn nó sao?
Bên cạnh là một đám quỷ đang chơi đùa, đợi cậu siêu độ đó.
Trúc Hàn đứng im tại chỗ, hai tay chắp trước ngực, hai ngón cái chạm vào nhau, cậu định tụng Chú Vãng Sanh* nhưng lúc này bỗng cảm thấy khó chịu.
Cậu thì thầm niệm Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc.
Đúng là một đứa ngốc, Âm Ma La nghĩ thầm.
“Khi ấy, Như Lai mỉm cười và phóng ra tỷ ức vầng mây hào quang lớn, như là vầng mây hào quang đại viên mãn, vầng mây hào quang đại từ bi, vầng mây hào quang đại trí tuệ, vầng mây hào quang đại trí độ, vầng mây hào quang đại chính định, vầng mây hào quang đại cát tường, vầng mây hào quang đại phước đức, vầng mây hào quang đại công đức, đại… đại…”*
Đây là đoạn kinh nằm ở Phẩm 1: Thần Thông Tại Cung Trời Tam Thập Tam của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Quyển Thượng
Cậu còn nhỏ tuổi nhưng đã đọc rất nhiều kinh văn. Đây là lần đầu gặp phải cảnh tượng kỳ lạ này nên trong lòng hơi căng thẳng, nhất thời bờ môi cứ mở ra khép lại nhưng không thốt ra nổi câu tiếp theo.
Tiểu sa di khoác áo cà sa như được chắp vá từ mấy mảnh vải, ăn mặc trông rất phong phanh, làm nổi bật dáng người gầy gò của cậu. Rõ ràng tuổi cậu không lớn nhưng mày đã cau lại, mặt mũi tràn ngập vẻ chính trực kiên cường khiến nó vừa nhìn đã muốn bắt nạt.
Gió thu mát mẻ thế mà trán Trúc Hàn lại túa ra một lớp mồ hôi.
Đám ma quỷ trong mồ thấy cậu đứng im bất động thì chia ra đường ai nấy đi, lẩm bẩm “Không thú vị” bằng giọng nói khó nghe.
Chỉ có tên ngốc này vẫn đứng đấy, vì không nhớ nổi sấm vĩ* mà nhíu mày, lồng ngực nhỏ chập trùng, thở dồn dập.
Sấm vĩ là tên gọi kết hợp của sách sấm và sách vĩ. Sấm là lời đoán lành dữ của các pháp sư thời Tần, Hán, vĩ là một loại sách thần học thời Hán ở Trung Quốc.
Thấy vậy, Âm Ma La nằm trên quan tài cười nắc nẻ.
Đáng tiếc lúc này nó vẫn là một luồng khói nên không thể nhìn thấy vẻ mặt.
Nó thử mở miệng, không hiểu sao lại chọn giọng nữ mềm mại giòn dã, nghe rất lẳng lơ.
Suốt năm trăm năm qua, từ khi còn là một sợi khói mỏng bay theo làn gió, không thể không chế hành động của mình Âm Ma La đã nghe và học được khá nhiều tiếng người.
Đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người già . . Nó biết cả, chỉ chưa nói bao giờ, bởi vì không có ai nói tiếng người với nó.
Tất cả đều là chuyện ma quỷ.
“Tiểu hòa thượng. . . Không