[ Đây là sức mạnh của vẽ rồng điểm mắt sao?!!! ]
Cuối tuần, Tiết Trầm dậy sớm. Vì chuẩn bị leo núi, cậu thay một bộ đồ thể thao nhẹ nhàng, tự cảm thấy hành động này rất giống con người bình thường.
Trình Hàm thấy vậy tò mò hỏi: "Cậu đi tập thể dục à?"
Điều này rất kì lạ, trước kia Tiết Trầm không thích vận động, từ khi trở về từ chuyến thực tập ở làng du lịch lại càng thể hiện rõ ràng đặc điểm của một trạch nam (*), nếu không phải đi học thì nửa bước cũng không rời kí túc xá.
(*) Trạch nam: thường được dùng để miêu tả những chàng trai chỉ thích ở trong nhà, lẩn trốn mọi hoạt động bên ngoài (trạch có nghĩa là lẩn trốn).
Cùng lúc, số lần trải nghiệm game của bọn Trình Hàm trực tiếp giảm xuống.
Nếu không có gì thay đổi, khi học kì này kết thúc, phòng ký túc xá của bọn họ có thể được đánh trận đầu tiên của bảng chuyên nghiệp cấp bậc trung bình rồi.
Nghĩ tới thôi đã thấy quá kíƈɦ ŧɦíƈɦ!
Tiết Trầm vừa mặc áo khoác vừa nói: "Tôi tới chùa Lan Tế một chuyến."
Trình Hàm càng cảm thấy kì lạ: "Cậu còn đi bái Phật sao?"
"Nghĩ gì vậy, trông tôi giống người mê tín lắm à?" Tiết Trầm liếc cậu ta một cái, thuận miệng nói: "Lần trước giúp công ty bắt con cóc thành tinh, hôm nay chùa Lan Tế làm lễ cầu siêu cho nó, tới tham dự."
Trình Hàm:???
Trình Hàm suýt chút nữa phun ra một ngụm máu, người này còn nghĩ mình không mê tín sao?!
Hơn nữa có thể đừng nói chuyện đánh yêu quái một cách bình thản như thế được không, nghe giọng điệu như bị ép phải chơi trò trẻ con nhàm chán vậy!
Thật sự thái quá rồi!
Tiết Trầm không thèm quan tâm Trình Hàm nghĩ gì, thay quần áo xong thì xuống tầng, Giản Lan Tư đã chờ sẵn ở dưới.
Hai người gọi xe tới làng Lan Quang. Chùa Lan Tế nằm trên đỉnh núi, nhưng chiếc xe chỉ chạy đến bãi đỗ ở lưng chừng rồi dừng lại, quãng đường tiếp theo phải tự đi bộ lên.
Giản Lan Tư từ nhỏ đã được rèn luyện để trở thành kỵ sĩ, thể lực tất nhiên không cần bàn, Tiết Trầm lại càng khoan thai, chỉ chốc lát bọn họ đã tới đỉnh núi.
Chùa Lan Tế là địa danh nổi tiếng ở Phù Thành, đến nay đã mấy trăm năm tuổi, là nơi tu hành của biết bao bậc cao tăng qua các triều đại lịch sử, rất có danh tiếng trong nước, nhiều ngôi sao hoặc nhà quyền quý cũng tới đây dâng hương.
Vì là cuối tuần, dọc theo con đường lên núi có không ít du khách hành hương.
Tiết Trầm và Giản Lan Tư bước qua cửa, nhìn thấy một bức tường phù điêu rất lớn.
Phong thủy Trung Quốc rất chú ý đến dẫn khí, khí không thể xông thẳng vào sảnh chính hoặc phòng ngủ, vậy nên khâu quan trọng trong quá trình kiến trúc là đặt một vật ngăn cách ở phía trước, có thể là bức tường phù điêu cũng có thể là bình phong.
Bình thường bức tường ngăn cách không mang tác dụng trang trí, đơn giản chỉ là những viên gạch sắp xếp một cách ngay ngắn chỉnh tề.
