Lại nói Quang Tự hoàng đế mới bốn tuổi, khi vào cung làm hoàng đế, chỉ có một người bảo mẫu hầu hạ.
Mọi việc lớn lao của quốc gia đều do hai bà thái hậu rủ rèm nghe chính sự, gọi là Thuỳ liêm thỉnh chính.
Trong khi đó, bên ngoài dao ngôn đồn đãi om sòm, truyền đi khắp nơi, bảo Quang Tự hoàng đế vốn là con tự sinh của Từ Hi thái hậu, gởi nuôi tại nhà Thuần thân vương.
Câu chuyện tình duyên kỳ thú đó ra sao?
Nguyên Tây thái hậu rất thích một món ăn gọi là Thang ngoạ quả.
Hằng ngày, cứ sáng sớm tinh sương, nội phủ phải đưa ra hai mươi bốn lạng bạc để mua bốn cái Thang ngoạ quả cho thái hậu.
Món ăn này do quán ăn tên "Kim Hoa phạn điếm" cung cấp.
Trong quán này có một tên làm công họ Sử, tuổi trẻ, tính thích chơi bời lang thang.
Sử nghe tên thái giám Lý Liên Anh ca tụng cung phủ đẹp đẽ đâm ra tò mò, mới bảo Anh cho mình theo vào cung dạo chơi một phen.
Anh thấy Sử bảnh bao, lanh lẹ, lấy làm thích, bèn ưng chịu, nên thường đưa Sử vào chơi nơi cung cấm.
Có một hôm, Sử theo Anh vào cung, vừa đi tới cửa Cảnh Hoà môn thì gặp Tây thái hậu.
Bà thấy Sử bèn hỏi là người ở đâu? Sử cũng như Anh, cả hai đều hoảng hồn bạt vía, vội bò rạp xuống mặt đường, rồi Sử tự khai hết về mình cho Tây hậu nghe.
Bà thấy Sử đáng yêu bèn lưu Sử lại trong cung để hầu hạ.
Hồi đó Hàm Phong hoàng đế đã chết, vậy mà hoàng thái hậu bỗng có thai, sinh ngay một đứa bé trai giống Sử như đúc.
Sau khi sinh đẻ, Tây hậu bèn đưa thằng bé tới phủ Thuần thân vương nhờ nuôi hộ, mặt khác, hạ mật lệnh giết chết ngay Sử để bịt miệng.
Từ lúc có con đích thị của mình, Tây thái hậu lúc nào cũng thắc thỏm mong có cơ hội để đưa vào cung.
May thay cho bà, Đồng Trị lăn đùng ra chết! Thực là cơ hội ngàn năm một thuở! Thế là thái hậu đưa thằng bé vào cung lập là Tự hoàng đế tức Quang Tự.
Ý nguyện của Tây thái hậu đến đây đã đạt, luôn luôn giữ ấu đế bên cạnh mình.
Đồng Trị hoàng đế chết đi, Hiếu Triết hoàng hậu tuy được gia phong tôn hiệu là Gia Thuận hoàng hậu, nhưng suốt ngày đêm chịu cảnh cô quạnh lạnh lùng trong thâm cung, chẳng một ai lui tới hỏi han.
Thỉnh thoảng Từ An thái hậu có lại thăm, nhưng hai bên tả hữu, cung nữ thái giám vây quanh để ý dò xét nên cũng chẳng nói được gì.
Người trong cung thấy Hiếu Triết hoàng hậu bị Tày thái hậu ghét, kẻ nào cũng chà đạp thêm đến nỗi về sau, việc ăn uống hằng ngày cũng không đủ nữa.
Hiếu Triết hoàng hậu thấy tình cảnh đó, biết mình bị thái hậu ruồng rẫy, nên đôi ba lần định quyên sinh, nhưng chỉ e ngại liên luỵ tới cha mẹ.
