Trong khi Từ An thái hậu mất tiêu chủ ý thì bọn thân vương đại thần thấy việc càng ngày càng nghiêm trọng, vội rủ nhau nhảy vào dàn xếp cho êm chuyện.
Rốt cuộc, họ chấp nhận ý kiến của Từ Hi thái hậu muốn được cùng Từ An thái hậu quỳ lạy trước bàn thờ ngang hàng nhau.
Cuộc tranh chấp hôm tế lăng tuy qua rồi, nhưng lòng oán giận của Từ Hi thái hậu đâu có qua.
Ở trước lăng tẩm của tổ tiên, đứng trước mặt đủ vương công đại thần mà tát vào mặt bà, bôi nhọ luôn cả cái danh giá tôn nghiêm của bà, thử hỏi làm sao bà cho qua nổi.
Điều tra cho rõ thực hư, Từ Hi thái hậu phong phanh biết có bàn tay của Cung thân vương nhúng vào nội vụ.
Thế là bà lập tâm triệt hạ Vương.
Bà cho gọi Thuần thân vương vào cung bàn tính mọi việc.
Bà cũng không quên đem việc quan trọng và tối mật của mình ra bàn soạn với Lý Liên Anh.
Hồi này Thôi tổng quản đã xin về dưỡng lão.
Trong cung chỉ còn có Anh là người tín cẩn nhất của Từ Hi.
Anh được thái hậu sủng ái, thăng lên tổng quản.
Nhưng Anh vẫn nhớ tới họ Thôi, thỉnh thoảng đem tiền bạc ra giúp Thôi.
Bởi thế Thôi vẫn thường nói với mọi người là Anh có lương tâm, ăn ở thuỷ chung.
Lý Liên Anh ở trong cung quyền hành lớn lắm.
Bọn cung nữ, thái giám đều sợ hắn.
Ngay như bọn vương công đại thần nhiều người cũng e nể, quay ra xu phụng nịnh bợ hắn.
Lý Liên Anh chẳng bảnh bao tuấn tú gì, nhưng được cái khéo léo tài nịnh.
Trong tiếng cười, câu nói của hắn, ai cũng thây ấm áp, nhẹ nhàng.
Đã thế hắn lại còn biết cách ăn mặc lịch sự bay bướm, cử chỉ của hắn duyên dáng, đáng yêu.
Không phải Anh chỉ đem cái tài bách mỹ thiên kiều của mình ra với riêng Tây thái hậu, để lấy lòng một mình bà.
Anh khôn ngoan lắm.
Hắn xuề xoà với tất cả mọi người, cười nói mua vui với tất cả bọn đại thần khiến bọn này ai cũng đối tốt với hắn.
Nghiêm nghị như Cung thân vương kia mà hễ thấy hắn cũng không thể cau có được.
Tây thái hậu thích tranh vẽ lắm, thích cả ảnh chụp nữa.
Thế là Lý Liên Anh chạy ngay ra phố kiếm thợ vào cung chụp hình.
Thái hậu ăn mặc giả làm Quan Âm đại sĩ ngồi trên mui thuyền Bắc Hải.
Bà bảo Lý Liên Anh cải trang thành một vị bồ tát đứng cạnh.
Có khi thái hậu giả làm một bà Tây Vương mẫu còn Anh thì giả làm anh chàng Đông Phương Sóc đang học kiểu trộm đào.
Tây thái hậu lại có khi cải nam trang, giả làm một anh chàng công tử Thái Nguyên trong khi Anh ăn mặc giả làm một Lý Vệ Công.
Cũng chưa hết nữa! Có khi Tây thái hậu cùng Lý Liên Anh cải trang kép hát đóng tuồng, múa may quay cuồng, ca hát om xòm.
Thật không biết bao nhiêu ảnh đã chụp giữa thái hậu và Liên Anh.
Bọn thái giám hầu cận có nhiều anh đánh cắp những ảnh này đem ra ngoài bán lén lấy tiền, có người bắt được những tấm ảnh này đưa vào cung khuyên Thái hậu không nên tái diễn, để giữ uy tín cho bà, nhưng bà đã chẳng nghe mà lại còn thêm quý Liên Anh hơn là khác.
Có khi Tây thái hậu nằm trên giường, gọi Lý Liên Anh nằm dưới đuôi giường để trò chuyện.
Từ Hi thái hậu thân mật với Lý Liên Anh đến nỗi đem cả chuyện nhà kể hết cho hắn nghe.
Bà bảo khi ba con ở nhà với cha mẹ thì chẳng được mẹ yêu.
