Hội An.
Sau mấy năm phát triển, lúc này Hội An đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế của toàn Đại Việt. Thương cảng Hội An thuyền bè tấp nập. Những con thuyền buôn chở vô số hương liệu, lương thực, khoáng sản... đến Hội An, rồi lại mang theo gương bạc, xà phòng, đồ mỹ nghệ bằng thủy tinh... quay lại Trung Hoa, Nhật Bản...
Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa... tôn giáo cũng bắt đầu phát triển mạnh ở đây. Giáo đường Thiên Chúa giáo đầu tiên mọc lên ở Hội An do mục sư tàu Quang Trung, Roberto Carlos xây dựng, bắt đầu mang đạo Tin lành đến với người dân Việt. Theo thống kê của bộ nội vụ, đến đầu năm 1406, đã có gần 5000 người được rửa tội và trở thành giáo đồ Tin lành.
Tiếp đó là Phật giáo. Phải biết Phật giáo từ lâu đã bám rễ vào đất Đại Việt, từ thời Luy Lâu cổ các tăng lữ từ Ấn độ đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với trung tâm phật giáo Luy lâu, Bắc Ninh. Đến thời kỳ độc lập Lý – Trần, phật giáo càng lúc càng phát triển mạnh mẽ, trở thành 1 trong những tôn giáo chủ yếu ở Đại Việt thời đó. Cuối thời Lý, vua Lý Nghệ Tông bỏ đi tu, nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng để triều đình rơi vào tay nhà Trần, sang đến nhà Trần, vua Trần Nhân Tông lại lập hẳn ra thiền phái Trúc Lâm để tu tập, trở thành 1 trong Trúc Lâm Tam tổ. Đến cuối năm 1404, vua Trần Trùng Quang đã cho xây chùa Tang Hải trong nội thành Hội An để trùng kiến lại dòng thiền Trúc Lâm.
Có hưng tất có suy, đạo Nho cùng những tư tưởng phong kiến cổ hủ của nó bắt đầu suy yếu, ảnh hưởng thu nhỏ dần. Hội Liên Việt không hề cấm đạo nho, nhưng lại mở các lớp tuyên truyền về cổ nho, tức là Nho học căn bản của Khổng Tử, không hề bị bóp méo, biến dạng để phục vụ cho sự trị vì của nhà nước Phong kiến. Tuy thế, nho học vẫn bị suy yếu đi rất nhiều, theo đúng kiểu “vứt bút lông đi dắt bút chì”. Chữ quốc ngữ lên ngôi, dễ học, nhanh học giúp cho dân trí nhanh chóng được mở mang, người ta chọn cái kiểu chữ dễ học ấy thay cho chữ Nho vừa loằng ngoằng lại vừa khó hiểu... Cái buổi giao thời cũng lắm chuyện nực cười, nhiều anh cầm bút lông viết chữ quốc ngữ rồi ca ngợi đó là thư pháp kiểu mới, hơn hẳn chữ hán. Nghĩ cũng ngộ. Cái chữ quốc ngữ đó xuất thân từ tiếng Anh và tiếng La tin, có ai nghĩ dùng bút lông để viết tiếng Anh cho rồng bay phượng múa hay không? Có mà đọc lòi mắt. Thế mà nhiều người lại cho đó là nghệ thuật, mua về trưng trong nhà cho mở mày mở mặt, dù chả hiểu cái chữ đó viết gì.
Cùng với sự suy yếu của đạo Nho là đạo giáo. Các thầy phù thủy, thầy địa lý, thầy bói... bị triệu tập lại, ai có chân tài thực học thì tham gia vào tổ chức “Nghiên cứu văn hóa Phương Đông – Đạo Giáo” thuộc bộ văn hóa, do chính phủ cấp giấy phép hoạt động, còn tất cả những kẻ lừa gạt kiếm miếng ăn đều bị buộc dừng việc truyền bá mê tín dị đoan lại, đưa đi cải tạo rồi về kiếm việc khác để làm. Các hủ tục lạc hậu cũng dần dần bị vận động xóa bỏ, hoặc giảm nhẹ dần... như các lễ hiến tế, các buổi lên đồng... Các phong tục độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được khuyến khích phát triển như tộc đâm trâu, thổi kèn lá, múa khèn...
