Bọn sư hổ mang từ Ngũ Đài sơn tới Hàng Châu càng ngày càng lộng hành.
Hồi đó, tại miền Đường Thế có một vị thân sĩ họ Dương, đã từng giữ chức tổng binh nơi quan ngoại, hiện đang dưỡng bệnh tại nhà.
Ông Dương có một người vợ bé tên gọi Lâm nương vốn xuất thân từ chốn lầu xanh.
Lâm nương mặt mũi xinh đẹp nên Dương tổng binh hết sức cưng quý.
Nàng vốn tin phật, khi nghe đồn Hàng Châu đón cao tăng về thiết lập đạo tràng, bèn ngỏ ý với chồng muốn đi Hàng Châu hành hương… Dương tống binh bằng lòng và nhân tiện cùng đi luôn với nàng.
Không ngờ chỉ được có ba ngày Lâm nương bỗng mất tích.
Kiếm cùng cả mà chẳng thấy đâu, Dương tổng binh quýnh lên chạy đền nha môn quan tướng quân tố cáo.
Vị tướng quân nọ phải mấy tên thân binh đi tìm giúp.
Ngẫu nhiên Dương tổng binh nghe con a hoàn của Lâm nương hót ra, mới biết cô vợ bé của mình bị bọn trọc Ngũ Đài sơn đánh lừa đem đi mất.
Dương tổng binh vốn con nhà võ, nghe được tin đó lập tức đem bọn tuỳ tùng của mình xông vào trong miếu.
Chốn địa huyệt này trang hoàng nào trướng gấm phòng the, nào gối dài chăn lớn, luôn luôn có đèn đuốc sáng choang.
Lâm nương cùng với hơn mười phụ nữ khác đều bị giam giữ ở đây.
Dương tổng binh tìm được vợ rồi, vội lùng bắt bọn sư hổ mang nhưng bọn trọc này thấy động ổ đã cao chạy xa bay từ lúc nào.
Dương tổng binh tức giận lồng lộn như trâu điên, quát tháo rầm lên như sấm.
Ông đem Lâm nương định tới Tô Châu đánh trống thượng cáo, khiến cả bọn quan viên, thân sĩ hốt hoảng xô tới can ngăn, lại còn phải góp nhau lấy một số tiền là mười vạn lạng bạc gọi là "tiền che xấu" để đưa tiễn ông về quê.
Ngoài ra còn ba mươi sáu người đàn bà khác cũng tìm ra được cả.
Bọn quan lại, thân sĩ địa phương phải đưa từng người một về nhà.
Chuyện bê bối trên đã làm cho nơi phật đường trang nghiệm chịu một phen thất điên bát đảo.
Mà ngày tiếp giá đã tới gần.
Chốn đạo tràng tuy phải xây cất toàn mới nhưng cũng có thể chu tất được.
Cái khó nhất là phải tìm đâu ra những vị danh tăng chủ trì giảng đàn bây giờ?
Mãi về sau, lại cũng Hàn Thân Sĩ nghĩ ra được biện pháp cấp cứu ông nói:
- Hàng Châu ta vốn đất văn vật, thiếu gì những tay tài cao học rộng, làu thông kinh điển.
Tại sao bọn ta không mời họ lại thế phát tạm thời, chia nhau chủ trì giảng đàn.
Ý của Hàn Thân Sĩ vừa đưa ra thì bọn hàn sĩ làu thông kinh điển đều kéo tới đáp ứng ngay.
Hàn Thân Sĩ cũng là người hiểu chút ít về pháp môn Đại thừa cũng như Tiểu thừa.
Thế là cả bọn quây lại với nhau làm thử một phen, sau đó chọn mấy tay cừ nhất, không những về văn từ nghĩa lý mà còn cả về lợi khẩu hùng biện, đem thế phát (cắt tóc) trước rồi chia đi các chùa trụ trì.
Trước khi chia tay, cả bọn có mấy điều ước như sau: nếu kẻ nào có thể đối đáp vừa ý Hoàng thượng thì được làm hoà thượng vĩnh viễn và biếu thêm hai vạn lạng bạc.