Theo quy luật trong cung nhà Thanh nếu hoàng hậu, cung phi trong cung tự tử thì cha mẹ, họ hàng đều bị tử tội hết.
Do đó khi lên làm hoàng hậu, dù có bị khổ sở tới đâu cũng đành sống cam chịu mà thôi.
Hiếu Triết hoàng hậu, giữa lúc băn khoăn vô vọng đó, bỗng được ông thân sinh là Sủng ỷ thượng thư đưa vào cho một hộp bánh bột lọc.
Ăn xong bà bèn viết bốn chữ "Làm thế nào được?" giấu kín ở dưới hộp bánh rồi cho người đưa ra khỏi cung.
Sủng Y thượng thư nhận được mật thơ của Hiếu Trinh hoàng hậu biết rõ nỗi khó khăn, đau khổ của con mình, bèn viết luôn vào trong tờ giấy nọ một câu: "Minh triết mạc như hoàng hậu" (Minh triết chẳng bằng hoàng hậu ư) rồi lại cho người đưa vào cung.
Hiếu Triết xem xong, giật mình tỉnh ngộ, bèn từ đó lập định chủ ý dứt hẳn ăn uống.
Qua đến ngày thứ tám, thật đáng thương cho một bà hoàng hậu trẻ đẹp, nghiêng thành nghiêng nước, phải chết đói trong thâm cung.
Tin này đưa tới, Từ Hi thái hậu chỉ nói vỏn vẹn có mấy tiếng:
- Tao biết rồi!
Nhưng đối với Đông thái hậu thì vừa được tin dữ, bà vội chạy tới cung hoàng hậu ôm lấy thây ma khóc lóe thê thảm một hồi, rồi đích thân sang cung Từ Hi, bàn tính việc tống táng cho hoàng hậu.
Nể mặt Đông thái hậu, Từ Hi bèn hạ một đạo ý chỉ cho nội vụ phải lo liệu việc tang ma.
Khâm thiên giám chọn ngày an táng, sau đó cho quan tài hoàng hậu theo linh thân của Đồng Trị hoàng đế tới nơi lăng tẩm chôn cất.
Lăng tẩm cô tịch vắng lặng.
Người ta chỉ thấy có minh Lý Hồng Tảo tới nơi đây bò mọp trước mộ hoàng đế và hoàng hậu khóc lóc thê thảm, lòng quặn đau khi nhớ tới tờ mật chiếu được hoàng đế và hoàng hậu lúc sinh tiền đã phó thác cho mình… tiếng khóc ấy, chỉ vài giờ sau là tới tai Tây thái hậu.
Hôm sau một đạo chiếu chỉ đưa xuống tống ngay Lý Hồng Tảo sang điện Hoằng Đức làm chức hành tẩu, nghe lệnh sai bảo.
Thấy động ổ, bọn đại thần Từ Đồng, Ông Đồng, Hoả Quảng, bình nhật vốn bạn tri kỷ của Tảo tự biết nguy rồi, vội vàng dâng sớ xin về vườn tri sĩ.
Nhưng ý chỉ hạ xuống tống khứ mỗi người đi mỗi nơi chờ lệnh sai khiến.
Ngự sử Trân Di lại còn dâng sớ đàn hặc Hàn lâm viện thị giảng Vương Khánh Kỳ, và tổng quản thái giám Trương Đắc Hỷ nói bọn này tâm địa hết sức đê hèn khốn nạn, hùa nhau làm điều gian xảo.
Từ Hi thái hậu xem xong sực nhớ tới bức tranh "Xuân Hoa" (bức tranh vẽ lúc nhà vua đang chơi gái trong phòng kín) tìm thấy ở dưới gối Đồng Trị hoàng đế bèn lập tức hạ dụ cách chức cấp kỳ Vương Khánh Kỳ, còn Trương Đắc Hỷ thì phát vãng lên tận Hắc Long Giang để sung quân.
Ngoài ra còn hai vị trung thần nữa đã từng tranh chấp với hoàng thái hậu về việc lập tự của Đồng Trị hoàng đế.
