Lại nói Bách Lý phúc tấn vốn rất quan tâm đến quốc gia đại sự Nàng đứng sau cánh cửa, nghe bối lặc Ang Thuận cùng mọi người bàn tính việc xây thành đắp luỹ bèn vén màn bước ra. Mọi người nhất tề đứng dậy đón chào hết sức cung kính. Bối lặc cũng đứng dậy dắt tay nàng cùng ngồi bên cạnh.
Nàng đợi cử toạ an vị rồi mới hỏi:
- Bối lặc muốn tìm một nơi sơn thuỷ hiểm yếu để đào đắp thành trì phải không? Từ thuở nhỏ tiện thiếp thường được thân phụ nói cách nơi đây ba dặm về hướng tây, xuyên qua khu rừng cây tại đồng cỏ Nga Mạc Huệ có một toà thành gọi Ngạc Đa Lý. Toà thành này vốn do tố tiên của tiện thiếp xưa kia xây nên. Tiền thân của tiện thiếp sau khi bị Minh Thái Tổ đánh đuổi chạy ra miền quan ngoại bèn lui về giữ thành Ngạc Đa Lý. Về sau bị bọn Mông Cổ đánh thành, nào đất, nào giết, tàn phá tan hoang khiến một toà thành đẹp như gấm xinh như vóc mà nay chỉ còn trơ lại mấy viên đá tảng và năm ba vết tường đổ. Tổ tiên của tiện thiếp bị người Mông Cổ tàn sát đành phải ly tán mỗi người một nẻo nhưng khi chúng bỏ đi thì mọi người lại trở về chốn cu, lấy mười bốn thôn Tam Tính này. Nếu bối lặc không có ý muốn mưu đồ đại sự thì thôi, còn trái lại nếu muốn lập nghiệp thì theo ngu kiến của tiện thiếp, bối lặc nên khuyên toàn thôn di cư tới thành Ngạc Đa Lý. Thành này ba mặt là núi, một mặt là sông, địa thế hết sức hiểm yếu. Để đỡ một phần tốn kém công của, bối lặc nên theo cách kiến trúc của người xưa với những nền tảng sẵn có thì tốt nhất.
Khi Bách Lý phúc tấn nói tới đây thì bối lặc Ang Thuận tiếp lời, nói với mọi người:
- Trăm nghe không bằng một thấy. Phúc tấn đã nói như vậy, chi bằng bọn ta kéo nhau tới đó xem có phải hơn không.
Mọi người đồng thanh đáp:
- Đúng đấy!
Tức thì bỏ phòng họp ra đi. Họ nhảy lên lưng ngựa. Đoàn người phóng như bay, xuyên qua khu rừng câu, tới đồng cỏ Nga Mạc Huệ thì thấy di tích của thành xưa. Chân tường chỗ thấp chỗ cao, dựa vào chân núi làm thành một vòng lớn. Bối lặc định thần nhìn kỹ một lúc, bất giác mỉm cười rồi ghé vào tai Phúc tấn thì thầm mấy câu, nghe xong Phúc tấn bỗng nhiên đôi má ửng hồng rồi liếc mắt nguýt bối lặc. Thì ra chỗ chân tường đổ kia chính là nơi mà trước đây hai người đã ngồi nghỉ cho đỡ mệt và sau đó, bằng cái hôn nồng cháy, để bắt đầu một cuộc tình ái thi vị hiếm có trên nhân thế. Cái phiến đá lớn bên cạnh chính là viên đá tảng của thành Ngạc Đa Lý xưa.
Phải chăng hai vợ chồng Bách phúc tấn có cái sứ mạng trùng hưng họ Mãn cho nên trời xui đất khiến mời ngồi trên phiến đá "Tam Sinh Thạch" đó để kết mối lương duyên?
