Hai tấm vé mà Thi Nam Cẩm đưa cho hai người là vé mời tham quan buổi triển lãm của một hoạ sĩ nổi tiếng, phòng triển lãm toạ lạc tại vị trí trung tâm của Tấn Thành.
An Nhu và Mạc Thịnh Hoan bước xuống xe lập tức đi thẳng vào phòng triển lãm.
Các tác phẩm trưng bày nơi đây thường một tuần sẽ thay đổi một lần, nghe nói tác phẩm của Lưu Nam cũng từng được trưng bày ở đây.
An Nhu nắm tay Mạc Thịnh Hoan đi dạo xung quanh phòng triển lãm có quy mô hoành tráng, trước mặt hai người trưng bày một vài bức tranh thư pháp, lấy trình độ của An Nhu đương nhiên không hiểu gì sất.
Khi nhìn vào chỉ cảm thấy chữ viết rất hỗn loạn, nhưng dường như lại theo một quy luật nào đó, sau khi cẩn thận phân biệt những chữ này lại phát hiện có rất nhiều mặt chữ không thể phân biệt được.
An Nhu trầm tư nhìn chằm chằm bức thư pháp "Sáu tuổi làm heo" được viết theo lối chữ thảo, sau đó cúi đầu nhìn bảng giới thiệu tóm tắt phía dưới, hoá ra bức thư pháp này có tên là "Độc bộ thiên hạ".
Cách đọc sai bét nhè không nói, ngay cả cái tên "Sáu tuổi làm heo" cũng quá ô dề rồi.
An Nhu thề chữ "Độc" mà cậu nhận thức chính là chữ "Độc" phồn thể, nhưng chủ nhân bức thư pháp này lại viết chữ "Độc" trông cực kỳ giống chữ "Heo".
(*) Sáu tuổi làm heo: 六岁当猪
Độc bộ thiên hạ: 独步天下
Chữ Độc phồn thể: 獨, chữ Trư (Heo): 猪
Bức thư pháp Sáu (Độc) Tuổi (Bộ) Làm (Thiên) Heo (Hạ)
Điều này khẳng định có liên quan đến điểm mù tri thức của An Nhu.
An Nhu không tin có lý nào chỉ một mình cậu nhìn lầm được, cậu duỗi tay che bảng giới thiệu tóm tắt rồi nhìn Mạc Thịnh Hoan: "Chú Mạc, chú thấy bức thư pháp này viết cái gì?"
Mạc Thịnh Hoan nhìn tác phẩm thư pháp trưng bày trước mặt, chưa kịp phát biểu ý kiến đã nghe thấy chất giọng khen ngợi cực kỳ lố lăng của người đàn ông trung niên truyền đến từ sau lưng: "Bức thư pháp này thật xuất sắc.
Sáu tuổi làm heo, ngụ ý chính là muốn giáo dục trẻ con từ nhỏ.
Những tác phẩm trưng bày ở đây đã được bày bán, mỗi bức chỉ tầm mấy chục vạn, hai người có thể mua về cho trẻ con trong nhà thưởng thức."
(*) 10 vạn tệ khoảng 350 triệu => hơn 400 triệu cho một bức thư pháp (@[email protected])
An Nhu quay đầu lại quan sát vị đại sư ăn mặc một thân vải bố tựa thầy tu, lặng lẽ nắm tay Mạc Thịnh Hoan chuồn khỏi đây.
"Chú Mạc, em phát hiện mình là sinh viên không có văn hóa gì hết." An Nhu không nhịn được thờ dài thườn thượt, dẫn Mạc Thịnh Hoan rời khỏi phòng triển lãm.
An Nhu buồn bực nhìn lướt qua những người làm công tác văn hoá xung quanh, sau đó nắm tay Mạc Thịnh Hoan đi sang chỗ kế bên.
Không ngờ kế bên phòng triển lãm lại là phòng trưng bày nghệ thuật, nơi này hiện đang tổ chức buổi triển lãm công ích, mọi người có thể vào xem miễn phí.
Vốn dĩ An Nhu đã thành thật chấp nhận sự thật bản thân không có một tí tế bào nghệ thuật nào, nhưng cậu lại phát hiện trên cổ tay của các nhân viên trong phòng trưng bày nghệ thuật đều đeo một dải ruy băng màu xanh da trời.