Tuy vậy, nhiều người sẽ khắc hình lên khu vực chính giữa và bốn góc xung quanh, chủ yếu là hoa văn cầu an khang thịnh vượng.
Bức tường phù điêu ở chốn chùa chiền lại thường sử dụng họa tiết thiên về Phật giáo, hình "Phật", chữ "Nam mô a di đà Phật", hoặc những hoa văn khác có liên quan.
Chùa Lan Tế rất nổi tiếng trong khu vực, khoảng sân phía trước rộng lớn nguy nga, bức phù điêu cũng đặc biệt oai phong khí thế. Nó gồm 3 phần đế, thân, đỉnh gộp lại cao chừng một trượng(*), bốn góc khắc họa tiết mây báo điềm lành tinh xảo vô cùng.
(*) 1 trường ~ 4,7m
Lúc này, vài du khách tập trung trước bức phù điêu, giống như quan sát chăm chú cái gì đó, còn có người nhỏ giọng thảo luận.
Tiết Trầm và Giản Lan Tư đều không hứng thú xem náo nhiết, vốn định vòng sang bên cạnh rời đi, đúng lúc Tiết Trầm vô tình phát hiện, họa tiết trang trí ở trung tâm kia là một bức "song long hí châu" (*).
(*) Song long hí châu: thể hiện hai con Rồng đang đùa (hoặc tranh đoạt) một viên ngọc lửa (hỏa châu). Trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, ngọc Rồng là tinh hoa của Rồng, do Rồng tu luyện mà thành, do đó trong biểu đạt nghệ thuật, hình ảnh hai con Rồng tranh ngọc thể hiện cho nhu cầu vươn tới cuộc sống hoàn mỹ của con người.
Tiết Trầm "Ơ" một tiếng, chân tự động bước về phía đó, bộ dạng bắt bẻ: "Để tôi xem nơi này khắc con rồng như thế nào."
Giản Lan Tư thấy thế bật cười, nghĩ thầm thật đúng là fan hâm mộ của loài rồng, chỉ cần nhìn thấy rồng là nảy sinh hứng thú.
Tới gần hơn, bọn họ nhận ra phù điêu trên bức tường là mới khắc.
Nó được chế tác vô cùng tinh xảo, hai con rồng vươn mình bay vút lên giữa những đám mây báo điềm lành, vuốt rồng oai phong, mũ rồng lộng lẫy, một thân vảy dày hoa lệ không có chút tì vết nào.
Màu sắc của phù điêu lại càng tinh tế hơn, không chỉ có sự phối hợp hài hòa, càng những chi tiết nhỏ càng được vẽ công phu, đặc biệt là vảy rồng dưới ánh nắng mặt trời chiếu rọi dường như trở nên trong suốt sáng bóng, sống động như thật.
Điều tiếc nuối nhất là mắt rồng vẫn trống rỗng, chưa được tô màu.
Làm người không thể không tưởng tưởng, liệu sau khi đôi mắt này được vẽ lên sẽ trông như thế nào nhỉ?
Đến Tiết Trầm là một con rồng chân chính cũng phải ca ngợi: phù điêu này được chế tác không tồi.
Cậu chiêm ngưỡng không ít tác phẩm về loài rồng của người phàm, bọn họ có rất nhiều ảo tưởng, nhưng đại đa số chưa gặp qua con rồng chân chính nào, vậy nên khi vẽ tranh không đủ khả năng biểu hiện ra tất cả vẻ đẹp.
Bức phù điêu này không thể nói là hoàn toàn chân thực, nhưng rất khó để bộc lộ được thần thái của loài rồng chuẩn xác đến thế, hai con rồng rất mạnh mẽ, hung ác tranh chấp cũng không mất đi sự uy nghiêm.
Phía trước phù điêu có một hòa thượng tầm 50 tuổi đang đứng, cầm bút lông trên tay, dưới chân để những công cụ tô màu linh tinh như thuốc màu, cọ vẽ, ống phun ...
