Sáng sớm ngày hôm sau, hắn ra bãi xe mở cốp sau lôi ra cái hộp đồng sáng bóng mang về nhà. Vừa nhìn thấy cái hộp đồng, mắt bố hắn sáng rực lên cực kỳ phấn khích.
- Đây đúng là của hội Liên Hoa rồi.. đúng rồi.
Ông liên tục lẩm bẩm, trong lúc quan sát kỹ lưỡng cái hộp. Ngay sau đó ông nhấc điện thoại lên gọi cho vài người.
Buổi chiều hắn đi làm về, vừa vào đến cửa thì mẹ hắn đã bảo lên ngay gian thờ, mọi người đang ở đó. Đẩy cánh cửa gỗ bước vào, trong phòng cả đám người đang châu đầu vào nghiên cứu cái hộp đồng.
- Cái hộp này là tìm thấy ở chỗ trận đồ? Thầy Hùng hỏi hắn.
- Dạ, lúc đó con thấy nó nằm lẫn với rất nhiều đổ cổ bị thổi hất lên mép nước. Hắn đáp.
- Làm sao nó có thể ở trong đó được nhỉ? Thầy Giáp lấy tay vê vê chòm râu băn khoăn.
- Chỉ có một khả năng. Hàng trăm năm trước huyệt đất ở trận đồ này đã từng mở ra. Chắc hẳn các cụ đã lựa lúc đó mà để vào. Giáo sư Lê phán đoán.
- Có lẽ nào lại thế? Nếu khi đó huyệt đất mở ra không phải các cụ đã hóa giải luôn trận đồ này rồi, sao còn để đến tận ngày nay? Võ sư Huỳnh nói.
- Theo tôi khi đó có thể thuộc Hạ nguyên âm khí vượng, huyệt này lại là huyệt chí âm nên sức mạnh của nó càng khủng khiếp. Có thể các cụ đã từng thất bại? Thầy Cường tiếp lời Võ sư Huỳnh.
- Dù sao tất cả chỉ là phán đoán của chúng ta. Việc trước mắt bây giờ là tìm cách mở được cái hộp này ra. Bố hắn cắt ngang.
Cả đám gật gù lại tiếp tục châu đầu vào nghiên cứu chiếc hộp đồng. Nắp chiếc hộp được gắn bằng một loại keo đặc biệt không thấm nước. Thân hộp sau khi làm sạch hết vết bẩn bọn họ tìm ra ba chỗ được bịt kín bằng sáp. Dùng cây nến châm lửa hơ vào, sáp hóa lỏng lộ ra ba cái lỗ. Thầy Cường ghé mắt vào nhìn rồi nói:
- Hình như đây là ba lỗ khóa?
- Ba lỗ khóa? Xưa nay Liên hoa chỉ dùng một cái khóa duy nhất sao cái hộp này lại có ba lỗ khóa?
- Hay là gọi thằng thợ khóa đầu phố vào cho nó nhanh nhỉ?
Thầy Giáp nói một câu khiến mọi người trợn cả mắt.
- Ông có lú lẫn không vậy? Thầy Hùng giận quá mắng.
- Thì tôi cứ đề xuất thế cho nó nhanh, chứ giờ mà tìm được ba cái khóa mở ra thì đến mùa quýt à. Hay là tôi mang qua chỗ xưởng tiện của thằng cháu. Nó phăng một cái là xong.
- Cái lão này, lần sau chúng ta họp mặt không cần phải gọi đến nữa. Thầy Hùng giận tím mặt nói.
- Ấy... con thấy thầy Giáp nói cũng có lý, thời xưa làm gì có thợ khóa với công nghệ cắt xẻ như thợ tiện bây giờ, mở ra chỉ có mỗi cách tìm đúng khóa... thầy nhỉ?
Hắn cười hì hì chống chế giúp thầy Giáp.
- Nói bậy! Trong những mật thư để lại của hội Liên hoa có nói rõ, tất cả những hộp này đều có cơ quan. Nếu tìm cách phá ra để lấy thì vật bên trong sẽ tự hủy, người mở cũng bị tổn hại nặng nề. Bố hắn nghiêm giọng cau mày nhìn hắn.