Nguyên nhân việc này như sau: Trong ý chỉ của thái hậu trước đây có câu "đợi khi Tự hoàng đế có hoàng tử thì đương nhiên vị hoàng tử đó kế vị Đại hành hoàng đế".
Sợ rằng câu nói đó không có bảo đảm, thái hậu sẽ thất tín trong tương lai, bọn đại thần này liền dâng sớ yêu cầu thái hậu đem việc lập tự này lập thành "thiết khoán" (cũng như giấy cam đoan) mà trong số nội các thị độc học sĩ, Quảng An là người quyết hệt nhất.
Tờ sở đó như sau:
"Đại hành hoàng đế (ông vua trước) tuổi còn nhỏ đã đăng vị.
Nhờ được Lưỡng cung thái hậu buông rèm cai trị, khiến mười ba năm qua thiên hạ đại định, thần dân trong toàn quốc mới được hưởng phúc thái bình.
Song le việc lập tự của Đại hành hoàng đế chưa làm, lỡ một mai thuyền rồng rời bến xa chơi thử hỏi kẻ thần dân hưởng ân huệ bổng lộc biết trông vào đâu mà kêu trời gọi đất.
May thay nhờ Lưỡng cung thái hậu giữ yên được chính vị khéo chọn người thừa kế, lấy hoàng thượng làm con nối dõi Văn Tông hiến hoàng đế có hoàng tử thì đương nhiên vị hoàng tử đó kế vị Đại hành hoàng đế.
Ngửa trông thần dân ai cũng đều thấy Lưỡng cung hoàng thái hậu nơi thâm cung lo việc cũng như việc nhà, liệu tính thật xa xôi, coi việc lập con tức như lập cháu.
Nếu đại hành hoàng đế không có hoàng tử tức có dòng dõi của chính ngài, thì vẫn được kế thừa khỏi phải thay thế.
Kế sách nào vẹn toàn đến câu thực cũng chẳng hơn được kế sách do vậy xin sức xuống vương công đại học sĩ, lục bộ cửu khanh tập họp hội nghị để thiết lập và ban bành thiết khoán, coi đó như một mưu hay kế thế".
Từ Hi thái hậu xem xong tờ sớ biết rằng Quảng An không tin mình, bất giác cả giận.
Bà chẳng những không chịu theo An ban lập thiết khoán, trái lại còn truyền chỉ đưa ông ra mổ xẻ một phen cho đã giận.
Lại bộ chủ sự Ngô Khả Độc thấy hoàng thái hậu không chuẩn y tờ sớ của Quảng An, trong lòng rất lấy làm lo ngại, nhất là Đồng Trị hoàng đế lại bị tuyệt tự.
Do đó ông cũng nghĩ nên dâng lên một tờ sớ để đặt ý kiến của mình.
Nhưng ông lại sợ địa vị mình thấp hèn, lời nói chẳng đi đến đâu, thể tất thái hậu chàng chịu nghe tới, bèn dùng thi gián kế, tức là dùng thây ma để khuyên can, xin hoàng thái hậu lập tức hạ chiếu lập tự cho Đồng Trị hoàng đế.
Vào lúc đó linh thân (quan tài) của Đế và Hậu (tức Đồng Trị hoàng đế và Hiếu Triết hoàng hậu) đang được chuyển lên Huệ lăng để an táng.
Độc liền tới gặp trưởng quan của Lại bộ, xin được một công việc trong việc cúng tế, tất nhiên là được theo chân lên chỗ chôn cất.
Đến khi công việc cúng tế xây lăng xong xuôi, Độc quay về kinh, nhưng khi đi qua thành Kế Châu, tạm trú tại miền Tam Nghĩa bên cầu mã Thân Kiều.
Độc bèn viết một tờ di sớ để lại rồi uống thuốc độc tự tử, đúng vào nửa đêm ngày mồng năm tháng ba nhuận năm đó.