Hòa thượng vô cùng nhập tâm nhìn chăm chú phần phù điêu khắc hình đầu rồng, đi qua đi lại một lúc lâu nhưng chưa đụng tay vẽ chút nào, tựa như bản thân sắp trở thành một hoa văn điêu khắc phản chiếu trên đó.
Giản Lan Tư thấy thế có điều không hiểu, hỏi Tiết Trầm: "Đây là phương pháp thiền tịnh của Phật giáo sao?"
"Không phải, nhưng có vẻ sắp tới giai đoạn đó rồi." Tiết Trầm nói, cũng có vài phần bất ngờ, "Tâm trạng của lão hòa thượng không tệ đâu."
Xem ra chùa Lan Tế quả thực là địa linh nhân kiệt (*), tuvi của hòa thượng kia rất cao.
(*) địa linh nhân kiệt: đất linh thiêng thì sinh người hào kiệt.
Du khách phần lớn không dừng lại, hoặc vì lí do gì đó mà liếc qua một cái rồi đi luôn, cũng có người thường xuyên hành hương tới đây, thấy thế cười nói: "Đại sư Cẩn Tuệ, ông đã cân nhắc đôi mắt rồng cả một tháng rồi mà vẫn chưa nghĩ ra sao?"
Bên cạnh có người nghe vậy tò mò hỏi: "Thì ra đại sư vẫn luôn buồn rầu vì đôi mắt này ư?"
Người nọ nói: "Cũng không hẳn, bức tranh điêu khắc này đã được tô màu xong từ một tháng trước, nhưng chậm chạp chưa hoàn thành đôi mắt rồng. Đại sư Cẩn Tuệ nói, mắt rồng là mắt thần, phải cân nhắc thật kĩ, nhưng đã một tháng trôi qua vẫn không nghĩ ra... Tôi nói này đại sư, vấn đề đó thực ra không quan trọng lắm đâu mà."
Người này rất hay lảm nhảm, cứ bắt đầu tán gẫu là giống như mở máy phát nhạc liên tục không ngừng, tiện thể giúp người bên cạnh phổ cập kiến thức về bức phù điêu.
Thì ra là bức tường phù điêu cũ ở chùa Lan Tế đã được khắc từ rất lâu đời, đến bây giờ bị phong hóa ăn mòn mạnh mẽ, vài ngày trước có một doanh nhân công tác thuận lợi, lúc tới chùa lễ tạ thần linh đã quyên góp tiền để chế tác một bức phù điêu mới.
Trùng hợp thay, đại sư Cẩn Tuệ, tức là hòa thượng lớn tuổi trước mắt vốn là một thợ thủ công điêu khắc nổi tiếng.
Nghe nói sư Cẩn Tuệ xuất thân nghèo khó, từ nhỏ đã học chế tác phù điêu, lúc ấy chủ yếu điêu khắc cho chốn chùa miếu hoặc những nhà giàu có tin vào đạo Phật. Trong quá trình làm việc, đại sư tiếp xúc gần với Phật pháp, sau đó vừa khéo có duyên có phận quyết định quy y cửa Phật.
Sau khi xuất gia, đại sư Cẩn Tuệ vẫn duy trì niềm đam mê với vẽ khắc phù điêu, hơn nữa có lẽ do tu vi tăng cấp, thành tựu ngày một cao, trong tác phẩm càng nhiều phần thiền ý, vô cùng được ngưỡng mộ trong vòng nghệ thuật và vòng tín ngưỡng Phật giáo.
Vì vậy nên công việc chế tác bức tường phù điêu mới đương nhiên do đại sư Cẩn Tuệ chủ trì.
Bức phù điêu này nằm ngay trong sân lớn đối diện cổng chính, đại sư Cẩn Tuệ cực kỳ coi trọng, chỉn chu từ khâu thiết kế, tuyển chọn người tài giỏi về điêu khắc, một mình đảm nhận việc tô màu.