Nếu kẻ nào không được tiếp ngự giá thì khi Hoàng thượng hồi loan rồi, có quyền tự ý hoàn tục và được thưởng bốn ngàn lạng bạc thù lao.
Trong số hàn sĩ tình nguyện có bốn người uyên thâm kinh điển, biện luận lưu loát: một người họ Trình, một người họ Phương, một người họ Dư và một người nữa họ Cố.
Hàn Thân Sĩ bèn giúp họ đổi tên mới: họ Trình thì đổi là Pháp Khánh, trụ trì tại chùa Chiêu Khánh; họ Phương thì đổi tên là Huệ Lâm trụ trì chùa Tỉnh Tư; họ Dư đổi thành là Thập Đắc, trụ trì tại chùa Thiên Trúc, họ Cố thì đổi tên là Bảo Tướng trụ trì chùa Linh Ân.
Trong số bốn vị này, Pháp Khánh là tay cơ cánh nhất.
Bởi vậy người ta thiết lập đại pháp tràng ngay trước chùa Chiêu Khánh, bố trí bảy bảy bốn chín ngày thuỷ lục đạo tràng.
Cứ tối đến Pháp Khánh đại sư lại lên đàn thuyết pháp.
Đại pháp tràng dựng lên giữa một đám đất bằng, có sàn cao trăm trượng, chung quanh che khắp, nào cờ, nào quạt, nào tán tỉa lọng vàng, giữa có tượng phật uy nghi.
Khi phát khởi đạo tràng thì trống chiêng dậy đất, đèn đuốc rực trời, hương khói nghi ngút, bay mùi thơm đi mấy dặm.
Thiện nam tín nữ qua lại nườm nượp; tiếng nam mô vang thấu tận trời xanh.
Trên giảng đàn còn trang nghiêm hơn, lầu gác kết hoa cao vòi vọi lưng chừng trời.
Giữa toà sen, Pháp Khánh đại sư ngồi ngay ngắn, tay chắp trước ngực, mắt nhắm nghiền, ảnh kim quay bàn trên đài, đèn đuốc sáng trưng, khói hương nghi ngút.
Vị lão tăng nhập định, trông chẳng khác gì tượng phật giát vàng.
Phía dưới đài, ở hai bên đường rải đá, năm ngàn tăng nhân đứng dàn hàng thẳng tắp nghiêm trang.
Trên mặt đất, trải một lớp nệm hoa dầy gần thước để cho mọi người qua lại.
Tứ bề lặng ngắt, không một tiếng động nhỏ.
Thiện nam tín nữ bốn phương tới chiêm bái, muôn đầu nhấp nhô như sóng bể ồ ạt kéo từ ngoài cổng lớn vào, kẻ nào kẻ nấy chắp tay cúi đầu, đứng thẳng im lặng.
Ngoài cổng lớn treo một lá cờ lớn trên có thêu sáu chứ: "Vâng chỉ kiến thiết đạo tràng" thật lớn.
Hai bên có treo "Hạ mãi bài" trên viết: "Văn võ quan viên, quân dân các cấp tới đây đều phải xuống xe xuống ngựa".
Pháp Khánh đại sư tĩnh toạ một ngày trời, đến đêm hôm đó, ông bắt đầu thuyết pháp.
Thật là tiếng to như chuông lớn, lưỡi dẻo như hoa sen, thuyết hay đến nỗi kẻ nào cũng phải gật đầu, người nào cũng muốn quy y.
Pháp Khánh đại sư thuyết pháp như vậy được mười bốn ngày thì Hoàng đế tới.
Bọn quan lại, thân sĩ trình lên ngự lãm danh sách các vị tăng trụ trì các chùa.
Hoàng đế thấy thiết lập đạo tràng quá lớn, trong lòng rất lấy làm mừng.
Thái hậu cũng là người tin phật.
Bà hay kể lại lúc đức Thánh tổ còn sinh thời, ngài có duyên với phật ra sao.
Tây hồ vốn nơi đất phật.