Trước đây An Nhu từng tìm hiểu thông tin về chứng bệnh tự kỷ ở trên mạng, cậu biết dải ruy băng màu xanh da trời không chỉ là logo của Tổ chức Bảo Tồn Hải Dương mà còn là logo liên quan đến quan tâm chăm sóc trẻ tự kỷ.
Những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ còn được gọi là "Đứa con của các vì sao", An Nhu nhìn Mạc Thịnh Hoan rồi chỉ vào phòng trưng bày nghệ thuật: "Chú Mạc, chúng ta vào trong xem thử nha?"
(*) Bắt nguồn từ bộ phim "Children of the stars" của đạo diễn Rob Aspey năm 2009.
Nội dung phim nói về những vấn đề giáo dục trẻ em mắc bệnh tự kỷ của ngôi trường "Stars and Rain".
Mạc Thịnh Hoan đương nhiên không có ý kiến gì đối với yêu cầu của An Nhu, đi theo cậu bước vào bên trong.
Phòng trưng bày nghệ thuật mở cửa miễn phí nhưng lại có rất ít người tham quan, đa số là học sinh nhỏ tuổi và các bậc phụ huynh có con em mắc bệnh tự kỷ.
Trong đại sảnh trưng bày các tác phẩm hội họa của những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, ngoài ra còn có một vài tác phẩm nhiếp ảnh của gia đình có trẻ nhỏ mắc bệnh tự kỷ.
An Nhu nghiêm túc quan sát các tác phẩm, nét vẽ vô cùng non nớt, có vẽ bướm, bầu trời đêm, còn có mấy bức tranh sơn dầu vẽ một đôi mắt thật lớn hoặc núi non gập ghềnh.
An Nhu nhìn tác phẩm trưng bày trước mặt mình, đó là một bức tranh vẽ bầu trời đầy sao bằng màu nước, mỗi một ngôi sao trên bức tranh đều tự tay dùng bút chấm từng chấm tròn chứ không phải dùng cọ vẽ vung vẫy màu thành các chấm trắng.
Có thể thấy bạn nhỏ vẽ bức tranh này rất có lòng, cũng cực kỳ nghiêm túc.
An Nhu không khỏi nhớ lại cảnh tượng khi Mạc Thịnh Hoan uống thuốc sẽ nghiêm túc sắp xếp các viên thuốc theo kích cỡ từ lớn đến nhỏ.
Người bình thường đòi hỏi phải hết sức kiên nhẫn và thấu hiểu cho thế giới của người mắc bệnh tự kỷ.
Trong lúc An Nhu và Mạc Thịnh Hoan ngắm nhìn các bức tranh, dường như có một tầm mắt cứ dính chặt trên người họ.
An Nhu nhìn qua thì thấy một cậu bé khá nhỏ tuổi, ăn mặc quần áo giản dị, cậu bé thấy mình bị phát hiện thì nhanh chóng chạy trốn, nấp người vào một góc rồi lén lút nhô nửa cái đầu ra ngoài tiếp tục nhìn trộm hai người họ.
An Nhu không hiểu đầu cua tai nheo gì, nhưng dù sao đối phương cũng chỉ là một đứa trẻ nên hẳn không có nguy hiểm gì lớn.
Đương lúc An Nhu chuẩn bị dời bước thưởng thức bức tranh tiếp theo thì cậu bỗng phát hiện phía dưới bức tranh tiếp theo có dán một mảnh giấy hình tròn màu xanh da trời, phóng tầm mắt nhìn khắp chung quanh, bên dưới một vài bức tranh cũng có biểu tượng này.
Có điều bức tranh bầu trời đầy sao vừa nãy lại không có.
An Nhu hết sức tò mò bèn hỏi thăm nhân viên công tác nơi này, nhân viên công tác nhiệt tình giải thích cho An Nhu biết đây không chỉ đơn thuần là buổi triển lãm tranh dành cho "Đứa con của các vì sao" mà còn là hoạt động công ích.
Tất cả các bức tranh trưng bày trong đại sảnh đang được bày bán, phòng trưng bày nghệ thuật sẽ đứng ra thu tiền các bức tranh đã được mua sau đó trao lại toàn bộ số tiền cho những đứa trẻ đã vẽ ra tác phẩm đó.
Số tiền này có thể hỗ trợ một phần nào cho những gia đình có trẻ em mắc bệnh tự kỷ.
Những mảnh giấy hình tròn màu xanh da trời bên dưới các bức tranh dùng để đánh dấu đã có người mua.