Qua ngày hôm sau, trưởng quan Lại bộ được tin này liền sai người tới đem xác Độc đi, một mặt dâng tờ di sớ của Độc lên… Trong tờ sớ Độc tự xưng mình là "Tội thần" (người bầy tôi có tội) lời lẽ hết sức thống thiết, ai cũng phải động lòng.
Từ Hi thái hậu xem xong tờ sớ, bèn giao cho Vương Công đại thần đại học sĩ Lục bộ, Cửu khanh, Hàu chiếm khoa đạo hội đồng nghị sự.
Kết quả của cuộc đại nghị hôm đó bảo là Ngô Khả Độc chẳng hiểu gì về triều đình và gia pháp, khỏi cần đem ra hội nghị.
Thành thử cái chết của Độc là cái chết "độc", cái chết oan, chết mà chẳng được một việc gì.
Nếu gọi là được chỉ có một đạo chỉ dụ nhị tuất cho quan hàm ngũ phẩm mà thôi.
Sau cái chết tỉa Ngô Khả Độc, chẳng thấy một vị quan nào cả gan dâng sớ về chuyện lập tự cho Đồng Trị hoàng đế nữa.
Lại nói Từ Hi thái hậu từ khi lập Quang Tự lên ngai vàng thì tha hồ thao túng quyền hành.
Hằng ngày hai bà thái hậu rủ rèm nghe chính tại triều, nhưng người ta chỉ thấy lời của Từ Hi thái hậu.
Ví thử có một vài lời nào đó của Từ An thì thực ra cũng chẳng được ai nghe.
Hồi này tên thái giám Lý Liên Anh đã được Từ Hi thái hậu sủng ái và tin dùng lắm, được thăng lên chức tổng quản.
Anh vốn tên ma đầu khôn ranh, cố tìm cách khai thác thời cơ.
Anh biết thái hậu thích nghe hát, thế là y bèn đi rủ một số thái giám khác tập tuồng luyện hát rồi qua mặt Đông thái hậu, đóng tuồng ngay trong cung cấm cho Tây thái hậu xem.
Quả nhiên, Tây thái hậu khoái quá! Chỉ tiếc rằng tuồng tích, ca nhạc của bọn thái giám này vốn liếng chẳng có bao, cho nên chỉ hát xướng múa may chưa được mấy hôm đã hết.
Hơn nữa tiếng hát của bọn này đâu phải là thứ tiếng lọt mãi được vào tai của một bà Thái hậu xưa kia đã nổi danh về tiếng hát.
Lý Liên Anh biết, bèn xin thái hậu cho đi gọi hết bọn đào kép nổi tiếng trong kinh thành vào cung, phối hợp cùng nhau để diễn cho bà xem.
Từ Hi thái hậu nghi ngại bảo:
- Chuyện hát xướng ở trong cung, gia pháp của tổ tiên đâu có cho phép.
Lỡ chẳng may Đông thái hậu rõ chuyện, gây thêm nhiều điều phiền phức thì làm sao tiện.
Lý Liên Anh nghe xong nhún vai nói:
- Việc gì mà phải sợ, lão Phật gia chính là tổ tông rồi chứ còn ai nữa.
Toàn thể thiên hạ của Thanh triều bọn tôi đều nhờ một tay lão Phật gia chống đỡ.
Liệt tổ liệt tông ở trên trời kia hẳn cũng phải cảm kích lão Phật gia nữa là khác.
Nay lão Phật gia muốn nghe vài câu hát, một bản tuồng, thử hỏi còn phải sợ ai điều nặng tiếng nhẹ nữa?
Tây thái hậu nghe xong bất giác phì cười, mặt tươi rói, bảo:
- Thằng khỉ! Khéo múa mép lắm! Đã vậy thì bọn mình cho đi đòi ngay một bọn về hát xem sao.
Nhưng chớ có trống la ầm ĩ, kéo dài, diễn vài tuồng, ca vài bản giải buồn là đủ rồi nghe không.
