Năm đó, Bách Lý cô nương năm mươi hai tuổi. Tuy đã về già nhưng vốn người xinh đẹp nên trông nàng như mời ngoài ba mươi. Nàng đẹp nhưng tiếc là đã quá muộn màng.
Bà con lối xóm thấy nàng phòng không chiếc bóng ai cũng đều than thở cho nàng. Nhưng đối với nàng thì từ khi có chú bé tiểu thôn trưởng sớm chiều quấn quýt bên nhau, nàng quên hết mọi nỗi cô tịch lạnh lùng.
Chú bé tiểu thôn trưởng Bố Khố Lý Ang Thuận quả thật là một tay anh hùng bản tính trời sinh nên mới tám, chín tuổi đã biết cưỡi ngựa bắn cung. Nhiều người lớn tuổi trong thôn chi thích ngày ngày theo chàng leo núi trèo đèo, du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh. Bởi thế, chẳng bao lâu chàng đã hiểu biết tất cả địa thế của vùng Tam Tính. Bách Lý cô nương lại còn là một nữ lang anh kiệt, giúp đỡ khá nhiều ý kiến cho chàng. Những lúc nhàn cảnh, nàng cùng với chú bé tiểu thôn trưởng bàn luận sự đời, nàng chỉ dạy cho chàng làm cách nào để chỉnh lý thôn Tam Tính. Chú bé nhất nhất đều nghe theo nàng. Rồi một hôm chàng triệu tập tất cả mười bốn vị niên trưởng có thế lực trong thôn để giao cho họ quản trị mọi việc, trong đó có việc chia thôn Tam Tính ra làm mười bốn xóm mỗi xóm đặt dưới quyền điều khiển của một vị quản trị. Chàng lại chọn bốn trăm tên dân đinh thân hình cao lớn khoẻ mạnh lực lưỡng, biến thành quân ngũ, ngày ngày tập luyện võ nghệ tại võ trường ở đầu thôn, nào cưỡi ngựa bắn cung, múa côn, phóng giáo, tên nào tên nấy đều dũng mãnh vô địch. Chàng còn cho rào bao chung quanh bằng những rào cao quá đầu người, có cổng ra vào. Từ đó về sau không còn có chuyện trộm trâu trộm ngựa hoặc mất bò lạc dê nữa. Chưa hết, chàng còn đặt kế hoạch tuần phòng cắt cử người canh gác tại bốn cổng trước sau tả hữu của thôn để tra xét kẻ gian nên nhờ đó dân làng mới được yên tâm ngon giấc khỏi lo tai biến.
Công đức của chú bé tiểu thôn trưởng đối với thôn Tam Tính quả thật vô lường. Dân làng ai lại dám quên ơn. Tuy nói là công đức của vị tiểu thôn trưởng nhưng thực ra đó là của Bách Lý cô nương mới đúng. Bởi vì tất cả những kế hoạch chỉnh lý thôn Tam Tính đều do Bách Lý cô nương sáng kiến ra cả. Ấy cũng vì vậy nên chàng càng ngày càng kính yêu Bách Lý cô nương.
Bố Khố Lý Ang Thuận có một điều mâu thuẫn kỳ quái, là khi chàng ra ngoài ngồi trên lưng con tuấn mã hiên ngang oai dũng thì thôn dân ai cũng sợ hãi, dốc lòng kính phục, nhưng trái lại lúc trở về nhà, chàng thấy Bách Lý cô nương thì tự nhiên cái thân bảy thước mày râu kia cứ mềm lại như bún, nhũn như con chi chi, không còn một tí nào là anh hùng quắc thước nữa.
Cái thân trai mười bảy tuổi cao lớn thế kia mà lúc nào cũng chỉ có một việc theo hầu Bách Lý cô nương nửa bước chẳng rời. Có khi ngồi tựa bên gối hoặc có khi nằm gọn trong lòng Bách Lý cô nương y như một đứa trẻ nằm trong lòng mẹ, mặc dầu chàng đã mười bảy tuổi, cao lớn có khi còn hơn cả Bách Lý cô nương nữa. Bách Lý cô nương nuôi chàng từ nhỏ cho nên nếp sống thân mật ấy giữa đôi người đã thành một thói quen, không một ai để ý tới điều dị nghị nam nữ nữa. Hai người ngày đêm cười nói bên nhau để giải buồn, khiển hứng.
Nhiều khi chàng sờ đầu vuốt tóc Bách Lý cô nương và đến lúc quá thân thiết chàng đưa tay nâng đôi má Bách Lý cô nương, tiếng gọi "chị, chị" ra chiều quý mến cực độ. Tối đến, chàng ngủ chung một giường với Bách Lý cô nương, cùng đắp chung một chăn, nằm chung một chiếu. Thế nhưng cuộc sống chung đặc biệt này có điều độc đáo là tuy hai người khác giống, một đằng thì nam còn một đằng thì xử nữ, cả hai đều giữ được tuyết sạch giá trong, không có điều gì gọi là xấu xa, đê tiện về phương diện dâm ô cả.
