Nhưng sự việc không đơn giản như Cán tướng quân suy nghĩ ( cha Quang Diêu) , lão sư Phan Phú Thứ là một lão hồ ly tinh minh quan trường không gi sánh bằng.
Nhìn thấy năm thân binh đang cẩm súng nổ ầm ầm liên tục biểu diễn thì Phan Phú Thứ thấy được ánh dạng đông.
Pham Phú Thứ có phải tham quan không? Xin thưa là phải.
Nhưng cả triều ai cũng ăn đút lót chứ không riêng gì lão.
Nhưng Phan Phú Thứ lại là một con người có lòng yêu nước thực sự.
Sự việc Nam Kỳ mấy vạn quân bị mấy ngàn quân viễn trinh Châu Âu đánh bại là một sự nhục nhã cho Đại Nam.
Nguyên nhân thất bạo do đâu thì Phan Phú Thứ chằn chọc bấy lâu.
Cái đổ tội danh cho Lê Duy Phụng chỉ là bịt tai trộm chuông mà thôi, cả triều đình cùng hiểu ngầm mà không ai nói ra.
Phan Phú Thứ đắn đo vì nước mà nghĩ không tới được phương pháp.
Nhưng khi nhìn thấy những khẩu súng Colt côn xoay có thể bắn liên tục sáu viên đạn thì Lão đã hiểu con đường Đại Nam nên đi, và cần phải đi.
Còn một điều nữa đó là lão Phan đang có thằng con thứ Phan Năng Lâm đang phục vụ dưới trướng Hồng Đĩnh, lập nhiều chiến công, hiện giờ đang làm một quan quân chủ chốt trong lực lượng phòng giữ đại đồn Chí Hòa, tư tưởng không bao giờ đặt hết trứng vào một giỏ của các thế gia đại tộc không lúc nào là thiếu cả, và lão Phan cũng vậy, nhận thấy triều đình đang suy yếu, các thế lực khác đang trỗi dậy, hầu hết các thế gia đều có suy nghĩ, tính toán riêng cho mình, chả riêng gì lão Phạm, quan lại thế gia nào mà không có người tham gia trong triều đình hay là trong đội ngũ cha con họ Trần cơ chứ, chỉ có Hồng Đĩnh là khó trà trộn vì sự sàng lọc và dùng người của Hồng Đĩnh hơi khác so với đa số đương thời.
Nói lão Phan hiện giờ đang đứng ở thế bất bại cũng chẳng sai chút nào.
Bởi làm người ai cũng đều có những tính toán riêng.
Trong lịch sử Phan Phú Thứ cũng đứng về phe cách tân trong triều đình, thuộc về thế lực quý tộc mới, Quý tộc mới biết rằng chỉ có cách tân phát triển đất nước mới có thể chống lại thế lực các thế gia trăm năm đang nhũng đoạn đất nước.
Đoạn lịch sử này nước ta có phần giống Nhật Bản thời Minh Trị Duy Tân, thế nhưng khác biệt là ở Nhật Bản quý tộc mới thắng thế và cải cách được thực hiện còn ở nước ta thì ngược lại.
Lúc này đây Phan Phú Thứ nhìn ra con đường cách tân của Đại Nam thông qua năm khẩu súng Colt côn xoay này.
Mắt tai nghe là giả mắt thấy là thật, Phan Phú Thứ đi vào thư phòng viết một bản tấu chương tâm huyết dài mấy trăm chữ.
Buổi tảo triều tại Kinh Đô Huế ngày hôm sau trở nên dậy sóng.
Tất cả đều xoáy quanh chủ đề cha con nhà họ Trần.
Không ngờ Trần Quang Cán lại nổi danh một cách không ngờ đến như vậy.
Cùng ngày hôm đó trong năm thân vệ của Diêu thiếu thì có đến ba người tức tốc bắt thuyền trở về Vạn Ninh doanh mang theo một phong thư tối mật của Phan lão sư.
Trên bảo tọa Tự Đức hoàng đế đang cau mày chăm chú đọc từng chữ một trong bức tấu chương của Phan Phú Thứ.
Những điều Tự Đức hiểu vượt xa những người ở đây, thế nhưng chúng ta không ai có thể đoán được những suy nghĩ trong lòng Tự Đức cả.