Sau khí cha mất, gia đình cùng khổ vô cùng.
Nhờ được cái chủ ý xin kén làm tú nữ, nên mới được vào cung và được tiên đế sủng hạnh sinh ra hoàng tử.
Khi sinh được hoàng tử, lúc đó địa vị mới cảm thấy vững.
- Không ngờ vận xui lại đến, - Thái hậu kể tiếp.
- Hàm Phong lúc đó chưa lên ngôi, mà Văn Tông hoàng đế thì bị bệnh hết sức nguy ngập.
Bên ngoài quân ngoại quốc tấn công phá thành đốt cháy rụi vườn Viên Minh.
Bọn ta phải tòng vong theo tiên đế trốn chạy lên Nhiệt Hà để tỵ nạn.
Hồi đó ta tuổi còn trẻ, bệnh tình của Văn Tông lại mười phần nguy kịch, hoàng tử thì quá nhỏ tuổi.
Người cháu của Đông Cung là một thằng khốn mưu đoạt ngôi báu.
Tình thế thực hết sức nguy cấp.
Ta bế hoàng tử đến trước giường tiên đế, hỏi ngài cách giải quyết đại sự thì ngài vì bệnh tình quá trầm trọng mê man không còn biết gì, không nói lên được lời nào.
Ta nói với tiên đế: "Con ngài đây này", lúc đó ngài mới mở choàng mắt nhìn qua thằng bé, bảo ta, "Tự nhiên là nó nối ngôi chứ còn gì".
Nói đoạn ngài băng hà.
Ta, thấy đại sự đã định xong, mới yên lòng.
Không ngờ Mục Tông chỉ mới tuổi mười chín đã chết mất.
Từ đó về sau cảnh ngộ của ta ngày càng tệ, ta đã tưởng rằng sự nghiệp đã tan tành hết.
Đã thế Đông thái hậu lại còn chống đối ta nữa.
Ngay cả hoàng đế, ta còn thấy ngài thân với Đông thái hậu hơn thân với ta, khiến ta buồn bã vô cùng.
Tây thái hậu nói tới đây bất giác thở dài thườn thượt.
Lý Liên Anh đem hết tài ba cố hữu để khuyên giải bà.
Nhờ Liên Anh lúc này bà đã quên được nỗi buồn.
Lại nhớ đến thân thế và gia đình, bà đem kề nốt.
Bà kể rằng, "Khi ta được làm phi tử rồi, ta nhớ nhà, nhớ mẹ quá.
May thay, Văn Tông hoàng đế đặc ân cho ta về nhà "tỉnh thân" ta thăm viếng cha mẹ một lần.
Trước đó, hoàng đế cho An tổng quàn tới chỉ bảo mẹ ta cặn kẽ, ngày nào ta về, giờ nào tới cổng, giờ nào kiến giá, giờ nào tinh thân, giờ nào thay áo, giờ nào mở tiệc giơ nào nghỉ ngơi, giờ nào quay về cung… Tất cả giờ giấc nhất định ấy được chép trên một tấm bảng đưa về trước và niêm yết ngay tại nhà lớn.
Mẹ ta được tin đó, một mặt chuẩn bị yến tiệc rượu mừng để đón giá, một mặt cho đi mời hết tất cả thân thuộc bạn bè tới để hầu yến.
Đúng ngày lên đường về nhà, ta sẽ ngồi trên một chiếc kiệu vàng có bốn mươi tên tiểu thái giám khiêng đi.
Ngoài tụi này ra còn có một bọn cung nhân thái giám cầm quạt trương tán, mang khăn vác bồn (chậu) và nhiều thứ khác nữa đi theo.
Chưa hết, còn hai ngàn tên quân ngự lâm nữa đi thành một hàng dài, tiền hô hậu hét để bảo vệ ta về tận nhà.
Khi về gần đến, ta nhìn thấy cổng nhà treo đèn kết hoa đỏ khé, phía trên cao trùm một cái trướng mạng thiên ngũ sắc, ở dưới đất trải một chiếc nệm vàng dài mãi vào tận đến nhà trong.
Bọn đàn ông trong họ đều ra ngoài phía cổng lớn quỳ đợi để đón giá.
Còn bọn đàn bà thì quỳ đón ở trước cửa nhà trong.
Kiệu tiến chầm chậm vào nội sảnh, ta xuống kiệu và trèo lên ngai ngồi.
Trừ mẹ ta và các vị khách đàn bà trưởng bối ra, tất cả đều phải chia thành từng bọn từng lớp quỳ xuống để bái kiến.