Lý Liên Anh lại tâu:
- Cần gì mà giấu giếm! Tốt hơn bọn ta mời ngay Đông thái hậu, hoàng thượng, cả các vị gia gia lại xem, đem trống lớn mà nện, đem chiêng bự ra mà khua một hôm cho đã thèm.
Lúc đầu Từ Hi thái hậu còn e ngại nhưng tên Anh cứ nịnh mãi, khích mãi, xui mãi cuối cùng bà cũng phải gật đầu liều lĩnh thử xem.
Bọn vương công đại thần và luôn cả Từ An thái hậu thảy đều im lặng chấp nhận hành động vi phạm gia pháp này của Từ Hi.
Bọn đào kép trứ danh kinh thành nào là Trình Trường Canh, nào là Cảo Tam Nhi, nào là Dương Nguyệt Lâu, nào là Du Cúc, đều có mặt đầy đủ.
Chúng kết hợp lại thành một ban mới, trổ hết tài nghệ bình sinh, cố diễn một tối cho lừng danh để lấy lòng thái hậu.
Tuồng hay quá! Khán giả phía dưới im phăng phắc.
Giữa lúc đang diễn một màn tuồng mùi mẫn, tức là màn sư ông Hải Đồ Lê bắt tình mê ly với Phan thị tại núi Thuý Bình, mọi người bỗng thấy Thuần thân vương giơ đôi cánh tay lên trời, quát một tiếng khen "Hay!" chát chúa, đến nỗi khán giả giật bổng người lên chỉ chút xíu nữa là bắn ra khỏi ghế.
Từ Hi thái hậu tuy không nói gì, nhưng cũng quay mặt về phía Ngũ vương gia, liếc qua một lượt.
Thuần thân vương có lẽ không biết điều đó, bởi thế vương ta bất chấp thiên hạ, quát thêm mấy tiếng "Hay! Hay! Hay!" nữa liên tiếp thành một tràng dài.
Cung thân vương ngồi gần đó, thấy chướng quá, vội lẻn tới kéo tay áo của Thuần thân vương mấy cái ra hiệu cảnh cáo, đồng thời ghé tai bảo nhỏ:
- Đây là nơi nội đình.
Suồng sã bừa bãi thế không được đâu!
Thuần thân vương nghe xong, cố ý nói lớn để đáp lời Cung thân vương:
- Đây là nơi cung cấm đó sao? Ấy thế mà tôi cứ tưởng rạp hát chứ! Theo gia pháp của tiên hoàng thì trong cung đâu có được hát tuồng bao giờ? Mà lại là vở tuồng "Thuý Bình sơn" nữa thì quá thể.
Tôi xem tuồng cứ nghĩ mình đang trong rạp hát, thành thử thấy hay cứ khen tràn!
Nói xong, Thuần thân vương vội chạy tới trước mặt Từ Hỉ thái hậu dập đầu tạ tội.
Trong khi đó Từ Hi biết ngay Thuần thân vương có ý chế giễu và đồng thời can gián.
Bà vội vàng truyền lệnh đình diễn vở tuồng nay tức khắc.
Từ sau hôm đó, trong cung tự nhiên có một cái lệ là cứ hễ lúc hoàng thái hậu rỗi rảnh, ắt có lệnh gọi bọn đào kéo rạp hát vào cung hát xướng om xòm.
Trong đám kép hát, Từ Hỉ thái hậu khoái nhất là Xướng Tu Sinh, Trình Tường Canh và Tiểu Hoa Kiểm Cảo Tam.
Một điểm rất đặc biệt là cứ mỗi lần trong cung có đám hát, là y như triệu hết bọn vương gia vào xem.
Thuần thân vương vốn tính ngay chính, đúng mức, tuy thường vào cung hầu cận Tây thái hậu, xem hát, nhưng trong lòng thật chẳng vui thích tí nào.
Có