Sau khi ăn uống no say xong, Ma Tùng Quân bắt đầu ngồi ngâm cứu tiếp.
Để xuôi xuôi bụng, hắn mới tập luyện cho buổi chiều được.
Có một điều đến giờ hắn vẫn không hiểu, chính là ma thuật thì có liên quan gì đến toán học?
“Đan Đan, Tuyết Tuyết.
Lúc còn ở làng, hai đứa đã được dạy toán đúng không? Nó liên quan thế nào đến ma thuật?” – Ma Tùng Quân kéo Đan Đan và Tuyết Tuyết lại gần mà hỏi.
Nghe thế, Yên Nhược Đan và Yên Nhược Tuyết lần lượt kể ra cho Ma Tùng Quân.
Ông lão già làng họ Yên và bố mẹ hai chị em Yên Nhược Đan là người dạy ma thuật cho chúng, hiển nhiên là cả bố mẹ hai đứa nữa.
Với người bình thường mà nói, toán học trung học gần như không có đất dụng võ trong thế giới này.
Chỉ có toán học tiểu học thì may ra có đất diễn ở đây.
Ví như trong cuộc sống hàng ngày của mấy khu chợ, tửu lâu, quán ăn buôn bán này nọ thì đúng là cần đến toán học để giải quyết.
Nhưng đó là thứ căn bản của thế giới này rồi, làm tính toán hệ số lớn thì mới là vấn đề khó.
Dẫu thế, để trở thành Mạo Hiểm Giả thì cũng cần có một chút kiến thức toán học để tránh trường hợp bị lừa.
Bởi toán học cần độ chính xác tuyệt đối, chứ không phải cần độ chính xác nghe nó hợp lý.
Có rất nhiều trường hợp Mạo Hiểm Giả bị lừa khi tổ đội chung với nhau.
Ví như hồi còn ở thành Phù Sương, có lần Lưu Béo bị trộm mất 1 đồng vàng.
Sau đó chính kẻ trộm lấy 1 đồng vàng đó mua một đôi găng tay trị giá 750 đồng bạc của Lưu Béo.
1 đồng vàng bằng 1.000 đồng bạc.
Thế là Lưu Béo thối lại cho tên kia 250 đồng.
Cầm đồng vàng trên tay, Lưu Béo mới phát hiện ra cái đồng vàng này là của hắn.
Vì hắn có làm ký hiệu lên trước đó.
Hôm sau, Lưu Béo bắt gặp hắn ta, liền bắt gã lại đánh một trận.
Rồi tên đó trả lại cho Lưu Béo 250 đồng bạc.
Hắn còn nói là đưa một đồng vàng lúc lấy bao tay còn gì, cũng có nghĩa là đưa Lưu Béo 750 đồng trước đó rồi, tức là giờ chỉ thiếu Lưu Béo 250 đồng bạc.
Thế là trả tiền về nguyên chủ, trả xong hết nợ.
Trước khi trả hắn còn luyên thuyên một hồi vì mình lỡ dại thế này thế nọ.
Lưu Béo khù khờ bị đối phương thuyết phục và lấy lại 250 đồng bạc kia.
Nhưng thực tế, Lưu Béo bị mất một đôi bao tay trị giá 750 đồng bạc.
Còn tên trộm ngoài việc bị đánh ra còn lời được đôi bao tay.
Vấn đề là Lưu Béo không hề nhận thức được cho đến khi Yên Nhược Đan nhảy vào tố giác.
Bắt tên trộm kia phải trả thêm 750 đồng bạc nữa, hoặc trả lại bao tay thì mới thôi.
Tên kia cãi nhau với Yên Nhược Đan nửa ngày trời, cuối cùng bị Đại Cathay tới đánh cho một trận mới chịu nôn ra đôi bao tay, thậm chí còn bị Tí Hai Ngón thó mất túi tiền.
Bởi mới nói, toán học là phải chính xác, chứ không cần nghe hợp lý là xong.
Với những kẻ dốt toán, thì giá trị thiệt hại không phải tính bằng tiền đồng, tiền bạc, mà tính bằng số lượng ma tinh thạch.
Lưu Béo cũng không phải là dạng người dốt toán, hắn khờ khạo trong kỹ năng sống bên ngoài.
Toán học cũng chỉ để đo đạc, phân chia số đo cho vũ khí, nói chung chỉ dừng ở mức căn bản.
Trong ma thuật, toán học còn hơn thế.
Bởi nó rất quan trọng trong việc tính toán số lượng ma lực cần dùng, quỹ đạo tấn công và thời gian hỗ trợ tấn công, phòng thủ.
Bất quá việc áp dụng nó vào trong ma thuật hiện tại rất khó, đến cả đế quốc vẫn còn đang nghiên cứu vận dụng toán học vào trong ma thuật.
Nếu một người giỏi toán học, lại giỏi trong việc thao túng ma thuật, có thể điều chỉnh được lượng ma lực trong chiến đấu theo vài công thức toán học nào đó.
Thì khả năng chiến đấu sẽ được tối ưu hóa một cách tối đa.
Bình thường các Ma Pháp Sư chỉ đánh nhau bằng cảm giác, chỉ ước lượng các chiêu thức có tầm xa bao nhiêu, rồi dùng được bao nhiêu lần này nọ.
Có nhiều lúc lượng ra quá nhiều hoặc quá ít, khiến cho phép đánh ra không đạt hiệu quả như mong đợi.
Ví như với một lượng ma lực là 100 chỉ số, đánh một đòn mất trung bình khoảng 23 27 chỉ số.
Nếu đánh bằng lượng ma lực tối thiểu là 23, thì chiêu sẽ không đủ mạnh.
Đánh với lượng ma lực tối đa là 27 thì số lượng chiêu lại không đủ dùng, vì ta chỉ có thể đánh được ba lần.
Đến lần thứ tư thì không đủ ma lực để đánh.
Để biết được chỉ số ma lực trong cơ thể là bao nhiêu, chúng ta cũng không có một thước đo nào cụ thể.
Nên chỉ có thể phân chia và ước lượng chúng