Mẹ ta cùng các vị nữ khách trưởng bối, đều mặc áo trào y, bước vào thỉnh an.
Sau đó đến bọn khách đàn ông cũng lần lượt bước vào thỉnh an.
Xong đâu đấy, ta mới cởi áo đại y, bước vào phòng mẹ ta để làm lễ "tỉnh thân".
Mẹ ta vốn không ưa ta nhưng đã lâu năm không gặp nên bà vẫn xúc cảm, đôi dòng lệ tuôn như mưa.
Ta nhìn thấy nhà cửa lúc này xây cất cũng khá cao rộng anh chị em đều giàu sang, cũng yên tâm lắm.
Một lúc sau mở tiệc rượu mừng.
Bọn nữ quyến đưa ta vào nội sanh, ngồi vào bàn tiệc.
Trên bàn tiệc ta ngồi, chỉ có mỗi một mình mẹ ta ngồi ở phía dưới hầu rượu.
Ta vốn là người thích xem hát.
Cách ta với bên ngoài có một bức rèm, bên ngoài ngồi đầy những nam khách.
Ta sợ họ buồn, mới bảo cuộn rèm lên.
Và cũng nhờ đó ta mới xem được rõ hơn.
Thực là một hôm được xem hát thoả thích.
Khi về tới cung thì trời đã lên đèn.
Tiên đế được tin ta đã về, lóc cóc chạy tới phòng ta hỏi: "Hôm nay nàng về nhà, hai mẹ con gặp mặt nhau, trong lòng có sung sướng không?" Ta đáp, "Gia đình của thần thiếp mong ơn vũ lộ đã nhiều, hôm nay cốt nhục đoàn viên, thực là phi thường sung sướng".
Tiên đế nghe ta nói vậy qua ngày hôm sau liền truyền dụ, triệu mẹ ta vào cung để mẹ con ta gặp nhau lần nữa.
"Lần này tiên đế hiểu lầm ý ta.
Tiên đế cứ tưởng rằng ta ở trong cung nhớ mẹ, nên muốn cho mẹ con ta gặp nhau, chứ tiên đế biết đâu rằng hai mẹ con ta không hợp tính.
Hồi xưa mẹ ta chỉ quý có em gái ta, còn thường chửi ta là đồ tham tiền hám của.
Việc tỉnh thân của ta bất quá chỉ là để bà biết cái oai của ta, cái giàu sang của ta đó thôi, chứ thực không có một chút nào thân tình cất nhục cả.
Bây giờ, hoàng đế lại truyền cho mẹ ta tiến cung tất nhiên ta phải lợi dụng ngay cơ hội để bắc bậc làm cao, khoe mẽ chơi với bà một keo, cho bà biết oai của ta lần nữa chứ!
"Chiều theo quy luật đã định thì mẫu thân của hậu phi vào cung khi gặp con gái thì làm "đại lễ".
Thế nhưng người làm con đâu dám nhận đại lễ ấy.
Do đó khi thấy mẹ mình lạy mình, bà hậu nàng phi nào đó tất nhiên phải lách mình một bên.
Đằng này ta kệ, ta cứ ngất ngưởng ngồi trên ngai son, để mặc cho mẹ ta quỳ lạy.
Thậm chí ta còn cứ để cho bà quỳ mọp dưới đất, không gọi dậy nữa.
Phải đởi một lúc lâu, có mấy đứa cung nữ tới nâng mẹ ta dậy, mới chấm dứt cuộc đại lễ đó.
Nhìn gương mặt mẹ ta thấy có sắc giận.
Nhưng ta giả vờ như không biết mà cũng chẳng nói một câu nào với mẹ ta.
Trong dịp đi này, mẹ ta có ý nói nhờ ta giúp cho ông anh thăng quan tiến chức đấy! Ta biết vậy, nên cứ hễ mẹ ta bắt đầu nói là y như rằng ta chặn họng ngay bằng câu này: "Gia đình ta nay đã đủ lắm rồi.
So với lúc con chưa vào cung khổ cực đến cái độ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì thật là vực trời xa cách.
Theo con thấy thì anh con phúc bạc lắm, làm quan đến thế kể đã là vừa lòng đẹp ý.
Thăng quan cao hơn nữa, e rằng anh ấy không làm được đâu!".
Mẹ ta nghe xong quả không chịu nồi nữa, bà đứng dậy muốn cáo từ về ngay.
Nhưng ta còn lưu lại, truyền lệnh cho cung nữ làm cơm.