Vợ chồng bối lặc Ang Thuận ngồi trên ngựa, thả tầm mắt ra xa, chỉ thấy một dãy núi non trùng điệp chạy dài từ phía đồng bắc tới, vây quanh lấy ba mặt thành Ngạc Đa Lý, chẳng khác gì cái giao ỷ ôm toà thành vào lòng. Còn một mặt thì sông Đan Giang nước chảy nhanh như ngựa phi từ hướng tây bắc lại. Thực là một vị trí kiên cố, hiểm yếu khiến tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Bối lạc Bố Khố Lý Ang Thuận xem xong cả mừng, một mặt ra bảng triệu tập nhân công, một mặt hội họp các hội đồng quản trị ở trong phủ bối lặc ngày ngày bàn tính việc thiên cư.
Suốt ba năm trường, bối lặc Ang Thuận đem hết tâm lực để lo tính mọi việc, vì nước quên cả nhà, vì công quên cả tư, khiến cả một toà thành Ngạc Đa Lý cũ đã trở thành toà thành mới đồ sộ nguy nga, hùng tráng vào bậc nhất. Trong thành, phố xá nhà cửa san sát, nhất nhất cái gì cũng hoàn bị.
Đến ngày thiên cư, quang cảnh thật là huyên náo. Dân cư mười bốn thôn sửa soạn lên đường, nào gà nào chó, nào ngựa nào trâu, nào đồ ăn thức đựng, nào trai nào gái, nào già nào trẻ, lũ lượt kéo nhau vui vẻ ra đi.
Ở giữa thành, có cất một toà bối lặc phủ, dành riêng cho hai vợ chồng bối lặc và phúc tấn ở.
Thiên cư được một năm thì Bách phúc tấn sinh hạ một đứa con trai. Lúc đó Phúc tấn đã sáu mươi bốn tuổi. Đứa con trai của Phúc tấn vừa khôi ngô lại vừa thông minh. Dân chúng toàn thành ai cũng mừng rỡ. Họ làm lễ cúng thần để cầu phúc cho gia đình phúc tấn!
Sau khi đã ổn định việc xây thành đắp luỹ và thiên cư định dân, bối lặc Bố Khố Lý Ang Thuận nghĩ đến việc mở rộng bờ cõi cho quốc gia ngày một lớn mạnh.
Hồi đó, có bọn dã nhân Hốt Thích Ôn tiến dọc theo bờ Hắc Long Giang, hướng về phía tây nam mà kéo xuống. Chúng rất hung ác, thấy người là giết, thấy vật là cướp. Ngay cả sảnh đường của Nỗ Nhĩ Can nhà Minh cũng bị chúng đốt phá tiêu sạch cả.
Dân cư suốt một giải miền Hải Tây đều phải chạy trốn, mười nhà bỏ không đến chín. Rồi chúng kéo tới chân núi Tràng Bạch.
Bối lặc Ang Thuận được tin tức giận lắm. Ông bèn đích thân đem quân kéo tới mai phục dưới chân núi Tràng Bạch.
Bọn dã nhân Hốt Thích Ôn diễu võ dương oai, hùng hổ kéo qua. Hai bên ác đấu một trận tơi bời đến quỷ khốc thần kinh.
Bọn dã nhân đại bại, phải bỏ cả giáp, quăng cả mu mà chạy trốn. Từ đó chúng không còn dám nhìn ngó gì tới thành Ngạc Đa Lý nữa.
Sau cuộc đại thắng bọn Hốt Thích Ôn, uy thế của thành Ngạc Đa Lý càng ngày càng lớn. Các bộ lạc lân cận kéo nhau về hàng phục mỗi ngày một đông. Bối lặc Ang Thuận nhất nhất đều thu nhận, chỉ bảo họ cách thức tập luyện quân mã, phương pháp bảo vệ thành trì. Trong mười năm công phu, bối lặc đem hết tâm lực để xây dựng quốc gia, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, nhiều khi đến chén trà cũng không kịp uống.
