Tạm thời quay về với hội Liên Việt
Tháng 3 năm 1406, đoàn chiến thuyền của hội Liên Việt cập bến đảo Puerto. Một cuộc chiến không cân sức đã xảy ra giữa đoàn thuyền và những chiến thuyền ... độc mộc của thổ dân. Không một phát đạn được bắn ra, thậm chí đoàn thuyền còn không đụng vào thuyền của thổ dân, chỉ đi ngang qua là sóng dềnh đủ để lật úp những chiếc thuyền độc mộc đó rồi.
- Trung đoàn trưởng, Đô đốc Jame hỏi ngài có cần lửa đạn trợ giúp không? – một người lính thủy đánh bộ chạy lại hỏi
- Cảm ơn thịnh tình của đô đốc, nhưng không cần đâu – trên đầu Gia Bảo xuất hiện một dấu thập tự màu đen. Đùa nhau à, lửa đạn trợ giúp cái gì, khi trên đất liền đến cứt chim cũng chả có. – bảo anh em chuẩn bị đổ bộ
2000 lính thủy đánh bộ bắt đầu leo xuống theo các tấm lưới ở hai bên mạn tàu, ngồi vào các thuyền xà lúp nhỏ rồi chèo vào bờ. Vừa chạm bờ, một đám thổ dân đen nhẻm, tóc xoăn tít thò lò, môi dày như môi cá ngão, quần áo không mặc, tay cầm những cây giáo có mũi giáo làm bằng đá, hay những thứ vũ khí tương tự như rìu đá và cung tên bắn ra những mũi tên bằng đá. Đám thổ dân hô hào ào lên và 2 phút sau... hô hào ào đi, để lại 50 cái xác nằm trong vũng máu...
Đội lính thủy đánh bộ lập tức đuổi theo, đem gần 200 tên thổ dân bắt làm tù binh. Tiếp đó là 10 ngàn lính Liên Việt theo xà lan gắn máy đổ bộ xuống đảo. Với ưu thế về binh lực và hỏa lực, từng làng, từng bộ lạc của thổ dân lần lượt thất thủ, những người thổ dân bị bắt lại lập tức trở thành tiên phong chặt cây, mở đường, dẫn đường cho quân Liên Việt công phá làng mạc hay bộ lạc khác. Cứ thế, đến trung tuần tháng 4, đảo Puerto đã rơi vào tay hội Liên Việt. Dân bản xứ bị bắt vào các trại tập trung rồi được huy động để xây dựng bến cảng, bến tàu, bốc xếp hàng hóa, chặt cây làm đường...
Sang đến khoảng cuối tháng 4, vật tư tiếp viện đã đến đầy đủ, quân Liên Việt chuẩn bị tấn công đảo Luzon, xóa sổ sự ngự trị của vương quốc Lữ Tống, bắt hoàng gia lữ tống và quý tộc gốc Hán trả giá cho sự hỗn láo của chúng
Luc này, tình báo của hoàng gia Lữ Tống cũng đã đưa báo cáo về sự xuất hiện của quân Liên Việt ở đảo Puerto. Vua Lữ Tống là Cao Xiên lập tức triệu tập quần thần thương nghị việc chống giữ. Các quý tộc Lữ Tống cãi nhau mãi mà không đưa ra được kết quả nào. Tể tướng Xương Hoàn, người trước đây đứng ra phản đối việc Lữ Tống tấn công Đại Việt nhìn trò hề trong hoàng cung Lữ Tống mà thở dài không thôi
Cao Xiên đột nhiên nhớ ra vị tướng quốc văn võ toàn tài này, như người chết đuối vớ được cọc, lập tức đập bàn hô lớn
- Dừng lại. Các người là quý tộc mà cãi lộn thế à.
Nói rồi, Cao Xiên lập tức đi xuống dưới sân điện, đứng trước mặt Xương Hoàn mà vái rằng
- Tướng quốc đại nhân, lúc trước là bổn vương bị tiền tài mê tâm hồn, nghe lời hoa ngôn xảo ngữ của đám người Hán mà đẩy vương quốc vào cảnh nước sôi lửa bỏng. Nay địch quân áp cảnh, vương quốc nguy nan sớm tối, chỉ mong tướng quốc đại nhân có thể chủ trì đại cục, cứu quốc dân trong cảnh nguy khốn. Bổn vương xin quỳ lạy ngài!
