Mặc dù hoạt động thăm dò ‘Thánh Địa Vùi Thây’ đã bị công khai cấm cản từ năm 1940, nhưng vẫn luôn có vài kẻ không sợ chết liều mạng tiến tới. Lý do thứ yếu tất nhiên là vì tiền. Từ giữa đến cuối thế kỷ 20 chiến tranh liên miên, xung đột chưa từng ngừng nghỉ, chính cuộc sống vô cùng tuyệt vọng đã tạo nên những kẻ dám dấn thân vào nơi không có đường về đấy.Giữa năm 1941 khi một Thánh Địa Vùi Thây xuất hiện ở gần biên giới Tây Nam Việt Nam, tất cả đàn ông trưởng thành họ hàng bên nội nhà tôi đã theo một nhóm buôn lậu đến từ Hồng Kông với khoảng 40 thành viên tiến vào bên trong. Bất ngờ ở chỗ họ đã có thể trở ra ngoài, hơn nữa là trở đi trở vào tận ba lần. Mỗi lần số người vơi hơn phân nửa, đến lần cuối cùng chỉ còn bốn người. Em trai út của ông nội tôi là người Việt duy nhất còn sống.Sau đó ông trẻ dùng một phần số tiền kiếm được đưa cả nhà di cư sang Hồng Kông, một phần hỗ trợ phong trào kháng chiến ở quê nhà Việt Nam. Tôi được biết ông trẻ là người rất yêu nước, đến tận lúc chết ông vẫn sắp xếp để lợi tức từ số tài sản ông gửi ngân hàng sẽ được đưa vào Việt Nam đều đặn hàng quý. Nhưng lạ lùng thay khi ông chưa từng một lần nhắc tới chuyện về thăm quê hương.Tháng 3 năm 1951, khi Thánh Địa Vùi Thây lần đầu xuất hiện ở dãy Anpơ, một băng đảng ngầm được vũ trang tận răng đã đến và mời ông tôi làm cố vấn cho chuyến