- Phan ái khanh, những lời trong tấu chương là thật sự, khanh có tận mắt chứng kiến sao?
- Khởi bẩm Thánh thượng, hạ thần nguyện lấy đầu mình ra đảm bảo từng câu từng chữ không có dối gian.
Lại nói nhân chứng vật chứng tất cả đều đứng ngoài điện, chỉ cần Thánh thượng muốn thì lúc nào cũng có thể quan khán.
Nghe đến đây thì Tự Đức mặt mày tốt lên, hai hàng lông mày dãn ra một cách thoải mái hơn.
Tự Đức hoàng đế năm nay cũng chỉ mới 34 tuổi, đây là cái tuổi đang độ chín nhất của một người đàn ông.
Không quá trẻ để bồng bột, cũng không quá già để mất đi nhuệ khí.
Tự Đức là một người chăm lo việc dân việc nước, nhưng trong tay Tự Đức là một bộ máy hành chính hoạt động không mấy hiệu quả với các vấn nạn từ trước khi hắn lên ngôi.
Và sự đấu đá không ngừng giữa các phe phái trong triều đình, nhóm quan viên bảo thủ đảng rất đông đảo và quyền cao chức trọng, nhóm quan viên trẻ có tư tưởng cải cách thì chưa chín chắn để có thể tạo nên đối trọng.
Bản thân Tự Đức rất mệt mỏi trong việc cân bằng đôi bên.
Đôi khi Tự Đức luôn rơi vào lưỡng lự khó quyết trong nhưng chính sách mang tính cách mệnh.
Tất nhiên nếu Hồng Đĩnh lên ngôi cửu ngũ chí tôn thì cũng chưa chắc đã làm được tốt như Tự Đức, bởi một người được đào tạo từ nhỏ, chuyên quen với quyền mưu không phải một đại binh đầu to có thể so sánh nổi.
Vì vậy Hồng Đĩnh luôn tôn sùng tư tưởng phá cũ lập mới, đứng trước căn nhà mục nát, hắn thà rằng đập một trận tơi tả cho sụp đổ sau đó xây dựng cái mới còn hơn là nay sửa cái này, mai sửa cái nọ, gặp đủ mọi rào cản.
Nói thật những năm gần đây Tự Đức lại càng mệt mỏi, chế độ phân dân chúng ra làm cửu phẩm của Gia Long, Minh Mạng để đối xử gây nên những phản ứng tư dân chúng.
Đặc biệt với chế đội sưu cao thuế nặng áp dụng cho Xứ Thanh và Bắc Kỳ gây ra nội loạn không ngừng.
Gần nhất lại là chuyện quân Tây Dương đánh chiếm ba tỉnh Nam Kỳ làm cho Tự Đức ăn không ngon ngủ không yên.
Nam Kỳ là vựa lúa của cả nước, ý nghĩa của Nam Kỳ không hề nhỏ trong việc đảm bảo sự vận hành trơn chu của hành chính quốc gia.
Nay Lê Duy Phụng lại nâng cao ngọn cờ khôi phục Hậu Lê cùng với sự ngo ngoe của nhiều thế lực khiến cho chiến loạn Bắc Kỳ trở nên khốc liệt.
Qủa thật những chuyện này đã làm cho vị hoàng đế đang hăng hái trong công cuôc phục hưng trở nên có phần nản trí.
Nhìn bản tấu chương của Phan Phú Thứ, Tự Đức trầm ngâm không thôi.
Tự Đức cũng hiểu tình hình thế cục hiện giờ của đất nước thế nào, chính sự rối ren, quân đội suy yếu, tôn nghiêm triều đình tụt xuống thê thảm.
Tự Đức vô cùng tinh minh, chỉ liếc nhìn trong tấu chương liền thấy vô cùng nhiều điều ẩn giấu trong đó, Tự Đức có thể nhu nhược ư, đúng thật không giả, thế nhưng Gia Long, Minh Mạng thì ai đều không phải là rồng hổ ăn thịt người, kể cả họ đã chết đi bao nhiêu năm thì dư uy của hai vị vua khét tiếng này vẫn còn đó.
Tổ Chức mật thám Minh Hổ của hoàng tộc không phải ăn chay, lực lượng này đã có hơn nửa thế kỉ được thành lập, đã ăn sâu vào trong máu thịt, mọi ngóc ngách của đất nước, tuy hiện nay nó đã suy yếu rất nhiều thế nhưng nhiệm vụ giám sát bách quan chưa bao giờ là sao nhãng.