Vậy nên ưu đãi tăng nhân, hoằng dương phật pháp.
Càn Long hoàng đế bèn rước Thái hậu bước vào đạo tràng.
Hoàng đế dặn bảo bà: "Họ đã ở trong đạo tràng thì đều là con cháu nhà phật, phải nhất luận bình đẳng".
Do đó, ngài cho phép nhân dân tha hồ chiêm ngưỡng dung nhan không cần phải lẩn tránh.
Pháp Khánh đại sư ngồi trên giảng đài, thấy ngự giá giáng lâm mà vẫn thản nhiên, coi như không có, vẫn cao giọng thuyết pháp.
Hoàng đế và Thái hậu đem theo toàn thành quan viên đứng phía dưới đài lắng nghe một cách cung kính.
Khi hết bài thuyết, Pháp Khánh đại sư mới bước xuống đài, cung kính đón rước ngự giá.
Hoàng đế cười hỏi:
- Hoà thượng từ phương nào?
Pháp Khánh đáp:
- Tử phương tới tới!
Lúc đó hoàng đế cầm trong tay một chiếc quạt xếp.
Bỗng ngài giơ cao chiếc quạt đập một cái thật mạnh vào đâu Pháp Khánh đại sư.
Bọn quan viên theo hầu hai bên thấy vậy thất kinh biến sắc cho rằng hoàng đế nổi giận, nhưng khi nhìn lại thấy nét mặt của ngài vẫn tươi cười như thường, họ lấy làm lạ.
Bỗng nghe từ trong cổ họng Pháp Khánh một tiếng "canh" ngân dài vang lên, y như lúc người ta đánh vào chiếc khánh.
Tiếng khánh ấy vừa dài vừa vọng mãi đi xa…
Hoàng đế nghe xong, cười lớn bảo:
- Hoà thượng lầm rồi! Khánh của kẻ kia đâu có giống Khánh của hoà thượng? Khánh của hoà thượng cũng không giống Khánh của ta.
Vậy nghĩa lý như thế nào?
Pháp Khánh lớn tiếng đáp:
- Khánh cũng biết giữ Pháp, chẳng phải Pháp, ắt chẳng dám lên tiếng!
Hoàng đế nói:
- Hoà thượng lại sai rồi! Tiếng của hoà thượng chẳng phải là tiếng, Pháp của hoà thượng cũng chẳng phải là Pháp! Không phải Khánh của hoà thượng thì cúng chẳng là Khánh.
Có gì mà dám với không dám? Có gì phải giữ với không giữ? Lại muốn lên tiếng thì cứ lên tiếng, cần gì mà phải giữ.
Pháp Khánh cũng cười đáp:
- Hoà thượng không có cây quạt, cho nên hoà thượng là Khánh.
Hoà thượng là Khánh chứ chẳng phải tiếng Khánh, cho nên hoà thượng là Pháp.
- Hoà đế hiểu lầm rồi.
Cây quạt đập tới tiếng Khánh, nên phát ra.
Hoà thượng viên tịch.
Hoà thượng còn phải giữ cái diệu lý ấy.
Hoàng thượng nói đoạn, ném cây quạt cho Pháp Khánh rồi nói:
- Trẫm cho hoà thượng cây quạt.
Pháp Khánh tiếp lấy cây quạt của hoàng đế rồi đánh vào chiếc đầu trọc của mình liên tiếp, vừa đánh vừa kêu lên những tiếng "canh canh" nặng nhẹ mau chậm tuỳ theo cây quạt, chẳng khác gì lúc đánh chiếc Khánh.
Hoàng đế thấy thế, nhịn không nổi, bật phì cười.
Ngài lại hỏi:
- Hoà thượng đã có quạt mà không giữ Pháp.
Vậy thi hoà thượng lầm hay quạt lầm?
Pháp Khánh đáp:
- Chẳng phải hoà thượng lầm, cũng chẳng phải quạt lầm! Đó là Pháp Khánh lầm, là người cho Pháp Khánh lầm đấy!
Hoàng đế nghiêm mặt nói:
- Chỉ vì quạt lầm nên luỵ