Hai mẹ con ngồi ăn với nhau, nhưng bữa cơm nhạt nhẽo buồn tẻ làm sao! Cơm xong, một con cung nữ bưng một cái mâm lớn sơn đen đem lên, trong mâm chất đầy hoa cài đầu.
Ta vốn là người rất thích hoa, thích nhất hoa mẫu đơn hồng lớn đoá.
Ta chọn lấy một bông to bằng cái bát bự để con cung nữ cài vào mái tóc ta.
Sau đó ta chọn thêm một bông cúc vạn thọ đích thân cắm vào mái tóc của mẹ.
Ta vốn biết tính mẹ ta không thích hoa.
Từ sau khi cha ta mất rồi, tuyệt nhiên mẹ ta không bao giờ cài hoa nữa.
Hôm đó ta nổi hứng, đem cắm hết bông này đến bông khác lên đầu bà đến nỗi bao nhiêu hoa trong mâm đều hết sạch.
Trời ơi.
Cả một cái đầu toàn hoa là hoa, nó tùm lum bao nghệu lên như một cái tổ quạ.
Ta cứ mà cười, cười như nắc nẻ.
Ai cũng nghi mẹ ta hẳn cũng vui như ta.
Không đâu! Mẹ ta giận lắm, căm nữa là khác.
Thế là mẹ ta xẵng tiếng thoái thác.
- Chồng chết, tôi chỉ còn là một goá phụ, giắt hoa cài bỗng đâu có phải lẽ.
Nói đoạn mẹ ta quơ tay lên bỏ hết hoa xuống mâm, rồi vội vàng cáo biệt xuất cung, y như một người muốn chạy trốn cho rảnh nợ.
Từ hôm đó về sau, có lệnh tuyên triệu đến ba, bốn lần nhưng mẹ ta đều thoái thác, quyết không chịu vào cung nữa.
Thế là mãi cho đến lúc bà chết, mẹ con ta không bao giờ được gặp mặt nhau.
Đến đây có lẽ ai cũng biết rõ tâm địa của Từ Hi thái hậu.
Đến mẹ đẻ ra mà bà cũng còn oán giận và trả thù nhỏ nhen như thế thì thử hỏi với Từ An, chuyện làm mát mặt bà hôm tế Đông Lăng lam sao bà có thể quên?
Do đâu mà có chuyện tranh chấp danh vị đó? Từ khi Từ An thái hậu thấy quyền lực của Từ Hi thái hậu ngày một lớn dần, cử chỉ thái độ cũng do đó mà kiêu căng ngang tàng quá đỗi, nên bà muốn mượn chuyện danh vị để áp đảo Từ Hi, khiến Từ Hi phải chấm dứt ngay chuyện lộng quyền kia.
Ý định như thế cho nên hôm trước tế Đông Lăng vài ngày Từ An thái hậu đã mật nghị cùng Cung Thân Vương và kế hoạch đã được sắp sẵn xong xuôi.
Đến giờ tế trước lăng, Từ An thái hậu truyện dụ cho Vương công đại thần hội nghị để bàn việc tế lễ của hai bà thái hậu, ai trước ai sau.
Cung Thân Vương đã nhận ý chỉ của Đông cung rồi, liền tâu xin Từ An thái hậu nên hành lễ trước, rồi sau đó là Từ Hi thái hậu.
Ấy chính là chỗ đã gây nên chuyện tranh chấp.
Từ Hi thái hậu không chịu, viện lẽ cả hai người đã cùng ngồi một chiếu giải quyết việc triều chính, chẳng lý gì khi tế yết Đông Lăng lại đem chia ra sau trước.
Bà nhất định Lưỡng cung ngang hàng hành lễ, chứ không thể người trước kẻ sau.
Từ An thái hậu lại có lý lẽ rằng đứng trước triều đình, trước Vương công đại thần thì bà với Tây thái hậu đều là thái hậu.
Không phân biệt ai bé ai lớn ai cao ai thấp, nhưng đứng trước tiên đế, trước Đông Lăng thì nhất nhát phải tuân rõ lớn bé cao thấp, bởi vì nếu không phân biệt như vậy thì tức là khinh thượng tiên đế rồi.
Lúc sinh tiền của Hàm Phong hoàng đế, Tây cung bất quá chỉ là một nàng phi, đến khi được thăng lên thái hậu, thì đó cũng chỉ vào lúc tiên đế đã băng hà, như vậy thì đối với Hàm Phong hoàng đế Tây cung vẫn là một nàng phi như trước.
Bởi thế vị thứ