Hình mẫu song long hí châu cũng là do đại sư Cẩn Tuệ tự lựa chọn. Phật gia có tám Long Vương cao quý và rất nhiều truyền thuyết liên quan, chùa miếu nào cũng chạm khắc hình rồng, điều này không có gì đặc biệt.
Vấn đề ở chỗ, phù điêu tại chùa Lan Tế chế tác đã được một thời gian, công tác tô màu cũng hoàn thành từ tháng trước, lẽ ra bây giờ có thể đưa vào sử dụng, nhưng đôi mắt trống rỗng vẫn chậm chạp chưa được vẽ màu.
Khách hành hương quen biết người trong chùa tò mò hỏi thăm, thì ra đại sư Cẩn Tuệ cho rằng mắt rồng là nơi linh hồn cao quý hội tụ, nếu vẽ không đẹp sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả cuối cùng, để thận trọng ông đã tham khảo rất nhiều tranh ảnh tài liệu, nhưng không tìm được phương án hài lòng nên tới nay vẫn chậm chạp không chịu tô màu.
Nghe xong nguyên nhân này, có người tỏ vẻ ngưỡng mộ đại sư, cũng có người không tán thành: "Chỉ là đôi mắt thôi mà? Có thể khó đến mức nào cơ chứ, những nơi khác trong chùa cũng có tranh vẽ rồng, tôi thấy rất đẹp mà."
"Đúng thế, chỉ vì đôi mắt mà lãng phí cả tháng trời quả thực không đáng."
"Bức phù điêu đã được chế tác tinh tế như vậy, đôi mắt làm sao có thể kém được, tôi thấy chỉ cần mang tính tương đối thôi là đã ổn rồi, đại sư còn muốn vẽ cho rồng sống dậy à?"
Có người thấy vậy trêu chọc, "Chẳng lẽ đại sư nghe truyền thuyết cổ vẽ rồng điểm mắt nên bị lừa rồi?"
Vẽ rồng điểm mắt là truyện xưa của họa sĩ Trương Tăng Dao thuộc thời kì Nam Bắc triều. Truyền thuyết kể rằng, Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, nhưng không hề vẽ mắt. Có người hỏi, ông ta nói: "Vẽ mắt rồng sẽ bay đi."
Mọi người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau khi vẽ xong, sét đánh đổ tường, hai con rồng được vẽ thêm mắt cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.
Câu chuyện này được lưu truyền rộng rãi ở Hoa Hạ, mọi người đều biết đến kỹ nghệ vẽ tranh điêu luyện tinh vi của Trương Tăng Dao.
Bây giờ nhắc tới câu chuyện này, không khỏi kèm theo vài phần chế nhạo.
Đại sư Cẩn Tuệ đúng là đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghệ thuật, nhưng cứ cố chấp với đôi mắt rồng nhỏ bé như thế, người ngoài nhìn vào cảm thấy ông cho rằng bản thân ngang hàng với danh nhân thời xưa.
Đại sư Cẩn Tuệ không hổ là cao tăng, dù đám người kia vây quanh bàn tán, ông vẫn bất động như núi, chìm trong suy nghĩ của chính mình.
"Bọn họ biết cái gì, tôi đồng ý với lão hòa thượng." Tiết Trầm quay đầu nói với Giản Lan Tư, "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chưa từng nghe đến à? Đôi mắt của rồng rất quan trọng, dù cho vẽ mắt đẹp cũng không làm rồng sống dậy, nhưng vẽ xấu chắc chắn sẽ chết."
Giản Lan Tư nghi hoặc: "Sẽ chết?"
Tiết Trầm nghiêm túc: "Sẽ bị tôi phun chết."
Giản Lan Tư: "......"
Lúc này, một hòa thượng trẻ tuổi đi tới, dẫn theo một người đàn ông chừng 40 tuổi.
Người đàn ông kia mặc Âu phục rất sang trọng, cầm một