Khi tiểu thôn trưởng Bố Khố Lý Ang Thuận hai mươi tuổi thì thôn Tam Tính người ngày càng đông, binh lực ngày một mạnh, lúa gạo sản xuất ngày một nhiều. Có những buổi rảnh rang, chàng đem theo đám bình sĩ vào trong khu rừng săn bắn mua vui.
Một hôm đi săn bắn, giữa lúc đang lùng kiếm con mồi trong rừng, chàng thấy ngoài ven rừng trên cánh đồng có đến bảy, tám chục con vừa trâu vừa ngựa đang gặm cỏ rải rác đó đây.
Tham tâm bỗng nổi trong lòng, chàng ra lệnh cho đám binh sĩ được tiến ra khỏi rừng, đánh cướp. Bọn binh sĩ được lệnh nhất tề ùa ra bao vây trâu ngựa dồn chúng vào giữa. Đàn trâu ngựa này vốn của đám dân du mục Nga Mạc Huệ. Lúc đó họ đang nghỉ ngơi ở trong lều, được tin có người đánh cướp bắt trâu ngựa, tức thì cầm binh khí xông ra cản trở. Bọn dân binh thôn Tam Tính nào phải kẻ tầm thường, họ đã làm là làm tới đâu có ngán chuyện hiểm nguy. Tức tốc, hai bên dàn trận. Thế rồi dao qua kiếm lại, hai bên chém giết một trận tơi bời đến quỷ khốc thần kinh, thiên sầu địa thảm.
Bọn du mục Nga Mạc Huệ đuối sức, dần dần xem ra khó chống. Họ đành phải bỏ cả đàn trâu ngựa, chạy trốn về hướng bắc. Bố Khố Lý Ang Thuận chưa chịu thôi, còn xuất lĩnh dân binh vượt khỏi đầu non, truy kích, giết thêm mấy tên nữa mới thôi. Đám binh dân dỡ hết lều vải, lượm lặt mọi vật dụng của bọn du mục rồi đón đầu trâu ngựa cướp được về thôn.
Dân làng được tin ra đón tiếp. Họ thấy vị thôn trưởng của mình còn nhỏ tuổi mà đã to gan, nên người nào cũng có vẻ kinh sợ thậm chí còn bò cả xuống đất lạy lục để tỏ lòng cung kính.
Bố Khố Lý Ang Thuận chạy đến trước nhà mình thì xuống ngựa. Bách Lý cô nương đã sớm chờ đón ở trước sân. Chàng đem những lều vải, trâu ngựa cướp được cho nàng xem.
Nàng thấy trong số có một con ngựa ô hết sức khoẻ đẹp, liền bảo chàng:
- Giữ con ngựa này lại, còn bao nhiêu thì đem phân phát cho bọn quản trị và binh lính.
Từ đó chàng quen mui, thường đem bọn binh sĩ đi khắp nơi đánh cướp, ỷ thế người đông sức mạnh, mỗi lần xuất mã là mỗi lần chàng đắc thắng trở về.
Miền Nga Mạc Huệ ở về phía đông núi Tràng Bạch. Mặt trước có một cánh đồng bằng cỏ mọc xum xuê, rải rác các khu rừng nhỏ cây cối xanh tươi. Đây là một nơi rất tốt đối với bọn du mục, bởi vậy họ thường chăn trâu bò lừa ngựa ở đó. Không ngờ thôn trưởng Tam Tính dữ tợn quá đôi nên chẳng có kẻ nào dám đem trâu ngựa tới chăn dắt trên cánh đồng cỏ này nữa. Thảng hoặc có kẻ không biết điều nguy hiểm đó, lâng vảng nơi đây thì đều bị bắt cả người lẫn vật. Từ đó tiếng tăm của Bố Khố Lý Ang Thuận ngày càng lớn. Cả thôn xóm lân cận sợ oai dần dần quy hàng đông đảo. Chàng ước định thổi tù và làm hiệu mỗi khi thôn xóm có biến để cấp cứu. Nhờ vậy mà chưa đầy ba năm chàng đã thu phục được cả thảy là mười ba thôn xóm. Do đó hội đồng quản trị gồm nhiều quản trị viên quyết định triệu tập một cuộc hội nghị cử chàng làm vị "bối lặc". Thế là một hôm người ta thấy mười bốn vị quản trị viên của thôn Tam Tính đi đầu xuất linh một số đông quản trị viên của các thôn xóm lân cận kéo nhau tới quảng trường giữa thôn để mở một cuộc đại hội. Giữa quảng trường, người ta thấy đắp một đài cao. Bố Khố Lý Ang Thuận được rước tới đây và