Nhân viên công tác ân cần dò hỏi không biết An Nhu có thích bức tranh nào hay không.
An Nhu nhìn bức tranh bầu trời đầy sao, bỗng phát hiện bức tranh trưng bày hai bên đã có người mua, chỉ có một mình bức tranh này không ai ngó ngàng.
"Bức tranh này giá bao nhiêu?" An Nhu nhìn bức tranh bầu trời đầy sao.
"Bức tranh này đắt hơn mấy bức tranh khác, khoảng mười ngàn tệ."
(*) 10 ngàn tệ gần 35 triệu
"Mười ngàn tệ?" An Nhu không khỏi kinh ngạc, quay qua nhìn hai bức tranh trưng bày hai bên: "Mấy bức này bao nhiêu?"
"Hai bức tranh này đồng giá năm trăm tệ." Nhân viên công tác nhìn xung quanh một lượt, sau đó thì thầm: "Mấy bức tranh trưng bày ở đây được các em nhỏ hoặc phụ huynh của các em định giá sẵn.
Bức tranh này do cậu bé tự tay vẽ ra nó định giá nhưng mức giá lại quá cao.
Chúng tôi đã từng đề nghị cậu bé hạ giá xuống một chút nhưng cậu bé lại lắc đầu từ chối."
(*) 500 tệ khoảng 1tr8
Mua một bức tranh bầu trời đầy sao có nét vẽ non nớt với cái giá mười ngàn tệ, An Nhu do dự nhìn bức tranh.
"Thật ra có rất nhiều người từng hỏi thăm bức tranh bầu trời đầy sao này, nhưng sau khi nghe giá cả lập tức ngoảnh đầu bỏ đi.
Lúc nãy có một cô gái xinh đẹp đã hỏi thăm và dự định mua bức tranh này, nhưng người đàn ông đi cùng cô ấy lại châm chọc mỉa mai nên cuối cùng cũng không thành."
Nhân viên công tác lắc đầu ra vẻ tiếc nuối.
An Nhu cẩn thận quan sát bức tranh này, đột nhiên phát hiện có một số vết loang lổ không được tự nhiên cho lắm.
Trông giống như không cẩn thận nhỏ nước lên bức tranh.
Hình như là nước mắt.
An Nhu im lặng một hồi lâu, tính chụp bức tranh này lại.
Nhưng khi cậu quay đầu lại định hỏi ý kiến của chú Mạc thì cảm giác góc áo bị kéo nhè nhẹ.
An Nhu cúi đầu xuống, là đứa bé hồi nãy đã nhìn trộm cậu.
Cậu bé cầm trên tay một tấm bảng viết chữ cũ kỹ, viết xoẹt xoẹt vài chữ sau đó đưa cho An Nhu xem.
[Chào anh ạ, bà của em bị bing (bệnh) rồi.]
(*) Chỗ nào ghi phiên âm thì tôi sẽ để nguyên sau đó mở ngoặc giải thích.
Nét chữ của cậu bé xiêu xiêu vẹo vẹo, có những chữ bởi vì không biết viết nên phải dùng phiên âm.
Tấm bảng nhỏ xíu không viết được bao nhiêu chữ, cậu bé lau sạch dòng chữ này rồi tiếp tục viết.
[Bác yi (sĩ) nói phải có mười ngàn tệ...]
[Mới có thể chữa khỏi bệnh.]
[Đợi sau này lớn lên, em nhất định sẽ trả lại cho nin (anh).]
(*) 恁/您 (phiên âm: nin): đại từ nhân xưng (anh, chị, ông, bà, bác, ngài) nhưng với ý nghĩa kính trọng.
Cậu bé còn vẽ một gương mặt rơi nước mắt lã chã ở cuối tấm bảng.
An Nhu ngồi xổm người xuống sờ đầu cậu bé, sau đó cầm mảnh giấy hình tròn màu xanh da trời lấy từ chỗ nhân viên công tác dán vào bên dưới bức tranh bầu trời đầy sao.
Cậu bé nhìn thấy bên dưới bức tranh của mình cuối cùng cũng có mảnh giấy màu xanh thì phấn khích đến nổi nhảy tưng tưng, lật đật sửa gương mặt khóc thành gương mặt cười thật tươi rồi đưa cho An Nhu xem.
An Nhu không nhịn được bật cười thành tiếng, khi cậu ngoáy đầu lại nhìn Mạc Thịnh Hoan thì phát hiện người đàn