Hoàng đế bị chính tâm ma dẫn dắt, bên phải có Tướng Quân người được phong làm hậu duệ của Chiến Thần, bên trái lại có một Hầu Thần Vương nắm trong tay Cấm Vệ Quân.
Nếu Chiến thần là một truyền thuyết của niềm tin bảo vệ giang sơn, thì Hầu Thần Vương chính là một con rồng bề ngoài là lân đối với thiên hạ.
Khi mà chiến sự nổi dậy, Hầu Thần Vương một tay dẫn dắt bá tánh tìm được nơi ở trong khói lửa chiến tranh.
Bất kể cổng kinh đô có bị đóng bởi lệnh Thiên Tuế, y dùng lệnh bài miễn tử của mình khi được Tiên Hoàng ưu ái lúc bé, làm thành một lá chắn bền vững bảo vệ muôn dân trăm họ.
Bá tánh là những kẻ đi theo cảm tính, ai đối xử tốt với họ, cho họ được một đời an bình, thì họ sẽ tôn làm Thiên Tuế.
Lại có câu chuyện Thế tử ngày xưa của Tề Vương chính là Hầu Thần Vương bây giờ khi được hạ sinh, bầu trời vốn mây đen mù mịt lại dần dần kéo nắng tới.
Tiếng khóc của Thế tử vang dội khắp một góc kinh đô, Thái sư duy nhất còn lại của Tát Ta tinh thông chuyện nhân sinh, địa lý vận mạng không gì không rõ.
Xuất thân từ đỉnh Thiên Lập, cốt cách chính là tu tiên, đầu tóc bạc trắng nhưng da dẻ luôn hồng hào, nếp nhăn chằng chịt nhưng ánh mắt luôn có thần.
Ngày Thế tử chào đời, y từng đứng trước Tiên hoàng mà bảo rằng, giao long của Tát Ta rốt cuộc cũng thức tỉnh.
Ngày giao long đến là ngày Thái Sư từ trần.
Thái Sư chết được một trăm ngày, cơ thể không như những xác chết khác biến dạng, mà lại càng hồng hào, trông như là ngủ say, ong bướm xung quanh lượn lờ, chim sơn ca hót, hoa anh đào cùng lúc nở rợp cả kinh đô.
Từ đó, Thế Tử được xem như là rồng thần của Tát Ta.
Với năng lực và dung mạo của mình, càng chứng thực điều đó ở trong lòng bá tánh.
Mặc dù Thiên Tử mới lên ngôi, nhưng không ai không rõ, kinh đô từ lâu đã sớm xem Hầu Thần Vương là Thiên Tuế của mình.
Trái phải một rồng một phụng.
Hoàng Đế kinh sợ, y hoảng loạn, cho nên liền liều mạng, dùng Thiên Sát Quân, sát hại Nhϊếp Chính Vương, dùng gươm Thiên Hoàng của bao nhiêu triều đại Tát Ta ra hạ lệnh uy hϊếp Hầu Thần Vương từ bỏ tất cả đến Nghiêng Thành.
Trước mũi gươm Thiên Hoàng, bất kể là ai, từ khất cái đến hoàng thất, đều phải phục tùng.
Hoàng Đế nắm được tâm của Tướng Quân, dùng đao sắt chặt đứt tơ duyên.
Một rồng một phụng nếu thành đôi, thì thiên hạ sẽ sớm ngày khó dung một con giao long đơn bạc như hắn.
Hoàng Đế có gươm Thiên Hoàng, có Thiên Sát Quân, có mấy vạn bá tánh trong tay.
Kể cả Hầu Thần Vương và Tướng Quân đều lựa chọn thiên hạ, từ bỏ chính mình.
Nhưng rồi đến phút cuối, Hoàng Đế không thể ngờ ta lại lựa chọn cách dìm mình trong biển lửa nơi chốn cung đình.
Phụng hoàng đến từ lửa đỏ.
Đây chính là một lời ẩn dụ đánh thẳng vào lòng người đã sớm rục rịch của kinh đô.
Cả một Vạn Niên sôi trào.
Vì Tướng Quân đã mất, cháy thành to tràn.
Huyền thoại rời đi, Chiến thần tan thành hư không, hóa kiếp phụng về lại tiên giới, vậy thì ai sẽ bảo vệ kinh đô bảo vệ Tát Ta?
Một truyền mười không đáng sợ, mười truyền vạn mới là kinh hồn.
Hầu Thần Vương ở Nghiêng Thành hay tin, dường như là cả một Tát Ta rung chuyển, khi mà y nổi giận, phát điên và thị huyết.
Hoàng đế lo sợ bá tánh, e ngại chiến thần, nhưng y càng kinh hãi cơn giận dữ của rồng thần.
Vì y biết, chiếu chỉ thật sự năm xưa không ở trong tay y.
Hoàng Hậu là một nữ nhân đáng thương, nhưng gia tộc nàng ta thì không, bọn họ trăm phương ngàn kế, duy trì dòng máu của mình chạy lẫn vào dòng máu của hoàng thất.
Và Hoàng đế là đứa con mang cả hai thứ máu ấy, nhưng không một ai phát hiện.
Vì ngày Hoàng Hậu hạ sinh Tam hoàng tử, trùng với ngày một nữ tử khác chốn hậu cung sinh tiểu Hoàng tử.
Tráo đổi ngọc, Tam Hoàng tử đích thực còn sống sót đến ngày hôm nay.
Gia tộc của Hoàng hậu mua chuộc thái giám cung cúc bên Tiên Hoàng, tráo chiếu chỉ đưa cho Đường Hữu, hạ lệnh đem chiếu chỉ thật về cho bọn họ, nhưng bọn họ