Nói rồi lập tức quỳ xuống, hướng về phía tể tướng Xương Hoàn mà dập đầu lạy ba cái, khiến Xương hoàn lúng túng chân tay, vội vàng đỡ Cao Xiên dậy, vái lại mà nói rằng
- Bệ hạ đã tin tưởng thần, thần cũng chỉ đành hết sức. Nhưng chỉ lo thế giặc đang mạnh, mà trong nước lại không một lòng.
Cao Xiên lập tức rút lấy thanh kiếm đeo bên người, dùng hai tay kính cẩn dâng cho Xương Hoàn mà nói rằng
- Thanh kiếm này là vật truyền từ đời thái tổ lập quốc, nay ta xin giao nó cho tể tướng đại nhân, tất cả mọi người thấy thanh kiếm này như thấy bổn vương. Trong lúc điều binh chống địch, nếu có kẻ cố ý làm trái, tể tướng đại nhân có quyền tiền trảm hậu tấu.
Là một vị vua, Cao Xiên có thể cúi mình, nhún nhường đến mức này kể cũng đáng khâm phục, nhưng nếu hắn không vì tham chút lợi nhỏ mà dẫn đến tai họa này thì đâu cần phải hạ mình như thế. Âu cũng là tự chuốc lấy vậy.
Xương Hoàn nhận lấy thanh kiếm, một mặt lập tức hạ lệnh chuẩn bị binh bị, đem dân chúng các vùng ven biển lui vào đất liền, củng cố các đồn canh ven sông, một mặt sai người liên lạc với bọn cướp biển Vương Thế Xương, Dương Tư Lực... cầu viện.
---------
Tháng 5 năm 1406, Chu Lệ đích thân dẫn quân Bắc Phạt, đem theo 72 viên đại tướng, trong đó có Trương Phụ, Mộc Thạnh, Tô Định, Liễu Thăng... đám bại tướng ở Đại Việt, đem 70 vạn đại quân tiến về phía Bắc.
Cũng vào tháng 5, quân Nhật vượt sông Thán Xuyên, đánh chiếm Hán Thành, kinh đô của Triều Tiên. Lúc này, tham tán quân sự cấp cao Lý Trung Trực dẫn theo 50 cận vệ xuất hiện ở Hán Thành.
Ở phía Nam, 20 ngàn lính Đại Việt, trong đó có 5000 lính lê dương Nhật bản do Huỳnh Văn Nam dẫn đầu được lệnh tập kết ở Đồ Bàn, chuẩn bị tấn công Chân Lạp. Vua Chân Lạp sợ hãi, chạy sang đầu hàng vua Jiaya của vương quốc Khmer. Vua Jiaya của Khmer lập tức đem 10 vạn bộ binh, 5000 kỵ binh cùng 300 thớt chiến tượng tiến sang Chân Lạp, đóng quân ở sông Kiacak (nay là sông Rạch Gầm) chặn quân Đại Việt.
Ở phía Tây, Phong Linh dẫn theo sư đoàn cận vệ cùng 2 sư đoàn Lê Dương rầm rộ tiến, Thượng Lào đầu hàng Đại Việt, Hạ Lào chống cự 10 ngày cho phải phép rồi cũng đầu hàng. Quân Liên Việt tiếp thu 2 nước rồi đóng quân ở biên giới Miến Điện.
------------
Mặt trận phía Đông
Sau nửa tháng càn quét hải tặc các đảo xung quanh Puerto, quân Liên Việt bắt đầu tiến công Luzon.
Ngày 14-05-1406, trời xanh, biển lặng. Tại một ngọn vọng hải đài bên bờ biển trấn Olay, Saki đang ngồi ngắm trời ngắm biển. Ánh nắng như dát vàng trên mặt biển xanh biêng biếc, từng con chim hải âu chao liệng, ào xuống gắp lấy một con cá rồi lại bay lên, sải cảnh trên bầu