Nhìn Lâm lão già khọm mặc bộ đồ đen phía sau nhìn tưởng chừng như vô hại, thế nhưng đây lại là nhân vật nắm giữ nhiều bí mật bậc nhất Đại Việt.
Không khác gì tổng trưởng CIA của Mỹ.
Phan Phú Thứ cứ tưởng những hoạt động của mình là bí mật, thế nhưng những hoạt động của lão chưa bao giờ thoát khỏi sự giám sát của Mật thám triều đình, cơ quan này do trực tiếp Hoàng Đế chỉ huy, không lệ thuộc vào bất cứ bộ ngành nào của triều đình.
Mọi tính toán của các đại thần trong triều đứng trước cơ quan mật thám Minh Hổ đều là trần trụi.
Thậm chí trong nội bộ Hồng Đĩnh và cha con Trần gia cũng có không ít mật thám Minh Hổ, vì vậy Tự Đức có thể nói là hiểu rõ tình thế hơn bất kì ai lúc này.
Tuy nhiên hiểu và nắm rõ là một chuyện, xử lí được lại là một truyện khác, như chúng ta đã biết nội bộ triều đình nhà Nguyễn khi giặc Pháp xâm lược liền phân ra thành hai phái chủ chiến và chủ hòa rõ rệt, cả hai phái này đều đại diện cho những thế lực khác nhau, đạt được cơ hội này liền đấu đá không ngừng, mục tiêu là tranh giành quyền thế trong triều và đẩy phe còn lại xuống nước.
Đi sâu tìm hiểu ta dễ dàng phân tách ra được hai phe này, gồm thế lực quý tộc cũ, cầm đầu là các gia tộc lâu đời , như Trình, Trương, Lí, Lê.
Đó là các gia tộc trăm năm, căn cơ vô cùng sâu rộng ăn sâu vào mọi mặt đời sống nhân dân và từng ngóc ngách của đất nước.
Một bộ phận thậm chí còn là hậu duệ hoàng tộc của các triều đại trước lẩn trốn.
Thế lực vô cùng khủng bố.
Thế lực của phe chủ chiến cách tân bao gồm tân thế gia.
Nổi trội sau khi triều Nguyễn lập quốc nâng đỡ bắt đầu hùng mạnh, cả hai ngay từ những ngày đấu đã không ngừng đấu đá.
Từ trên miếu đường đến dân gian, các cuộc khởi nghĩa nông dân, hay là khởi nghĩa nêu cao khẩu hiệu phù Lê gần đây thì đều có bóng dáng của 2 thế lực này đấu đá.
Mà nhiệm vụ của Tự Đức là liên tục thăng bằng và kiềm chế các phe không để bên nào giành ưu thế quá lớn, sẽ gây hỗn loạn lớn cho đất nước.
Bởi bất kể bên nào đều nắm giữ ngôn luận trong dân gian, và nắm giữ những lực lượng không hề nhỏ.
Triều Nguyễn nội loạn khởi nghĩa mãi không ngừng bởi là vì thế.
Ở thời Minh Mạng liên tiếp mở các cuộc chiến tranh chinh phạt tứ phương, từ đánh Xiêm La, Chân Lạp đến bình Chiêm, mục đích thực sự của vua Minh Mạng cũng đều là để làm tiêu hao thế lực quý tộc cũ.
Các cuộc xuất chinh hầu hết đều là lấy binh lính con em Bắc Hà và xứ Thanh Nghệ, đất của vua Lê chúa Trịnh, có rất ít khi điều tập binh lính miền Trung và miền Nam đất căn bản của Nhà Nguyễn, và thực sự thì Minh Mạng đã làm rất tốt khi mà các cuộc chinh phạt liên miên mở ra, tiêu hao vô số quốc lực, đã mở rộng bờ cõi đất Việt ra lớn nhất trong lịch sử.
Đồng thời cũng tiêu hao được đáng kể sức mạnh thế lực quý tộc cũ.
Đồng thời nâng đỡ lượng lớn thế lực quý tộc mới lên, đảm bảo cân bằng, thậm chí có hơi hướng chèn ép quý tộc cũ.
Đương nhiên điều này gây bất