Mọi người xem xét kỹ một lượt cái hộp cũng không phát hiện ra điều gì. Nhất định phải có gợi ý gì chứ nhỉ - hắn thầm nghĩ. Nhân lúc bố hắn với các thầy còn đang châu đầu lại xem xét. Hắn chạy xuống phòng lôi cái kính lúp ra.
- Nhất định phải có manh mối. Có thể rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy. Dù sao thì những tình tiết như thế trên phim cũng hay thấy. Thử một lần cũng không sao.
Cầm cái kính lúp lên gian thờ, hắn nói:
- Bố thử dùng cái này xem, có khi lại tìm ra manh mối gì đó.
Năm người gật gù cầm lấy kính lúp rà soát kỹ từng centimet vuông trên chiếc hộp. Một thời gian ngắn im lặng trôi qua, mấy người ồ lên kinh ngạc:
- Có hình này. Thầy Hùng hớn hở kêu lên.
- Ông tránh ra một bên để tôi xem nào. Cái hình bé tí thế này , đầu ông cứ che vào ai mà nhìn được. Thầy Giáp càu nhàu.
- Những hình này có nghĩa là gì nhỉ? Võ sư Huỳnh thắc mắc.
Dưới mặt kính lúp ba hình khắc mờ mờ hiện lên. Quả thật nếu không dùng kính lúp thì những hình khắc này hòa lẫn cùng hoa văn và các vệt xước trên thân chiếc hộp, rất khó để nhìn ra.
Ba lỗ khóa ở ba mặt của chiếc hộp. Ngay phía trên lỗ khóa ở mặt trước có hình một con rồng bốn chân. Bên dưới lỗ khóa có hình quẻ Cấn. Bên trên lỗ khóa cạnh bên trái hộp có hình hai con cừu với quẻ Ly. Trên dưới lỗ khóa cạnh bên phải hộp có hình con cá sấu với quẻ Càn.
Bọn họ vặn đầu vặn óc suy nghĩ cũng không nhìn ra những ký hiệu này ám chỉ điều gì. Thầy Giáp vân vê chòm râu, ngếch mắt lên nhìn trần nhà miệng lẩm bẩm suy tư:
- Quẻ Cấn phương đông bắc, chủ về núi đá, đá. Biết là cái gì ở Đông bắc. Hay là Hạ Long nhỉ. Con rồng hướng Đông bắc. Chỗ đó thì rặt núi đá.
- Nhưng sao lại có bốn chân?
Thầy Cường dường như không thỏa mãn với phán đoán của thầy Giáp nên cất lời hỏi.
- Ừ nhỉ sao nó lại có bốn chân nhỉ? Thầy Giáp cũng băn khoăn tự hỏi.
- Lại còn con cá sấu này nữa. Việt Nam ta thời xưa cá sấu nhiều nhất ở vùng U Minh lẽ nào lại liên quan đến trong đó. Thầy Hùng càng lúc càng thấy không hiểu.
- Chỗ này có quẻ Càn là kinh thành, trung ương, vua. Vậy thì không thể ở U Minh được. Bố hắn phản bác.
- Hai cái con cừu này trông cũng kỳ lạ. Nước ta thời xưa làm gì có cừu. Võ sư Huỳnh thắc mắc.
Giáo sư Lê trầm ngâm rồi vỗ đùi đánh đét.
- Phải rồi, hai con cừu này tôi đã thấy rồi. Trong chuyến khảo cổ di tích thành Luy Lâu... Chính là nó... Nó trước được đặt ở một phần của Sĩ Nhiếp, sau này một con được chuyển sang chùa Dâu!
- Thành Luy Lâu? Thầy Hùng nhíu mày nghiêng đầu suy nghĩ.
- Nhưng mà quẻ Ly này thì liên quan gì? Rõ ràng thành Luy Lâu ở đồng bằng Sông Hồng. Nếu cứ lấy thành Thăng Long làm tâm thì nó chính