Bách Lý phúc tấn mãi tới tám mươi tám tuổi mới mất. Thế là thành Ngạc Đa Lý mất một vị lão mỹ nhân! Dân chúng trong thành ai cũng khóc than nhỏ lệ.
Bối lặc Ang Thuận sớm tối sầu khổ, nhớ một hồi, khóc một hồi, chẳng khác gì đứa trẻ khóc mẹ, đến nỗi cơm nước cũng chẳng thiết ăn uống nữa. Ông ngày đêm cười khóc bất thường, tinh thần hỗn loạn, dần dần thành bệnh, cuối cùng theo chân vị phúc tấn về Tây phương cực lạc Hội đồng quản trị toàn thành cử người con trai của bối lặc Bố Khố Lý Ang Thuận lên làm bối lặc thành Ngạc Đa Lý.
Vị bối lặc này cũng dốc một lòng cần kiệm liêm chính, yêu dân như con đỏ, lo việc nước hơn việc nhà.
Họ Ái Thân Giác La truyền hết đời này qua đời khác, thế nước cũng ngày một mạnh thêm. Các bối lặc con cháu ai cũng đêu tuân theo di huấn của tổ phụ là bối lặc Ang Thuận huấn luyện quân sĩ dũng mãnh, tinh nhuệ. Họ thường đem binh đi đánh thành này, cướp đất kia. Bởi vậy những thành trì lân cận dần dần đều bị thu phục dưới quyền họ một dải Hải Tây Nữ Chân, Hốt Thích Ôn dã nhân, đều quy về một mối.
Nói đến bọn dã nhân Hốt Thích Ôn thì ai cũng phải sợ cái tính hung hăng táo bạo của bọn chúng. Bọn người này từ khi bỉ bối lặc Ang Thuận đánh ột trận tơi bời thì không dám bén mảng tới biên giới thành Ngạc Đa Lý nữa. Nhưng ngược lại, dân Ngạc Đa Lý cũng đó dám lảng vảng tới đất họ.
Ở về phía tây nam thành Ngạc Đa Lý có một thành tên gọi Cổ Liệt thành, còn một thành nữa gọi Đồ Luân thành. Hai toà thành này đồng đất phì nhiêu, khí hậu lại ấm áp. Người Ngạc Đa Lý đã sớm biết điều đó. Họ chỉ mong tìm cách thôn tỉnh. Đợi đến mùa xuân ấm áp, cỏ dài ngựa béo rồi họ mới kéo tới thành Cổ Liệt để uy bức đầu hàng. Bối lặc thành Ngạc Đa Lý kéo đại đội hùng binh tới. Dân thành Cổ Liệt đứng trong thành thấy binh tướng của đối phương trùng trùng, lớp lớp, giáp trụ sáng loà, đao kiếm giáo mác như rừng chĩa mũi lên trời xa đến hàng dặm, thì hoảng hồn bạt vía, cố lo cách chống đỡ nhưng vô hiệu.
Cổ Liệt thành vốn chỉ là một thành nhỏ, được Minh triều bảo hộ, nay đột nhiên bị quân Ngạc Đa Lý bao vây, dù có muốn cầu viện cũng không kịp nữa. Thành Đồ Luân ở phía tiếp cận Liễu Tây thành có một vị tổng binh của Minh triều trấn thủ.
Bới vậy, muốn cứu Cổ Liệt, chủ tướng Đồ Luân thành vội cho người cáo cấp với Liễu Tây. Tổng binh Liễu Tây được tin lập tức sai đại đội nhân mã lên đường tiếp cứu, nhưng khi tới nơi thì đã trễ; thành Cổ Liệt đã bị quân của Ngạc Đa Lý thu phục trước đó độ mấy tiếng đồng hồ. Quan tổng binh nhà Minh tức bực hết sức, tức tốc phái người tới gặp bối lặc thành Ngạc Đa Lý trách sao dám cướp thuộc địa của thiên triều. Bối lặc thành Ngạc Đa Lý thấy Minh triều can thiệp