Theo chân các đoàn thuyền buôn, các tín đồ đạo Hồi cũng bắt đầu đến Hội An, bên cạnh việc buôn bán, họ còn xin được lập thánh đường Hồi giáo, và hội Liên Việt đang xem xét việc này, nếu được phép thì vào khoảng tháng 10, thánh đường Hồi Giáo đầu tiên sẽ được xây dựng trên đất Đại Việt.
Theo bước chân người Chăm, đạo Hindu cũng bắt đầu xuất hiện ở vùng đất của người Việt, nhưng vì tính chất tương đối khắc nghiệt của nó mà đạo Hindu cũng không được thành công cho lắm trong việc truyền giáo và thu thập tín đồ
-------------
- Chào Như! Chúc em một buổi sáng tốt lành! – Một sáng đẹp trời, Mạnh xuất hiện ở cửa nhà Như với một bó hoa hồng đỏ thắm
- Đại nhân, việc này...
Như sửng sốt nói không lên lời, ở thời đại này, một người con trai tặng hoa cho một người con gái thực sự là quá ít rồi.
Mạnh cười nói
- Hôm nay em đi học đúng không? Tiện đường, xin cho phép kẻ hèn này đưa em một đoạn nhé!
Như hiện đang theo học khoa sỹ quan chỉ huy học viện lục quân Hội An, được mở ra vào đầu năm 1406, mục đích là để đào tạo sỹ quan cán bộ lục quân cho quân đội Đại Việt. Tình huống hiện tại của hội Liên Việt là thừa lính, thừa vũ khí, nhưng thiếu chỉ huy. Đã từng là con gái của trại chủ trại Thag, đối với việc chỉ huy quân sự Như cũng biết đôi chút, thế nên nàng chỉ hơi tốn sức một chút là có thể vượt qua được kỳ thi tuyển sinh của học viện.
Mạnh gặp Như và đưa nàng về Hội An vào đầu năm 1405, bố trí cho nàng đi học lớp bổ túc chữ Quốc ngữ và khóa học chính trị, rồi phân cho nàng một căn nhà nhỏ ở phía Tây thành hội An. Hắn cũng không ngại ngùng tuyên bố với hội Liên Việt rằng Như là đối tượng của hắn, trừ khi hắn thất bại nếu không anh em đừng có xí xớn mà ăn đòn... Kết quả là Mạnh bị mấy tên F.A xúm lại oánh hội đồng, đồng thời bị Vy tuyên bố chiến tranh lạnh một thời gian dài. Cuối cùng chả hiểu hắn năn nỉ thế nào, chịu bao nhiêu hiệp ước bất bình đẳng mà Vy cũng đồng ý để Mạnh theo đuổi Như. Nhưng mới chỉ mời Như đi dạo vài lần thì chiến tranh với nhà Minh nổ ra, Mạnh phải gác việc tình cảm sang một bên dẫn đầu quân Đại Việt tiến về phía Bắc chặn đánh quân Minh. Đến khi kết thúc chiến tranh trở về thì Như đã là học viên của học viện lục quân rồi.
Tình cảm của Như đối với Mạnh thì sao nhỉ? Ban đầu chỉ là một chút tò mò về người đàn ông có thể coi là đứng đầu triều đình Đại Việt (Về mặt ngoài là như thế) dưới một người trên vạn người. Những người như thế nếu không gian trá xảo quyệt thì cũng lạnh lùng quyết đoán, uy nghiêm lẫm lẫm. Còn Mạnh thì lại khác. Hắn đối với ai cũng hòa nhã, bình đẳng đối đãi, cho dù là hoàng đế hay là tên ăn mày đều không có khác nhau. Đầu năm vào vụ cấy, Mạnh cùng các quan chức cao cấp cũng xông xuống ruộng làm thử vài đường, kết quả là xiên xẹo, lại bị bùn đất bắn cả lên mặt,