Không chỉ kiếm chiêu mà chiêu số gì, pháp thuật gì, chỉ cần nó tạo thành hệ thống, chắc chắn sẽ gặp phải một vấn đề.
Đó là, dùng chữ viết để truyền đạt tinh túy sẽ làm người tu hành không hiểu được chính xác.
Cuối cùng còn làm họ nghĩ mình đã hoàn toàn hiểu được pháp thuật nhưng thực tế chỉ thi triển ra được nhiều nhất bảy mươi phần trăm sức mạnh.
Thật ra tính như vậy đã khá dè dặt rồi.
Bởi vì Tô Tiểu Bạch thấy nhiều người lúc nghiên cứu bí tịch nhiều nhất chỉ học được hai phần sức mạnh.
Vì nội dung trong bí tịch đều là những chữ khá tối nghĩa khó hiểu.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Khả năng hiểu chữ nghĩa của mỗi người khác nhau, thiên phú với tu luyện cũng không giống nhau.
Cho nên bọn họ sẽ có cách hiểu về đoạn văn khác với người viết ra bí tịch.
Ví dụ như đoạn văn sau:
“Dùng kiếm phong làm thành một con bướm bay, mỗi lần bắt chước động tác vỗ cánh đồng thời thay đổi hướng của kiếm phong, tốt nhất là với một góc ba mươi độ.”
Câu này rốt cuộc có ý? Lấy kiếm phong so sánh với con bướm bay?
Đây là trạng thái tĩnh hay trạng thái động? Có cần phải dùng kiếm dài không? Cùng với rất nhiều câu hỏi linh tinh khác.
Dù sao, trên kiếm phổ này nói rất mơ hồ không rõ.
Còn về phần vì sao nhất định phải dùng câu mơ hồ không rõ như vậy? Vì sao không viết rõ ràng hơn, hoặc là đính kèm một hình ảnh phụ nào đó? Thật ra đây là có ý đồ khác.
Bởi vì, khi viết quá rõ sẽ đánh mất hiệu quả để người ta tự lĩnh ngộ chỗ tinh túy của chiêu này.
Nhưng mà, đây mới là điểm quan trọng, không thể bỏ gốc lấy ngọn.
Thà làm một trăm người chỉ có một người xem hiểu, còn hơn biểu đạt hết tinh túy lên trên bí tịch.
Ai hiểu được ý tưởng của tác giả mới là người thích hợp nghiên cứu bí tịch này.
Cường giả như Tiểu Bạch đương nhiên có thể làm được.
Thậm chí hắn còn xem hiểu tất cả bí tịch.
Điều này